Cặp vợ chồng nghèo viết đơn xin hiến xác
Với suy nghĩ muốn đóng góp cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của Trường đại học Y khoa Vinh, cả hai vợ chồng đã viết đơn nguyện hiến xác mình.
Đó là một việc làm rất ý nghĩa của vợ chồng ông Trần Đức, bà Nguyễn Thị Khôi trú ở xóm Hồng Lĩnh, xã Nhân Thành huyện Yên Thành (Nghệ An).
Số phận không may mắn
Chúng tôi về thăm gia đình bà Khôi vào một ngày hè oi bức tháng 6. Chưa kịp ngồi xuống chiếc ghế đá đặt ở cuối sân thì bà Khôi với chiếc xe đạp cọc cạch từ ngoài đi về. Trên mặt lấm tấm mồ hôi vì nắng nóng, bà Khôi quệt vội rồi rót nước mời khách. Kể về hoàn cảnh của gia đình, bà rơm rớm nước mắt, thỉnh thoảng lại buông tiếng thở dài cho vơi bớt muộn phiền.
Bà Nguyễn Thị Khôi, 52 tuổi, cùng với chồng viết đơn xin tình nguyện hiến xác sau khi qua đời
Cuộc hôn nhân của bà với người chồng đầu không đem lại hạnh phúc. Năm 1993, họ li hôn khi con còn nhỏ dại, bà được quyền nuôi con. Năm 1994, hai mẹ con dắt nhau về sinh sống cùng cha mẹ đẻ, được cất cho ngôi nhà ngói hai gian. Nhưng một trận bão lớn đã đánh sập ngôi nhà. May mà anh em, làng xóm thương tình giúp đỡ mẹ con dựng lại nhà và ở cho đến nay.
Với nhiều đóng góp cho đất nước, ông Đức, 76 tuổi, đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ giải phóng, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang. Còn bà Khôi, sau khi xuất ngũ về địa phương công tác tại Trường THCS xã Nhân Thành, vì sức khỏe yếu bà xin nghỉ hưu cách đây 2 năm. Bà từng được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục.
Trong một lần đi khám bệnh, bà tình cờ gặp ông Đức tại BV Lao Nghệ An khi ông đang phải điều trị bệnh ung thư phổi. Ông Đức đi bộ đội năm 1961, phục viên năm 1978, bị nhiễm chất độc da cam, thương binh 4/4. Ông Đức cũng có hoàn cảnh rất đáng thương, một thân một mình nằm viện không ai chăm sóc. Thương ông, bà nguyện ở lại săn sóc mỗi ngày, rồi tình cảm lớn dần lên như có sự sắp đặt trước. Họ về ở cùng nhau nương tựa lúc xế chiều.
Lấy nhau rồi, ông Đức về sinh sống cùng với mẹ con bà, được bà hết lòng chăm sóc. Đứa con của bà Khôi cũng coi ông như cha đẻ. Thế nhưng bệnh tật không để cho ông được yên, cứ dăm bữa nửa tháng lại phải đi bệnh viện điều trị. Tiền chế độ của ông, tiền lương của bà đổ vào chữa bệnh cũng chẳng thấm tháp gì, khó khăn chồng chất khó khăn nhưng bà vẫn gắng gượng hết mình để lo cho ông.
“Đến nay số tiền điều trị bệnh cho ông ấy đã tới 150 triệu đồng rồi. Vay mượn anh em, làng xóm rồi bạn bè khắp nơi, giờ không ai dám cho gia đình vay thêm nữa. Đến ngôi nhà cũ này cũng đã sập hai lần rồi mà không có tiền sửa sang lại. Giờ bán nhà đi để trả nợ thì chúng tôi không biết sống ở đâu”, bà Khôi nói.
Video đang HOT
Căn nhà nhỏ này cũng có nguy cơ phải bán nốt để lấy tiền chữa bệnh. Ảnh: TD
Quyết định hiến xác
Nói về việc cả hai vợ chồng tự nguyện viết đơn hiến xác, bà cho biết: “Năm 2008, khi đang ở bệnh viện chăm sóc ông, tôi xem trên TV và biết được nhiều đơn vị đang cần hiến xác để phục vụ nghiên cứu. Tôi bàn với ông ấy và cùng thống nhất viết đơn. Nhưng vì lúc đó con còn nhỏ, sợ con lo lắng nên chúng tôi quyết định đến khi con lớn thì sẽ viết đơn nguyện hiến xác cho Trường Đại học Y khoa Vinh”.
