Carl Thayer: Phải chuẩn bị cho những diễn biến tương lai
Giáo sư Carl Thayer của Học viện Quốc phòng Úc đánh giá Việt Nam đã làm tốt trong việc đối phó với giàn khoan nhưng cần chuẩn bị cho những diễn biến bất ngờ trong tương lai.
Ông nói: trước hết đây là tin tốt lành – ít nhất là lúc này. Điều này sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và tạo điều kiện cho Trung Quốc và Việt Nam có thể bắt đầu các đàm phán cấp cao.
Khi Trung Quốc mới triển khai giàn khoan Hải Dương – 981, họ tuyên bố sẽ rút vào ngày 15-8. Có hai lý do cho việc thông báo thời hạn này: rút giàn khoan trước mùa bão và để tránh căng thẳng kéo dài với Việt Nam. Thời điểm rút lui hiện tại có thể là vì cơn bão Rammasun. Dù cơn bão không nhắm thẳng trực tiếp khu vực giàn khoan vận hành, cơn bão mang theo thời tiết xấu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới đoàn tàu hộ tống của phía Trung Quốc. Trung Quốc bản thân cũng muốn tránh rủi ro. Ngoài ra, có khả năng rút sớm nữa là vì Trung Quốc muốn giảm căng thẳng với Việt Nam để giảm bớt các chỉ trích tại diễn đàn khu vực ARF sắp tới.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam là hành động gây tổn hại lớn về mặt chính trị và ngoại giao cho chính Trung Quốc.
Đưa giàn khoan vào Hoàng Sa đã ảnh hưởng đến uy tín của Trung Quốc ra sao?
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam là hành động gây tổn hại lớn về mặt chính trị và ngoại giao cho chính Trung Quốc. Các ngoại trưởng ASEAN đã đưa ra tuyên bố riêng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc. Các nước công nghiệp phát triển G7 cũng đưa ra tuyên bố. Cả Mỹ, Nhật và Úc đều phê phán Trung Quốc vì hành động đơn phương, gây xáo trộn nguyên trạng. Malaysia và Indonesia đều thể hiện sự nghi ngại ngày càng tăng đối với hành vi của Trung Quốc. Việt Nam và Philippines đã thể hiện lòng đoàn kết. Và Việt Nam vẫn duy trì việc xem xét sẽ kiện Trung Quốc.
Cuộc chiến thông tin của Trung Quốc nhằm biện hộ cho hành vi của mình không được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Nhưng mặt khác, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tiếp tục tăng được ảnh hưởng trong nước với cái cớ là bảo vệ “chủ quyền không thể tranh cãi.”
Chúng ta học được gì từ cuộc khủng hoảng giàn khoan lần này?
Cuộc khủng hoảng cho thấy Trung Quốc đã có chiến lược rất tinh vi, bằng việc sử dụng các giàn khoan dầu mỏ, các tàu chấp pháp mang mác dân sự, tàu chiến và máy bay để áp đặt các tuyên bố chủ quyền của mình. Trung Quốc sẽ không từ bỏ chiến lược này trong tương lai. Việt Nam phải chuẩn bị để đối phó với những chiến lược tương tự.
Video đang HOT
Việt Nam đã hành động đúng khi không leo thang đáp trả các gây hấn từ phía Trung Quốc. Việt Nam đã đúng khi giữ tàu chiến hải quân ở đất liền, tránh không đụng độ tại khu vực giàn khoan dầu mỏ. Dù lực lượng cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã làm công việc rất tốt để phản đối hành động của Trung Quốc, một điều rõ ràng là cả hai lực lượng này cần được hiện đại hóa và mở rộng trong những năm tới.
Quốc hội Việt Nam cũng đã phê chuẩn ngân sách (cho việc mở rộng) nhưng cần có một chương trình dài hạn được lên kế hoạch nữa. Việt Nam cần tàu lớn và tải trọng lớn hơn để đối phó với Trung Quốc. Việt Nam cũng cần hệ thống giám sát trên không tốt hơn nữa.
Với Việt Nam, bài học chính yếu là dù quan hệ với Trung Quốc có tốt tới đâu, Việt Nam cũng luôn phải chuẩn bị cho những trở mặt bất ngờ kiểu này. Việt Nam có thể hài lòng trong việc cung cấp thông tin cho cộng đồng thế giới nhưng cũng cần nhìn lại toàn bộ chiến dịch thông tin để rút kinh nghiệm và làm tốt hơn, hiệu quả hơn trong trường hợp Trung Quốc gây hấn lần nữa với kiểu giàn khoan này.
