Cặp vợ chồng Việt săn ảnh ngọn lửa xanh độc đáo ở núi lửa Indonesia
Trong hàng chục núi lửa trên đảo Java (Indonesia), Kawah Ijen được biết đến như một nơi hùng vĩ, nhưng cũng nhiều hiểm nguy.
Kawah Ijen cao 2.799m so với mặt nước biển, nằm cách thị trấn Banyuwangi 26km về phía Tây Bắc, là một trong số 76 ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động ở Indonesia. Ảnh: Trịnh Nam Thái
Với vẻ ngoài rộng lớn và kỳ vĩ, miệng núi lửa Ijen được ghi nhận có bán kính 361m, diện tích bề mặt là 410m2, sâu 200m và có thể tích 3.600m3.
Hồ miệng núi lửa Ijen được xem là hồ nước có tính acid lớn nhất trên thế giới.
Điểm độc đáo của hồ núi lửa Ijen là vào khoảng 2h đến 4h sáng mỗi ngày, ở xung quanh miệng núi lửa sẽ xuất hiện những ngọn lửa màu xanh ngọc vô cùng rực rỡ. Ảnh: Trịnh Nam Thái
Video đang HOT
Theo anh Trịnh Nam Thái, du khách đặt chân đến hồ núi lửa Ijen cho biết, anh cùng vợ di chuyển từ Bali đến Kawah Ijen bằng xe máy với quãng đường gần 200km. Tại Kawah Ijen không có mạng wifi, nhiệt độ khá lạnh. Đêm có thể lên đến 5 độ C, nhiệt độ ban ngày khoảng 20-25 độ C. Ảnh: Trịnh Nam Thái
Nói về quãng đường leo núi, anh Trịnh Nam Thái cho biết, vợ chồng anh thấy nhiều người phải dừng chân lại trên đường do quá mệt, không còn sức bước tiếp dù cho đó mới chỉ là nửa đường.
“Chúng tôi xác định trước quãng đường leo núi ở đây khá vất vả vì phải trải qua 3,5km đường bằng và 500m đường leo. Mà đường leo ở đây rất dốc” anh Trịnh Nam Thái chia sẻ.
Hàng ngày, có hàng trăm du khách leo lên núi lửa Ijen để xem ngọn lửa xanh phát ra từ mỏ quặng lưu huỳnh.
Du khách đến đây được ngắm bình minh từ từ xuất hiện giữa làn sương mờ đặc, và đắm chìm trong màu xanh ngọc bích huyền ảo của hồ acid nằm lọt thỏm trong miệng núi.
Có nên đổi chỗ ngồi trên máy bay cho người lạ?
Xung đột giữa hành khách với nhau trên máy bay là câu chuyện dài không có hồi kết. Việc tưởng chừng rất đơn giản là "ghế mình thì mình ngồi" lại trở nên phức tạp khi có người muốn đổi chỗ.
Mạng xã hội mới đây lan truyền video một phụ nữ tố cáo hành khách đi cùng chuyến chửi bới, nhục mạ mình vì đã không nhường ghế cho vợ chồng họ có cơ hội ngồi gần nhau.
"Trên chuyến bay trở về nhà ở Sydney, Úc từ Los Angeles, Mỹ, tôi ngồi ở ghế gần lối đi thuộc khu vực phía trước máy bay. Tôi bay một mình và trong tâm trạng bồn chồn, lo lắng. Vì thế, tôi đã lên máy bay sớm và nằm ngủ vật vã suốt quãng bay đầu. Nhưng bỗng dưng có một phụ nữ chừng 50 tuổi bước tới gần và nói như hét "Excuse me" (Xin lỗi) để đánh thức tôi dậy, lúc này là đang đêm", chị kể.
Trong các chặng bay đường dài, hành khách thường chọn vị trí gần lối đi vì thoải mái hơn
Chị kể tiếp: "Cô ta hỏi liệu tôi có đổi chỗ được không bởi hai vợ chồng họ đang ngồi xa nhau. Cô ta muốn ngồi gần chồng mình nhưng chỗ của cô ở phía sau máy bay. Đối với nhiều người, trong tình huống này chữ "No" thật dễ dàng nói ra, còn tôi, lúc ấy thật khó thốt nên lời. Nhưng cuối cùng tôi cũng mạnh mẽ trả lời, "Không, tôi đã chọn chỗ này rồi. Tôi không đổi được".