Tháng 3/2011, vợ chồng ông bà viết đơn gửi cho Trường đại học Y khoa Vinh, trong đơn có đoạn viết: “Đây là tâm nguyện lớn nhất của vợ chồng chúng tôi mong được góp một phần nhỏ cho ngành y tỉnh nhà; cũng là tấm lòng tri ân của gia đình chúng tôi đối với xã hội…”. “Biết được việc làm của vợ chồng tôi, có người cảm động, cũng có người cho đó là “có vấn đề”. Nhưng chúng tôi không quan tâm người ta nghĩ gì”, bà Khôi nói.
Cuộc sống khó khăn, bệnh tật, hiện nay ông Đức được các con riêng đưa về nhà chăm sóc. Bà thì sức khỏe yếu, không làm được việc gì nhiều, trái gió trở trời là đổ bệnh nằm một chỗ. Cậu con trai sinh năm 1992 bị hở van tim bẩm sinh, nay lại bị thoái vị đĩa đệm đốt sống lưng, điều trị đã 5 năm nay nhưng không có tiến triển. Hiện bà Khôi còn phải chăm sóc người mẹ ruột đã 90 tuổi, mắt mờ, tai điếc, mọi sinh hoạt phải có người giúp đỡ.
Bà Khôi nói, nhiều lúc bà muốn buông xuôi tất cả, nhưng vì thương mẹ, thương chồng con nên gắng gượng sống. “Nếu sau này cả hai chết đi sẽ tình nguyện hiến xác cho khoa học. Chúng tôi xác định hiến xác là việc hết sức bình thường, không có gì vụ lợi cả”, bà Khôi nói.
Theo 24h
Ba đời chăm sóc thi hài người hiến xác
Đội tiếp nhận thi hài có 8 thành viên, đã có 6 người trong gia đình, họ hàng. Trong đó, thế hệ thứ ba mới ngoài 20 tuổi đang gắn với nghề không phải ai cũng dám thử một lần.
Không chỉ tiếp nhận, xử lý thi hài được hiến xác, họ còn phải chuẩn bị thi hài cho sinh viên thực hành, bác sĩ nghiên cứu. Việc ăn, ngủ của họ cũng diễn ra cạnh nơi bảo quản thi hài.
"Nghề gia truyền"
Anh Đỗ Thành Nhân, đội trưởng đội tiếp nhận thi hài Trường ĐH Y dược TP.HCM cho biết, các thành viên của đội tiếp nhận thi hài bắt đầu ngày làm việc bằng việc thắp hương tại bàn thờ chung của những người đã hiến xác phục vụ cho y học.
Anh Nhân kể, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Nhân lấy vợ tại Tân Biên, tỉnh Tây Ninh và gắn cuộc đời mình với rẫy, với ruộng, lúc rảnh rỗi đi phụ hồ. Năm 1997, người cậu ruột đang làm tại phòng tiếp nhận thi hài Trường ĐH Y dược TP.HCM thấy khó tuyển được người vào làm cùng đã gọi anh xuống làm việc. Trong lúc này, bố anh cũng làm ở bộ phận chăm sóc thi hài của Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế TP.HCM, nay là Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.
Dọn dẹp các mô hình trong phòng bảo quản xác cho gọn gàng hơn.
Gắn bó với thi hài đã 14 năm, anh Đỗ Thành Tài, em ruột anh Nhân chia sẻ: "Trước khi vào nghề này tôi đi làm thợ hồ, nhưng công việc bấp bênh, thiếu ổn định, trong khi đó thấy nghề của bố, anh đang làm nếu tằn tiện cũng lo được cho gia đình". Với suy nghĩ đó anh bàn với bố xin vào làm nghề bảo quản thi hài. Theo anh Tài, nghề này không đến nỗi cực nhọc như thợ hồ, song cái khó là ít người dám tiếp xúc với thi hài mỗi ngày. Khó khăn lớn nhất của anh, đó là khi tiếp xúc với mùi formol bảo quản, mắt cay và chảy nước mắt.
Từ những năm học cấp một khi nghỉ hè anh Đỗ Ngọc Diệp (con anh Nhân, sinh năm 1990) thường theo bố vào trong phòng bảo quản thi hài để chơi, đôi lúc phụ đẩy xe cùng bố. Tốt nghiệp phổ thông, Diệp theo bố vào làm nghề. Công việc có gián đoạn hơn 2 năm (anh thực hiện nghĩa vụ quân sự), nhưng rồi Diệp tiếp tục gắn bó với công việc "khó nhằn" này. Diệp chia sẻ: "Mình có hơn 100 lần đi nhận thi hài. Bản than cảm thấy yêu nghề vì đây cũng là nghề "gia truyền" từ ông nội, đến bố, rồi đến mình".