Giới học giả và chuyên gia Việt Nam cần được huy động để đối phó chiến dịch tuyên truyền của giới học thuật Trung quốc. Lần này Việt Nam phản kháng rất tốt. Nên thiết lập một mạng lưới để có thể phản ứng ngay tức khắc với các tuyên truyền của Trung Quốc. Việt Nam nên nghiên cứu về các kênh truyền thông hay trang mạng lớn nào có thể tiếp cận (khi cần) trong tương lai.
Các lực lượng trên biển của Việt Nam cũng cần tăng cường sự cảnh giác để có thể biết trước các hành vi tương lai của Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải có sự hợp tác với các cường quốc hải dương khác và phải theo dõi chặt tất cả các giàn khoan của Trung Quốc cũng như bất cứ các hoạt động bất thường nào ở các cảng biển gần Biển Đông ví dụ cảng Sanya ở đảo Hải Nam hay đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa.
Việt Nam đồng thời phải tăng hơn nữa các nỗ lực theo dõi đường biên ở các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình.
Ý kiến của các chuyên gia quốc tế
Tiến sĩ Ian Storey của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore) đánh giá việc rút giàn khoan có thể là do cả “yếu tố thời tiết và nguyên nhân chính trị”:
Biển động do bắt đầu mùa gió Tây Nam là một trong những nguyên nhân. Quan trọng hơn nữa là Trung Quốc thực tế đã đạt được mục tiêu của mình: gửi thông điệp rõ ràng tới Việt Nam và các nước tranh chấp Biển Đông: họ quyết thực hiện các tuyên bố lãnh thổ và tài phán trong đường chín đoạn, kể cả cái gọi là “quyền lịch sử” đối với các nguồn lợi trên biển như dầu khí, đánh cá trong đường chín đoạn và sẽ đáp trả mạnh nếu bị thách thức.
Bằng việc triển khai giàn khoan, “Trung Quốc đặt ra hai câu hỏi cho chính Việt Nam: kể cả khi có hợp tác gần gũi hơn với Mỹ, liệu anh có thật sụ nghĩ rằng Washington sẵn lòng giúp bảo vệ anh? Hay giải pháp tốt hơn là đàm phán trực tiếp với chúng tôi.
Cuộc khủng hoảng tạm thời qua vào lúc này và may mắn là nó không dẫn tới xung đột quân sự giữa hai bên. Nhưng các giàn khoan rồi sẽ quay trở lại, hoặc năm nay hoặc là năm tới, và điều này sẽ lại dẫn tới căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh. Trong lúc này, giới lãnh đạo Việt Nam nên xem xét lại chính sách đối với người láng giềng phương Bắc của mình và xem cách nào để đương đầu tốt nhất với một Trung Quốc mạnh hơn, tự tin hơn và ngày càng gây hấn hơn.
Bonnie Glaser, Giám đốc chương trình nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu CSIS tại Washington DC:
Trung Quốc có thể đợi cho đến thời hạn 15-8 rồi rút nhưng giờ họ rút sớm trước một tháng. Phía Trung Quốc rõ ràng bất ngờ bởi phản ứng quyết liệt của phía Việt Nam.
Các nước giờ nên quay sang thảo luận các khía cạnh thật sự của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) và triển khai sớm các biện pháp đã thỏa thuận nhằm giảm thiểu rủi ro và xung đột. Sau cuộc khủng hoảng này, Việt Nam rõ ràng cần phải xây dựng lực lượng tàu thực thi pháp luật và tàu đánh cá mạnh hơn.
Theo Thời Báo Kinh Tế
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc
Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer.
Giáo sư Carl Thayer (phải) phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo sáng nay 20.6 - Ảnh: An Điền
Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã có bài tham luận mở màn hội thảo quốc tế chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử" do Đại học Đà Nẵng và Đại học Phạm Văn Đồng phối hợp tổ chức, khai mạc sáng nay 20.6 tại Đà Nẵng.
Theo Giáo sư Thayer, với việc Trung Quốc gửi "bản tuyên cáo lập trường" lên Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon vào ngày 9.6 về giàn khoan Hải Dương-981, vốn đang hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam, các nước trên thế giới bày tỏ quan ngại về căng thẳng leo thang xung quanh giàn khoan này, cần kêu gọi Hội đồng Bảo an LHQ đem vấn đề này ra bàn bạc nghiêm túc và thấu đáo.
Trong "bản tuyên cáo lập trường" nói trên, Trung Quốc ngang nhiên khẳng định rằng hoạt động khoan dầu của giàn khoan Hải Dương-981 "là một phần trong quy trình thăm dò và khai thác giếng dầu thường xuyên bên trong vùng chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc". Trung Quốc còn vu cáo Việt Nam can thiệp "trái phép" hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 bằng cách điều động tàu có vũ trang và cho tàu đâm vào tàu Trung Quốc.
