Cặp vợ chồng thất nghiệp đi bộ 300km về quê thăm mẹ ốm
Một cặp vợ chồng thất nghiệp vì Covid-19 đã quyết định đi bộ 300km từ Nakhon Ratshasima tới tỉnh Phetchabun ( Thái Lan) để thăm mẹ ốm.
Hai vợ chồng anh Tothongkrang đi bộ về quê.
Anh Somkit Tothongkrang, 48 tuổi và người vợ 47 tuổi bắt đầu hành trình vào ngày 9/6 từ khu vực Phimai của tỉnh Nakhon Ratshasima (Thái Lan).
Người chồng cho biết, anh được hàng xóm thông báo về tình trạng sức khỏe của mẹ. Anh quyết định sẽ đi bộ về thăm bà cùng với vợ mình. Hiện tại, 2 vợ chồng đang thất nghiệp do ảnh hưởng của Covid-19.
Anh Tothongkrang cũng cho biết thêm rằng, hành trình của vợ chồng anh dự kiến sẽ mất khoảng 4-5 ngày. Nhưng sau đó, họ đã nhận được sự hỗ trợ của các nhân viên cứu hộ địa phương.
Các nhân viên cứu hộ đã đón 2 vợ chồng và chở họ đến bến xe buýt ở tỉnh Nakhon Ratshasima. Hai vợ chồng cũng được tặng gần 900 nghìn đồng để chi tiêu dọc đường.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều người lao động nghèo thất nghiệp đã chọn cách đi bộ về quê như một lựa chọn duy nhất để có thể sống sót.
Tình trạng này đang khá phổ biến ở một số quốc gia châu Á, ví dụ như Ấn Độ. Điển hình, có một ông bố đã cho 2 đứa con vào quang gánh để gánh bộ về quê. Một nữ sinh khác thì chọn cách đạp xe chở người bố đau yếu về quê vì không có việc làm.
Dịch Covid-19: Những trạng thái 'bình thường mới' thời giãn cách xã hội
Không gian đô thị cho đến nơi làm việc, nhà hàng, ga tàu điện... đang được thiết kế lại để thích nghi với thời đại dịch chưa từng có mang tên Covid-19.
Sân trường học ở Brussels (Bỉ) đã được chia thành các ô nhằm hạn chế tiếp xúc gần giữa các học sinh, ngày 15/5.
Khi Bỉ bắt đầu nới lỏng các quy định về cách ly, các bãi biển ở Knokke-Heist đã được thiết kế từng ô cho du khách, ngày 14/5.
Các chỗ ngồi trong lớp học cũng được giãn cách, tại Brussels, ngày 15/5. (Nguồn: Reuters)
Các cửa hàng cũng không ngoại lệ. Trong ảnh: Tại một đại lý của hãng xe Mercedes ở Brussels, ngày 6/5. (Nguồn: Reuters)
Video đang HOT
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Brussels cũng phải xếp hàng theo chỉ dẫn, ngày 5/5. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh trong thang máy của một doanh nghiệp ở thủ đô Colombo, Sri Lanka, ngày 11/5. (Nguồn: Reuters)
Bữa trưa "vách ngăn" tại nhà hàng lẩu Penguin Eat Shabu ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, ngày 8/5. (Nguồn: Reuters)
Các tấm chắn được lắp ở bàn làm việc ở một ngân hàng chuẩn bị mở cửa trở lại, tại Bangkok, ngày 14/5. (Nguồn: Reuters)
Một cửa hàng cà phê ở Bangkok phục vụ khách hàng bằng hệ thống dây kéo, khách hàng có thể nhận cà phê và trả tiền vào hộc.
Lối vào Nhà máy lắp ráp Warren (thuộc tập đoàn sản xuất ô tô lớn thứ 8 trên thế giới FCA) được đánh dấu bằng băng keo và dây đai màu vàng để giúp nhân viên duy trì sự giãn cách xã hội, tại Warren, bang Michigan, Mỹ.