Những chuyến về không
Anh Nhân kể, ở trường, các thành viên trong đội làm việc theo giờ hành chính, nhưng khi có tin báo tiếp nhận thi hài thì bất kể ngày đêm anh em lập tức lên đường. Khi đưa xác về trường, các anh lại bắt tay vào việc tắm rửa, bơm thuốc xử lý bảo quản. Nhiều khi làm mệt quá, lăn ra ngủ qua đêm ngay tại phòng bảo quản thi thể. "Ở đây chúng tôi chưa hề thấy ma, mà cũng không sợ xác chết bao giờ", anh Nhân nói vui.
Sắp xếp lại xương người sau khi sinh viên kết thúc buổi học.
Hơn 15 năm gắn bó với nghề anh Nhân không nhớ hết mình đã bao nhiêu lần đi nhận xác và không phải lúc nào cũng thành công. Năm 2006, tiếp nhận được thông tin người hiến xác tại tỉnh Lâm Đồng, đội tiếp nhận thi hài lên đường ngay trong đêm. Nhưng mới qua khỏi thành phố Biên Hòa, gia đình báo lại họ không muốn hiến xác nữa, cả đội đành phải quay về. Đến năm 2008, một người ở Vĩnh Long có đơn hiến xác qua đời, nhận được tin các anh lập tức lên đường. Tuy nhiên, gần đến nơi gia đình thông báo họ không muốn hiến nữa nên cũng phải về không.
Khó khăn hơn cả lần đi nhận xác tại Long An, từ nơi xe đậu vào nhà người hiến tặng hơn 2km băng đồng. Vào đến nơi không thể mang thi hài ra được xe do gặp lúc trời mưa lớn. Chỉ còn cách đội tiếp nhận bàn với gia đình tìm chiếc ghe lớn để đưa thi thể ra xe. Sau lần này các anh đề nghị với Trường ĐH Y dược chuẩn bị quan tài bằng inox sẵn để đi nhận thi hài tránh cảnh khiêng bằng băng ca dễ khiến thân nhân người hiến xác xót xa.
Trong những năm gần đây mỗi năm, Trường ĐH Y dược TP.HCM tiếp nhận trên 50 thi thể/năm và đây là phần việc các anh phải làm.
Khổ nhưng thấy vui
Hằng ngày phải tiếp xúc với thi thể, hóa chất bảo quản, formol, nhưng tiền hỗ trợ độc hại của các thành viên chỉ ở mức 10.000 đồng/người/ngày. Làm đội trưởng, thâm niên 15 năm, nhưng lương của anh Nhân cũng chưa đầy 5 triệu đồng/tháng, những thành viên còn lại thấp hơn.
Phút giải lao của các thành viên trong đội bên bàn cờ tướng.
Đồng lương ít ỏi để đủ chi tiêu trong gia đình, các anh phải mang theo cơm nhà để ăn chứ không dám ra tiệm, quán. Cách đây vài năm, một ân nhân tại đường Nguyễn Xí, quận Bình Thạnh, khi biết công việc thầm lặng và cuộc sống khó khăn của các anh đã biếu mỗi thành viên trong đội 1 triệu đồng. Đây là lần duy nhất các anh nhận được sự chia sẻ về vật chất. Tuy nhiên, thỉnh thoảng các anh cũng nhận được vài cuộc điện thoại tới để an ủi, động viên. "Làm nghề này phải có tâm không thì làm không nỗi", anh Nhân nói.
"Trước đây tôi thường giới thiệu mình làm tại Trường ĐH Y dược, nhưng không nói cụ thể là việc gì. Nhưng rồi trong khu phố có người hiến xác và tôi đến nhận, từ đó mọi người biết rõ hơn về công việc tôi chưa tiện nói", anh Nhân kể.
Anh Trần Văn Nữ, sinh năm 1988, một người cháu của anh Nhân kể, lúc đầu mới vào làm cũng ghê ghê, nhưng giờ thì quen rồi. Cả Diệp, Nữ đều nói: "Không thiếu nghề có khác thu nhập bằng, hoặc cao hơn công việc hiện nay, nhưng chúng tôi vẫn sẽ gắn bó với nghề mà cha, ông đã làm".
Theo 24h
Hiến xác: Nỗi vật vã sau từng lá đơn Đằng sau mỗi lá đơn hiến xác gửi đến Trường ĐH Y dược TP.HCM là cả một cuộc đấu tranh lớn lao của những người trong cuộc. Với truyền thống coi trọng "mồ yên mả đẹp", việc hiến xác vẫn chưa được nhiều người Việt Nam thông hiểu và chấp nhận. Do vậy, cống hiến thân xác cho khoa học không phải là...