Cặp vợ chồng ‘nổi lửa’ nấu cơm hỗ trợ người dân đang cách ly tập trung
Vợ chồng anh Trần Phước Lành và chị Huỳnh Thị Thu Hằng ở ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành đã nấu cơm hỗ trợ khu cách ly tập trung để cùng các cấp chính quyền địa phương chăm lo tốt cho người dân trở về địa phương.
Anh Trần Phước Lành và vợ Huỳnh Thị Thu Hằng chuẩn bị 130 phần cơm hỗ trợ người dân cách ly tập trung mỗi ngày. Ảnh: TTXVN phát
Từ đầu tháng 10 đến nay, tỉnh Sóc Trăng đã có hơn 42.000 người dân là người lao động, học sinh, sinh viên trở về địa phương từ TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương… ngay khi được nới lỏng giãn cách xã hội. Đây chủ yếu là người dân nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 kéo dài nhiều tháng liền.
Thấu hiểu những khó khăn của người dân trong đại dịch, vợ chồng anh Trần Phước Lành và chị Huỳnh Thị Thu Hằng ở ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành đã nấu cơm hỗ trợ khu cách ly tập trung để cùng các cấp chính quyền địa phương chăm lo tốt cho người dân trở về địa phương.
Hằng ngày, cứ gần 8 giờ sáng, một nhóm khoảng 10 người lại tất bật với công việc nấu ăn tại nhà anh Trần Phước Lành và chị Huỳnh Thị Thu Hằng. Theo anh Lành, từ đầu tháng 10, có rất đông người dân Sóc Trăng là lao động nghèo từ các tỉnh, thành phố trở về quê.
Theo quy định phòng, chống dịch thì họ phải cách ly y tế 14 ngày để theo dõi sức khỏe. Vì vậy, hai vợ chồng anh đã bàn bạc, muốn đóng góp công sức cùng địa phương chăm lo tốt hơn để người dân yên tâm cách ly. Bếp ăn bắt đầu được hoạt động từ đó. Để bếp ăn hoạt động ổn định mỗi ngày, ngoài 4 thành viên của gia đình, vợ chồng anh Lành còn vận động một số người dân xung quanh đến phụ giúp.
Video đang HOT
Ngoài ra, các mạnh thường quân cũng hỗ trợ nhiều gạo, rau, củ, quả, bánh, trái cây… giúp bếp ăn chế biến được nhiều món ăn, đầy đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh và đảm bảo sức khỏe.
Chị Huỳnh Thị Thu Hằng cho biết thêm: Mỗi ngày, cứ đúng 16 giờ, 130 phần cơm được các tình nguyện viên đến lấy để trao cho lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch và những người dân đang cách ly tập trung trên địa bàn xã An Hiệp. Việc làm này tuy cực mà vui, ý nghĩa, đây cũng là hoạt động mà người dân như vợ chồng anh chị cần phải làm để cùng địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trong giai đoạn tình hình dịch COVID-19 còn nhiều phức tạp.
Theo chị Hằng, chị đi chợ, “ông xã” cũng rất nhiệt tình nấu cơm, hai vợ chồng rất đồng lòng. Hằng ngày, các món cơm, canh, thức ăn đều thay đổi để người ăn ngon hơn, cũng là để người dân có sức khỏe phòng, chống dịch thật tốt, sớm trở về với gia đình thân yêu.
Ngoài hỗ trợ các suất cơm, từ khi dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4, vợ chồng anh Lành và chị Hằng còn kết nối nhiều cá nhân hỗ trợ được gần 20 tấn gạo, 700 thùng mì gói và một số nhu yếu phẩm khác giúp đỡ hộ nghèo, người gặp khó khăn do bị ảnh hưởng của dịch ở các xã An Hiệp, Phú Tân, Hồ Đắc Kiện, Thuận Hòa và thị trấn Châu Thành (huyện Châu Thành) với tổng số tiền trên 350 triệu đồng.
Anh Trần Phước Lành cũng là Trưởng nhóm từ thiện “Cuộc sống hãy nghĩ đến người khác”. Nhóm từ thiện này được kết nối với nhiều mạnh thường quân trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật, xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo.
Nói về việc làm thiện nguyện của vợ chồng anh Lành, chị Hằng, ông Nguyễn Văn Hậu, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Hiệp, Chỉ huy trưởng Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 xã An Hiệp nhận xét: Gia đình anh Trần Phước Lành rất nhiệt tình trong công tác phòng, chống dịch, giúp đỡ người dân. Vợ chồng anh đã không vì cuộc sống bản thân mà sẻ chia cùng người dân gặp khó khăn trên địa bàn huyện Châu Thành nói riêng và người dân trở về từ các tỉnh, thành phố nói chung cùng vượt qua khó khăn của đại dịch.
