Captain Marvel lạc quẻ so với dàn siêu anh hùng của Vũ trụ điện ảnh Marvel?
Với những bước đi chậm, chắc, có suy tính cẩn thận, Marvel luôn tạo niềm tin cho người hâm mộ về hướng đi lâu dài trong tương lai cũng như cách xây dựng nhân vật, câu chuyện, gửi gắm thông điệp của mình.
Được xem là mảnh ghép không thể thiếu trước khi phần bốn của Avengers ra rạp, Captain Marvel giới thiệu nhân vật siêu anh hùng có sức mạnh bậc nhất Carol Danvers ( Brie Larson đảm nhận) với mốc thời gian lùi về tận những năm 90. Không chỉ là chìa khóa quan trọng cộng hưởng với dư âm từ Avengers: Infinity War để tạo bước đệm cho Avengers: Endgame, nhân vật nữ chính đầu tiên của Vũ trụ điện ảnh Marvel còn chịu nhiều áp lực vì thành công vang dội của Wonder Woman nhà DC và dự án phim vừa nhận được nhiều đánh giá tích cực của “nhà hàng xóm” Aquaman.
Captain Marvel lạc quẻ so với dàn siêu anh hùng của Vũ trụ điện ảnh Marvel
Chuyện phim Captain Marvel theo chân Carol Danvers, một chiến binh của tộc Kree được biết đến với cái tên Vers, vô tình “hạ cánh” xuống Trái Đất trong một lần chiến đấu với chủng tộc ngoài hành tinh có khả năng thay đổi hình dạng Skrull. Gặp gỡ Nick Fury ( Samuel L. Jackson), Carol Danvers cùng người cộng sự bất đắc dĩ tại Trái Đất săn lùng đám Skrull, song cũng từ đây, chiến binh Vers của tộc Kree dần phát hiện ra những bí ẩn về quá khứ và thân phận mình, cũng như xâu chuỗi lại những mảnh ghép kí ức rời rạc đang không ngừng ám ảnh cô từng ngày.
“Cô ấy quá phù hợp cho vai diễn này, bởi vì Brie Larson có thể mạnh mẽ và yếu đuối cùng lúc” là lời nhận xét của nam đồng nghiệp dành cho chủ nhân giải Oscar 2016. Ngay từ những thước phim đầu tiên, Carol Danvers đã cho thấy chân dung mới mẻ hơn hẳn những siêu anh hùng nhà Marvel trước đó khi có “năng lực cảm xúc”. Trong hơn 2 tiếng ngắn ngủi, Brie Larson mang đến chuyến phiêu lưu đích thực dành cho người xem, cũng chính là chuyến phiêu lưu của cảm xúc chính mình: khi thì bất lực, yếu đuối, khi thì lạnh lùng, tinh quái, lúc lại hừng hực khí thế, sử dụng chính những đau buồn, tổn thương biến thành sức mạnh không thể cản phá.
Song song với đó, tác phẩm mới nhất của nhà Marvel cũng còn nhiều điều khiến khán giả tiếc nuối. Bộ phim gần như chưa thể đẩy cảm xúc người xem đến trạng thái phấn khích hay ngỡ ngàng, bất kể phần hình ảnh và kỹ xảo hoành tráng từ trước đến nay vẫn luôn được xem là điểm mạnh nhà Marvel. Sau phần mở đầu khá dàn trải, Captain Marvel đặt ra những câu hỏi chồng chéo như phủ lớp sương mỏng lên toàn phim, song cách giải thích, gỡ rối đơn điệu, thiếu yếu tố bất ngờ đã đem đến một kết thúc dễ đoán, nhạt nhòa và có phần lửng lơ.
Bên cạnh đó, phần hành động của bộ phim riêng về nữ siêu anh hùng mạnh nhất Vũ trụ điện ảnh Marvel cũng không được đánh giá cao. Không gây ấn tượng với những cảnh cận chiến, Captain Marvel khá lạm dụng kỹ xảo, biến những trường đoạn đánh nhau trở nên thiếu sự chân thực, quyết liệt. Cùng với đó, sức mạnh vượt trội của Carol Danvers cũng khiến màn thể hiện của các nhân vật phản diện thêm nhạt nhòa, vô tình làm giảm đi tính kịch tính, gay cấn của tác phẩm.