Tại Aalborg, Đan Mạch, các con phố đi bộ được vẽ các dải phân cách màu vàng để giúp mọi người tuân thủ các nguyên tắc giãn cách xã hội.
Hành khách nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội tại một ga tàu điện ở Nice, Pháp. (Nguồn: Reuters)
Bên trong tàu điện ở Nice đánh dấu rất rõ vị trí không được ngồi cũng như vị trí đứng. (Nguồn: Reuters)
Tại một chi nhánh của Ngân hàng MUFG ở Tokyo, Nhật Bản, các quầy tiếp khách đều được lắp tấm màn nhựa.
Tại sân vận động Borussia Park ở Đức, hình ảnh của 4.500 "người hâm mộ" đã xuất hiện để chào mừng sự trở lại của giải Bóng đá Vô địch Quốc gia Đức - Bundesliga.
Văn phòng của công ty bất động sản quốc tế Cushman & Wakefield được thiết kế với ý tưởng "quy tắc sáu bước chân", tại Amsterdam, Hà Lan.
Một viện dưỡng lão ở Wassenaar, Hà Lan đã lắp đặt các nhà kính nhằm bảo vệ người cao tuổi khỏi Covid-19. (Nguồn: Reuters)
Sáng kiến của một nhà hàng ở Amsterdam. Tại đây, các vị khách vẫn sẽ được ăn tối cùng nhau trong không gian riêng tư mà không phải lo ngại tiếp xúc với người lạ.
Khách hàng của nhà hàng McDonald ở Arnhem, Hà Lan, cũng phải chấp hành giãn cách xã hội. (Nguồn: Reuters)
Tại một trường tiểu học ở Den Bosch, Hà Lan, các chỗ ngồi của học sinh được ngăn cách bằng tấm mica. (Nguồn: Reuters)
Mọi người tuân thủ quy định giãn cách xã hội khi xếp hàng tại một trung tâm mua sắm ở thủ đô Riyadh, Saudi Arabia. (Nguồn: Reuters)
Tại một điểm ATM phát gạo cho người nghèo ở thủ đô Jakarta, Indonesia. (Nguồn: Reuters)
Một số bàn ghế tại một quán cà phê Starbucks ở Hong Kong (Trung Quốc) đã được niêm phong lại để tạo ra khoảng cách giữa các thực khách.
Kể cả khi "giải quyết nỗi buồn" cũng phải tuân thủ quy định về giãn cảnh - một sáng kiến tại nhà vệ sinh trên đường cao tốc M20 ở Maidstone, Anh.
Ngoài các bảng thông báo, dấu hiệu nhắc nhở mọi người về giãn cách xã hội cũng xuất hiện trên các vỉa hè ở Toot, thủ đô London, Anh.
Tại nhà ga xe lửa Atocha ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. (Nguồn: Reuters)
Lôi đi dành người đi bộ tại Barcelona, Tây Ban Nha cũng được mở rộng để tạo khoảng cách an toàn cho người đi đường.
Phần đường dành cho ô tô trước đây cũng được trưng dụng để tạo thêm làn đường cho người đi xe đạp và mở rộng phần đường dành cho người đi bộ ở Milan, Italy.
Không khó để bắt gặp các hình ảnh này tại các cửa hàng ở thủ đô Rome, Italy. (Nguồn: Reuters)
Báo Anh: Người nước ngoài thấy an toàn hơn khi ở Việt Nam giữa dịch Covid-19 Nhiều người nước ngoài đã quyết định hủy chuyến bay và ở lại Việt Nam thay vì trở về quê nhà, nơi đang phải chật vật chống chọi với dịch Covid-19. Quyết định này được đưa ra vì họ tin tưởng vào cách đối phó đại dịch của Việt Nam, tờ Emigrate của Anh nhận định. Emigrate, một tờ báo của Anh chuyên...