Học sinh đập heo đất giúp người về quê: Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
"Con coi trên điện thoại thấy có người thiếu đồ ăn. Con cũng thấy những em nhỏ hơn con thiếu sữa. Con nghĩ sẽ giúp ích được nhiều người".
Những ngày qua, người lao động ở các tỉnh vùng trên cả nước trở về tỉnh Cà Mau rất nhiều. Các cấp ngành chức năng, cùng người dân địa phương chung tay chăm lo cho bà con. Không chỉ vậy, những em học sinh tuổi còn rất nhỏ cũng có những hành động rất thiết thực, làm xúc động lòng người.
Đăng Khoa bên nồi bánh của bà ngoại nấu để gửi đến các khu cách ly.
Em Nguyễn Đăng Khoa (ở xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau) năm nay sẽ vào lớp 4. Những ngày qua, cập nhật thông tin trên điện thoại và thông tin báo đài, em thấy nhiều người dân trở về quê có hoàn cảnh khó khăn. Đồng cảm với những em nhỏ không được may mắn như mình, Khoa đã đập heo đất để lấy tiền hỗ trợ mọi người. Khoa đã đưa hết gần 3 triệu đồng trong heo đất, chủ yếu từ tiền lì xì Tết năm rồi cho mẹ mua sữa, bánh gửi vào các khu cách ly tập trung. Đây là số tiền mà Khoa để dành mua xe đạp điện.
"Năm học nào con cũng được giấy khen hết. Con coi trên điện thoại thấy có người thiếu đồ ăn. Con cũng thấy những em nhỏ hơn con thiếu sữa. Con nghĩ sẽ giúp ích được nhiều người", Khoa bày tỏ.
Khi thấy Khoa muốn đập heo đất để giúp đỡ mọi người, gia đình đã rất tự hào về em. Chị Nguyễn Thị Thúy - mẹ Khoa đã bù thêm tiền để mua được nhiều sữa, bánh hơn gửi cho các em nhỏ trong khu cách ly. Bà ngoại Khoa thì mua gạo nếp, rồi gọi con cháu lại cùng nhau làm bánh ú, bánh tét hỗ trợ bà con về quê.
Người mẹ xúc động khi con nhờ chuyển số tiền 180.000 đồng đến những người về quê khó khăn
Em Nguyễn Bảo Ngọc (học sinh lớp 8C, Trường THCS Trần Quốc Toản, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, Cà Mau) cũng vừa gửi số tiền hơn 180.000 đồng để hỗ trợ người dân khó khăn trở về quê. Đây là số tiền Bảo Ngọc tích lũy để mua đồ dùng học tập dịp năm học mới. Tuy nhiên, hiện em chỉ học online nên chưa cần dùng tới. Thấy mẹ làm nước uống mang đến hỗ trợ cho khu cách ly em đã gửi mang số tiền vào. Người mẹ không khỏi xúc động và tự hào khi cầm bì thư có dòng chữ: "Con gửi các cô chú và các em. Chúc các cô chú và các em cách ly thật tốt".
Chị Nguyễn Ngọc Điệp, mẹ Bảo Ngọc chia sẻ: "Từ lớp 1 đến lớp 7 bé đều làm lớp trưởng và đều là học sinh giỏi. Không đi học thì bé ở nhà cũng hay phụ giúp mẹ việc gia đình. Tôi rất mừng khi bé còn nhỏ mà đã suy nghĩ được như vậy".
Đăng Khoa và Bảo Ngọc đều hành động vì "nhiều người đang gặp khó, cần được giúp đỡ". Tuổi các em còn nhỏ, số tiền các em hỗ trợ cũng trong chừng mực của mình, nhưng hành động của các em mang lại ý nghĩa thật lớn lao./.
Nữ cán bộ Đoàn xung kích trong phòng, chống dịch COVID-19 Bạn Trần Thị Khánh Quà, Phó Bí thư xã đoàn Tây Yên A, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, luôn phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ trong hoạt động tình nguyện vì cộng đồng và phòng, chống dịch COVID-19. Chị Trần Thị Khánh Quà tặng quà cho lực lượng tham gia trực chốt kiểm soát dịch COVID-19 tại Kênh Kiểm,...