“Captain Marvel” và những nỗ lực truyền tải thông điệp
Trong những thước phim đầu tiên, Captain Marvel đã khiến người xem xúc động với các hình ảnh, cảnh quay tri ân người cha già của Vũ trụ Marvel – Stan Lee. Song song với đó, bộ phim thứ 21 nhà Marvel được xem là hơn 2 tiếng trao toàn quyền năng, sức mạnh cho phụ nữ – những người thường bị coi là phái yếu – thông qua hình ảnh nữ siêu anh hùng có sức mạnh vượt trội hơn tất cả các siêu anh hùng từng xuất hiện, cũng là người nắm giữ chìa khóa cho cuộc chiến cuối cùng trong Avengers: Endgame.
Video đang HOT
Tinh thần nữ quyền mạnh mẽ của Captain Marvel được hiện hữu trong từng câu chuyện, từng nhân vật, từ hình ảnh Carol Danvers yếu đuối với đam mê cháy bỏng trở thành phi công, nữ chiến binh sở hữu sức mạnh tiềm tàng nguy hiểm Vers của tộc Kree, cho đến câu chuyện về người bạn thân tại Trái Đất của Carol – Maria Rambeau (Lashana Lynch), nữ tiến sỹ tộc Kree và đặc biệt là con gái Maria Rambeau – cô bé đại diện cho thế hệ phụ nữ tương lai kiên cường, bản lĩnh.
Nhà phê bình phim David Ehrlich nhận xét: “Phụ nữ thường được xem là không có khả năng lãnh đạo vì quá cảm xúc, song chuyến phiêu lưu của Vers đã khẳng định một điều trái ngược, chính cảm xúc đã trở thành siêu năng lực độc nhất của Captain Marvel, thậm chí, chúng biến thương đau thành sức mạnh bùng nổ, đó là một ý tưởng hay đứng đằng sau toàn bộ câu chuyện trong Captain Marvel”. Và không chỉ Carol Danvers, hành động theo cảm tính và bản năng còn là câu chuyện của cả người phụ nữ Carol Danvers tôn trọng nhất, cũng như người bạn thân Maria Rambeau. Ở cả ba nhân vật này, chính cảm xúc đã dẫn dắt họ đến những quyết định đúng đắn.
Sau nhân vật phản diện Thanos trong Avengers: Infinity War, nhân vật phản diện ở Captain Marvel cũng cho thấy tham vọng muốn xây dựng phe đối lập nhiều chiều sâu của những người cầm trịch nhà Marvel, khiến khán giả có thể hiểu, cảm thông, đồng thời tạo tính đa chiều cho câu chuyện. Lần này, ở một chiến tuyến khác, chủng tộc ngoài hành tinh có khả năng thay đổi hình dạng Skrull cũng có những mong muốn và nỗi niềm riêng, thậm chí là ước muốn nhỏ nhoi tìm một ngôi nhà để trở về với gia đình…
Thiếu bất ngờ và đột phá, “Captain Marvel” vẫn là mảnh ghép không thể thiếu của Vũ trụ Marvel
Ngược dòng thời gian về thập niên 90, Captain Marvel trả lời những câu hỏi thường trực trong lòng người hâm mộ về gốc rễ của biệt đội Avengers như: Captain Marvel và Nick Fury đã gặp nhau ra sao, nguyên nhân khiến Nick Fury chỉ còn một mắt, Ronan và Korath thế nào trước những sự kiện trong Guardians Of The Galaxy, đồng thời gợi mở về các sự kiện xảy ra sau Avengers: Infinity War: Captain Marvel có nhận được tín hiệu của Nick Fury qua máy nhắn tin, cô sẽ đóng vai trò gì trong việc giải cứu thế giới sau “cú búng tay Thanos”?
Captain Marvel được cho là bộ phim không có nhiều đột phá, thậm chí không để lại trường đoạn hành động ấn tượng nào xuyên suốt cả phim. Song bù lại, tác phẩm mới nhất nhà Marvel đã phần nào lấp đầy những khoảng trống thời gian giữa các sự kiện trong Vũ trụ Marvel, giải đáp những câu hỏi về nguồn gốc, cái tên biệt đội Avengers, đồng thời trở thành bước đệm hoàn hảo cho cuộc chiến đáng mong chờ bậc nhất năm 2019 Avengers: Endgame.
Mặt khác, sức mạnh vượt trội của Captain Marvel trong bộ phim riêng của mình cũng khiến giới mộ điệu không khỏi lo ngại, cho rằng nữ siêu anh hùng với khả năng phi thường có thể “chiếm trọn spotlight” của dàn diễn viên cũ ở Avengers 4. Ngược lại, nhiều khán giả tin rằng nhà Marvel luôn có tư duy điện ảnh mới lạ, sáng suốt và khó đoán đến mức thậm chí Captain Marvel cũng có thể trở nên “mờ nhạt”, “vô dụng” như Vision, Black Panther trong Avengers 3.