"Cô ta nhìn tôi kiểu như mẹ mình nhưng tôi quay đi chỗ khác và cố gắng ngủ tiếp. Vài phút sau, tôi nhận ra rằng cô ta đã đổi được một chỗ cho ai đó ở ngay sau lưng tôi; còn vị hành khách kia đến chỗ phía sau máy bay. Rồi cô ta liên tục mắng chửi tôi vì đã không chịu đổi chỗ. Có phải tôi là người xấu?", chị đặt câu hỏi?
Một trường hợp khác, hành khách mua chỗ ưu tiên ngồi phía trước máy bay và có gia đình 4 người tới đòi đổi chỗ để gia đình họ được ngồi gần nhau. Tuy nhiên, anh không đồng ý và ngay lập tức bị ăn chửi. "Tôi bảo, các anh chị nên đặt chỗ trước để cả gia đình ngồi gần nhau. Việc gia đình anh chị không ngồi cùng không phải lỗi của tôi. Tôi không nhường chỗ"!, anh kể.
Các bài viết liên quan đến đổi chỗ ngồi gây nên cuộc tranh luận dữ dội. Nhiều người chỉ trích hành khách nữ không chịu đổi chỗ là, tại sao ai kia đã nhường chỗ cho người phụ nữ được ngồi gần chồng, còn chị thì không. Tuy nhiên, nhiều người khẳng định không nên nhường chỗ của mình cho người khác trên máy bay. "Có lần một người đề nghị tôi đổi chỗ, tôi nói rằng, chỗ này tôi mua 700 đô la Mỹ và người đó đã lẳng lặng bỏ đi", một bình luận để lại. Nhiều người dùng mạng xã hội đồng ý với việc không đổi chỗ ngồi trên máy bay, vì gia đình các hành khách phải tự lo và tự chuẩn bị trước để ngồi cùng nhau.
Vậy quan điểm của phi hành đoàn về việc đổi chỗ trên máy bay thì sao? Serenity Haley, từng làm việc cho hãng American Airlines, khẳng định khi bạn muốn đổi chỗ hoặc dời chỗ ngồi trên chuyến bay cần nói cho tiếp viên biết và không được tự tiện đổi chỗ. Đó là vấn đề liên quan đến an toàn bay.
Hành khách lên máy bay và buộc phải ngồi đúng số ghế của mình
"Các hãng hàng không luôn sắp xếp hành khách và hàng hóa theo nguyên tắc phân bổ cân bằng tải trọng. Nhất là khi máy bay cất cánh, chúng tôi luôn kiểm soát việc di chuyển của hành khách nhằm đảm bảo trọng lượng và cân bằng của máy bay. Vì vậy, khi đổi chỗ ngồi, bạn thực sự đang thay đổi cân bằng trọng lượng của máy bay", Haley nói. Tuy nhiên, khi máy bay đạt độ cao, hành khách có thể đi lại tự do mà không ảnh hưởng đến phân bổ trọng lượng của máy bay. Nhưng không phải bạn thấy chỗ trống thì lấy làm chỗ của mình. Các hãng bay để chỗ trống đều có lý do và hành khách cần hỏi ý kiến của tiếp viên.
Phi công Magnar Nordal đồng ý với Haley khi cho rằng, nếu nhiều hành khách tự do đổi chỗ ngồi, chẳng hạn cùng dồn về phía trước máy bay thay vì ngồi phía sau như sắp xếp, có thể dẫn tới tình huống nguy hiểm. Trong quá trình cất hay hạ cánh, phi công phải nắm rõ sự phân bố trọng lượng trên máy bay để có phương án chính xác, nếu sai lệch dù là nhỏ nhất cũng dẫn tới nguy cơ sự cố. "Không có quy định nào cấm hành khách chuyển đổi chỗ ngồi, nhưng bạn cần trao đổi với tiếp viên trước khi đổi chỗ", anh nói thêm.
Vợ chồng Hà Nội chi 150 triệu đồng lái xe đi nghỉ dưỡng xuyên Việt Vợ chồng Chu Ngọc Hà - Nguyễn Anh Phương đã có hành trình 36 ngày xuyên Việt bằng xe ô tô cá nhân. Cặp đôi kết hợp du lịch trải nghiệm và nghỉ dưỡng cao cấp. Cặp đôi mới cưới Chu Ngọc Hà (sinh năm 1996) và Nguyễn Anh Phương (sinh năm 1992) đã thực hiện chuyến hành trình 36 ngày xuyên Việt...