Giáo sư Thayer nhận định: "Mỹ và Úc nên thúc đẩy Hội đồng Bảo an tổ chức tranh luận về vấn đề này. Nhật và các quốc gia hàng hải khác có quyền lợi liên quan đến biển Đông cũng nên tham dự. Trung Quốc không nên được phép theo đuổi cuộc chiến thông tin để đạt được cả hai mục tiêu: tuyên truyền quan điểm của mình lên LHQ thông qua "bản tuyên cáo" lập trường nhưng cùng lúc lại từ chối tham dự một phiên tòa LHQ".
Chính phủ Philippines đã chính thức đệ trình hồ sơ luận cứ dài khoảng 4.000 trang, trong đó có các luận chứng cáo buộc tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" phi lý của Trung Quốc ở biển Đông, lên Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) vào ngày 30.3.2014. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA, trụ sở tại The Hague, Hà Lan) là cơ quan cuối cùng thụ lý vụ kiện này.
Trong thông cáo ngày 3.6, PCA cho biết vào ngày 21.5, Trung Quốc một lần nữa "không công nhận phiên tòa do Philippines theo đuổi và sẽ không tham dự bất kỳ phiên xử nào". Tuy vậy, PCA vẫn ra thời hạn cho Bắc Kinh đến ngày 15.12.2014 phải phúc đáp bằng văn bản về vấn đề trên để đảm bảo công bằng cho hai bên.
Theo Giáo sư Thayer, nếu Trung Quốc từ chối có một phiên tranh luận về giàn khoan Hải Dương-981 thì chính nước này sẽ tự hủy hoại nỗ lực dùng LHQ cho mục đích tuyên truyền của mình. Hoặc cũng rất có khả năng Bắc Kinh sẽ dùng tư cách Ủy viên thường trực tại Hội đồng Bảo an để phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào lên án hành vi của mình tại biển Đông. "Thế nhưng, cho dù có như vậy thì ít ra các cuộc tranh luận về tính nghiêm trọng của việc hạ đặt giàn khoan cũng đã được tiếp tục. Và từ đó, cộng đồng quốc tế có quyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan".
Giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam
- Ảnh: News.cn
Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6 thông báo sẽ đưa giàn khoan thứ 2 ra biển Đông. Theo đó, từ ngày 18 - 20.6, giàn khoan Nam Hải số 9 sẽ được tàu lai dắt kéo từ tọa độ 17 độ 38 phút vĩ bắc, 110 độ 12,3 phút kinh đông tới vị trí có tọa độ 17 độ 14,6 phút vĩ bắc, 109 độ 31 phút kinh đông trên biển Đông. Theo ước tính, giàn khoan này sẽ neo ở vị trí cách Đà Nẵng khoảng 100 hải lý về phía đông bắc, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 60 hải lý về phía nam.
Trả lời Thanh Niên Online, các chuyên gia cho rằng với việc công bố động thái trên ngay trong thời điểm Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đến Việt Nam, Trung Quốc một lần nữa cho thấy nước này chỉ "làm những gì mình muốn" để khẳng định cái gọi là chủ quyền trên biển Đông.
"Một bước leo thang mới" Phát biểu tại lễ Khai mạc Hội thảo quốc tế với chủ đề "Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử", PGS.TS Phạm Đăng Phước, Hiệu trưởng trường Đại học Phạm Văn Đồng cho biết hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình biển Đông hết sức phức tạp sau khi Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, nhằm hiện thực hóa yêu sách phi lý "đường lưỡi bò". PGS.TS Phạm Đăng Phước nhấn mạnh, hành động này của Trung Quốc là một bước leo thang mới vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật Biển năm 1982, làm thay đổi nguyên trạng ở biển Đông, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông. Tham dự hội thảo có gần 100 đại biểu là các học giả quốc tế, Việt kiều, các chuyên gia nghiên cứu đầu ngành thuộc các trường đại học, viện nghiên cứu đến từ Mỹ, Nga, Pháp, Bỉ, Canada, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines... và đại diện một số bộ, ban, ngành và địa phương trong nước. Sau lễ khai mạc, các đại biểu bước vào các phiên thảo luận kín. Hội thảo diễn ra trong 2 ngày 20 và 21.6.
Theo TNO
Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất về ngoại giao Ngày 17-5, tờ "The Sydney Morning Herald" của Australia đã đăng tải bài viết với tiêu đề "Động thái hàng hải của Bắc Kinh làm leo thang căng thẳng khu vực", trong đó nhận định Bắc Kinh biết rõ việc hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương - 981 là "hành động khiêu khích". Giáo sư Carl Thayer Theo tờ báo, Trung Quốc...