Được đánh giá vượt trội hơn “người hàng xóm” DC sau Avengers 3, song nhà Marvel lại gây tranh cãi với bộ phim riêng về nữ siêu anh hùng có sức mạnh bậc nhất khi đặt lên bàn cân với Wonder Woman, Aquaman. Thế nhưng, với những bước đi chậm, chắc, có suy tính cẩn thận, Marvel luôn tạo niềm tin cho người hâm mộ về hướng đi lâu dài trong tương lai cũng như cách xây dựng nhân vật, câu chuyện, gửi gắm thông điệp của mình.
Theo saostar
Captain Marvel và Wonder Women ai mới là người đại diện xứng đáng cho nữ quyền?
Dù được định hướng là siêu anh hùng truyền cảm hứng tới chị em phụ nữ, Captain Marvel lại thất bại trong việc truyền tải thông điệp nữ quyền của mình.
Thành công bất ngờ của Wonder Woman cách đây 2 năm đã mở đường cho phái nữ dần lên ngôi trong thế giới siêu anh hùng - vốn được coi là thánh địa của đàn ông. Không chịu thua trước DC, nhà Marvel mới đây cũng đã trình làng bom tấn Captain Marvel ( Đại Úy Marvel) thể hiện bước ngoặt của hãng trong việc đưa phụ nữ lên làm trung tâm câu chuyện chứ không còn là những nhân vật phụ. Thế nhưng, trái với kỳ vọng của nhiều fan hâm mộ về một nữ siêu anh hùng mạnh mẽ và đầy cảm hứng như Wonder Woman. Nhân vật Carol Danvers (Brie Larson) của lại đưa đến nhiều thông điệp nữ quyền sai lệch và có phần áp đặt.
Captain Marvel - nữ quyền bằng cách ganh đua với đàn ông
Đúng là nữ giới từ xa xưa luôn bị gắn cho hình ảnh chân yếu tay mềm, không làm được gì nên hồn. Ngay ở thời hiện đại, họ cũng mặc định với vai trò ở nhà chăm con, không được tham gia quá nhiều vào các lĩnh vực quan trọng hay thăng tiến trong sự nghiệp. Ngay trong lĩnh vực điện ảnh, phái yếu thường xuyên là những vai phụ chỉ biết la hét chờ đàn ông đến cứu. Thống kê số lời thoại hoặc nhân vật trong phim đều chỉ ra nam giới chiếm đa số.
"Captain Marvel" biến nữ quyền thành cuộc ganh đua.
Đúng là nữ giới cần phải có tiếng nói riêng trong các bộ phim của mình, nhất là với thể loại siêu anh hùng vốn đóng khung với hình ảnh những chàng trai 6 múi, cơ bắp. Tuy nhiên, nữ quyền đến mức tiêu cực như Captain Marvel thì quả là "khó nuốt".
Ngay từ đầu, Marvel Studios đã định hướng cho Captain Marvel là một mẫu phụ nữ mạnh mẽ và cá tính. Ngoài ra, cô nàng còn sở hữu sức mạnh "bá đạo" để có thể đối đầu với Thanos (Josh Brolin) trong Endgame. Thế nhưng càng xem, ta càng cảm thấy Carol Danvers đang cố gồng mình để khẳng định bản thân hơn hình mẫu đại diện cho nữ quyền.
Hình tượng "mạnh mẽ" của Carol được thể hiện từ nhỏ khi tập lái xe đua mini. Thay vì nghe lời người anh trai chạy chậm lại kẻo nguy hiểm, cô bé rồ ga và dẫn tới hậu quả đâm thẳng vào chướng ngại bên đường. Sau việc này thì Carol bị cha la mắng và không cho lái xe nữa. Nữ quyền là tự đưa mình vào chỗ nguy hiểm và không nghe lời người lớn can ngăn hay sao?
Tại sao lại bắt nữ giới phải đọ thể lực với phái mạnh?
Lớn lên, cô nàng gia nhập lực lượng không quân và bị những đồng nghiệp trêu chọc. Khá khen cho tinh thần bất khuất và quyết tâm của cô nàng nhưng các nhà làm phim dường như đã đi sai hướng khi quên rằng phi công máy bay chiến đấu có những qui định nghiêm ngặt về thể lực.
Nếu là một gã đàn ông ốm yếu như Steve Rogers (Chris Evans) ngày trước xin gia nhập cũng sẽ bị dè biểu (y như những gì đã diễn ra trong Captain America: The First Avenger) mà thôi. Chẳng lẽ lúc đó Steve cũng đang đấu tranh cho "nam quyền" sao? Đến cuối cùng, Captain America trở thành siêu anh hùng vì sự dũng cảm, kỉ luật và đức hi sinh còn Carol là tính "ganh đua đàn ông" hay sao?
Tại sao lại để Carol đối đầu với phái mạnh trên phương diện thể lực - thứ mà nữ giới chắc chắn thua - chứ không phải là trí tuệ? Phải chăng Marvel đang cổ vũ các bạn nữ xin chấm điểm thể dục trên thang điểm của nam giới? Hay bắt họ phải làm những công việc chân tay nặng nhọc để được ngang hàng? Dường như Marvel đang hiểu sai hai chữ "bình đẳng" và "công bằng" rồi.
Phim chuyển giới Mar-Vell một cách khó hiểu.
Không những thế, để tính "nữ quyền được mạnh mẽ, Marvel còn khai tử luôn siêu anh hùng Mar-Vell do chính Stan Lee sáng tạo ra. Vốn là người truyền sức mạnh và danh hiệu Captain Marvel cho Carol, nam chiến binh người Kree này còn đóng vai trò hướng dẫn cho cô các đức tính khiêm nhường.
Tuy nhiên, bộ phim biến Mar-Vell thành một nữ tiến sĩ không có siêu năng lực cũng chẳng mấy ảnh hướng tới tính cách Carol còn vai trò người thầy được chuyển sang cho Yon-Rogg (Jude Law) - một chàng trai da trắng trên 40 tuổi đóng vai phản diện - đúng với những gì Brie Larson miêu tả về "kẻ thù" của mình.
Nữ quyền là không được phép yếu đuối?
Nếu để so sánh với Wonder Woman thì Captain Marvel vẫn còn kém xa nhiều phần. Trước hết, quan điểm nữ quyền của bom tấn nhà DC rất thực tế và chống lại nhiều luồng suy nghĩ cực đoan về việc người phụ nữ có trong tay sức mạnh. Với Diana Prince (Gal Gadot), người phụ nữ thành công không phải là chà đạp lên đàn ông mà chính là biết tôn trọng bản thân và được mọi người xung quanh tôn trọng.
Diana mạnh và hiểu rõ bản thân mình. Đó là lí do vì sao cô không nghe lời Steve Trevor (Chris Pine) mà lao lên chiến đấu trong phân cảnh No Man's Land đầy ấn tượng. Nữ quyền là khi một cô gái đứng trước mặt tất cả những tướng lĩnh cao cấp của quân đội để nói về kiến thức của mình. Nữ quyền là khi cô dám nạt vào mặt và gọi họ là những gã hèn nhát khi không dám ra trận cùng binh sĩ.
Nữ quyền không phải sự ganh đua, buộc bản thân phải làm được thứ mà đàn ông làm được. Nữ quyền là phụ nữ được nói lên ý kiến, quan điểm và làm những gì họ muốn, trong khả năng của họ. Wonder Woman không hề hoàn hảo và cô chấp nhận, thậm chí tận hưởng những đặc quyền mà một người phụ nữ bình thường được trao: xinh đẹp, quyến rũ và có phần yếu đuối.
"Wonder Woman" có lượng khán giả nữ đi xem cao hơn hẳn "Captain Marvel".
Chẳng ai bắt một người phụ nữa phải "mít ướt" nhưng họ có quyền yêu và được yêu. Đó chẳng phải là thứ mà nữ quyền đại diện hay sao? Thực tế, với những phát ngôn nhắm thẳng vào đàn ông và thông điệp đề cao nữ quyền lặp đi lặp lại, Captain Marvel chỉ có 45% số khán giả là nữ giới. Trong khi đó, Wonder Woman - thường bị cho là gợi cảm và hút ánh mắt phái mạnh - lại có đến 52% số khán giả là phái yếu.
Vậy ai mới là nữ siêu anh hùng đại diện cho nữ quyền đây? Câu trả lời này chắc khán giả cũng đã rõ.
Theo trí thức trẻ
Nữ siêu anh hùng nào sẽ tiếp bước Captain Marvel oanh tạc phòng vé? Từ chỗ từng bị coi là "thuốc độc phòng vé", các nữ siêu anh hùng sẽ chiếm màn ảnh trong thời gian tới sau thành công vang dội vừa qua của "Captain Marvel" và "Wonder Woman". X-Men: Dark Phoenix (2019): Tác phẩm X-Men có thể là cuối cùng của hàng Fox vẫn xoay quanh biệt đội dị nhân quen thuộc. Tuy nhiên, tâm...