Cặp vợ chồng mua lại đất hoang để tạo ra ‘điều kỳ diệu’
Vùng đất khô hạn rộng lớn ở Nam Phi từng bị bỏ hoang nay đã trở thành nơi nhiều cây xanh, là sự trở về của đàn sư tử, báo gêpa nhờ vào cặp vợ chồng đưa ra quyết định đặc biệt.
Great Karoo, là vùng đất khô hạn rộng lớn ở Nam Phi từng là nơi sinh sống của nhiều loại động vật hoang dã như sư tử, báo gêpa nhưng đến những năm 1840 những con vật này biến mất dần.
Phần lớn khu vực này sau đó trở thành nơi trú ngụ của gia súc. Cho đến năm 1997, Mark và Sarah Tompkins quyết định mua lại để dành đất phát triển cây xanh, dụ dỗ động vật hoang dã quay trở lại, đặc biệt là loài mèo lớn như sư tử và báo gêpa. Hiện khu vực cằn cỗi khô hạn ấy trở thành khu bảo tồn tư nhân Samara, ở Eastern Cape.
Hai vợ chồng đã mua khu đất với tổng diện tích 27.000 ha với mục đích xây dựng lại vùng đất tuyệt vời dành cho động vật hoang dã như trước đây.
Giờ đây, sau 25 năm được quản lý, chăm sóc cẩn thận, không chỉ báo gêpa, sư tử mà nhiều động vật hoang dã đã quay trở lại khu vực này và càng phát triển mạnh mẽ.
Khi mới mua, phần lớn đất khô cằn, chăn thả quá mức, không có sự đa dạng sinh học. Nhưng theo thời gian hệ thực vật của khu vực đã trở lại, rừng và đồng cỏ, sông suối, núi và thung lũng trải dài khắp khu bảo tồn, cung cấp môi trường sống và chăn thả cho động vật ăn cỏ.
Hiện có khoảng 20 loài linh dương sống trong khu bảo tồn này và động vật ăn thịt như voi.
Video đang HOT
Theo nhà quản lý, từng bước một họ sẽ đưa trở lại khu vực tự nhiên tuyệt vời như ngày nào.
Khi con mồi dồi dào, những kẻ săn mồi sẽ trở lại khu vực. Năm 2003, những con báo gêpa đầu tiên trở lại khu vực sau 130 năm. Trong ba cá nhân đầu tiên, con báo gêpa cái có tên là Sibella cái đã trở thành biểu tượng của Samara và sự thành công của khu vực này.
Tại ngôi nhà mới, nó đã sinh thêm 20 con và nuôi dạy tất cả, một con đã chết vì nguyên nhân tự nhiên vào năm 2015.
Khoảng 50 con hổ con sinh ra tại khu bảo tồn, dân số động vật hoang dã của Samara ngày càng tăng. Nhiều con được chuyển đến các khu bảo tồn và công viên quốc gia khác thông qua các Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã Nguy cấp.
Sư tử cũng dần xuất hiện vào năm 2019, sau đó chúng sinh con đẻ cái và ngày một nhiều hơn ở khu bảo tồn. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của báo hoa mai vào năm 2021. Lần đầu tiên sau nhiều năm, máy ảnh đặt trong khu vực ghi được hình ảnh về một con báo hoa mai đực to lớn.
"Gia đình hổ" uy nghi, hùng tráng tại Hội Xuân thành phố biển Vũng Tàu
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, đội ngũ công nhân làm việc tại TP Vũng Tàu đang tất bật thực hiện những khâu trang trí cuối cùng cho Hội Xuân năm nay.
Năm nay, Công ty cổ phần Phát triển cây xanh và đô thị Vũng Tàu cho thiết kế tượng "gia đình hổ" oai phong với vị trí đặt ngay trung tâm Hội Xuân. Chú hổ lớn nhất với chiều cao gần 6m, dài gần 3m tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho du khách lẫn người dân địa phương.
Năm nay, vị trí Hội Xuân được tổ chức ở công viên Bãi Trước, trải dài tuyến đường Quang Trung hứa hẹn góp phần làm tăng thêm sự mát mẻ, thơ mộng hơn cho những người ghé thăm nơi đây.
Thay vì chọn tạo hình hổ đáng yêu, Vũng Tàu đã chọn hình ảnh uy nghi, hùng tráng, dũng mãnh của đàn hổ với góc nhìn hướng lên thể hiện sự quyết tâm phấn đấu chiến thắng dịch bệnh, đưa kinh tế phát triển trở lại trong năm 2022
Từ sáng sớm, những chiếc xe tải chở đầy hoa đã di chuyển đến khu vực tổ chức Hội Xuân TP Vũng Tàu để công nhân vận chuyển vào khu vực khuôn viên trang trí tiểu cảnh.
Hơn 25.000 chậu hoa đủ các loại, đa dạng sắc màu quy tụ từ khắp nơi mang về trang trí cho Hội Xuân năm nay.
Để không khí Tết đến gần hơn với mọi người, những giỏ hoa ở đây được bày trí chủ đạo là màu đỏ, vàng và nhiều màu sắc tươi sáng khiến không khí Tết trở nên ấm áp hơn.
"Năm nay tôi không về quê ăn Tết, tranh thủ hoàn thành nhanh tiểu cảnh để phục vụ người dân vui chơi, mọi người vui thì mình cũng hạnh phúc", cô Hoàng Vinh (45 tuổi, quê Nghệ An), công nhân chăm sóc, cắt tỉa hoa chia sẻ.
Công nhân tất bật làm việc liên tục trong ngày để kịp hoàn thiện các công trình tiểu cảnh.
Từng khuôn gạch được xếp ngay ngắn thành hàng dọc theo tiểu cảnh ở nhiều khu vực khác nhau. Ngoài việc gia cố chậu hoa bằng những thanh tre thì đây là biện pháp làm tăng thêm sự chắc chắn cho tiểu cảnh hoa, vừa tăng tính thẩm mỹ cho Hội Xuân.
Để giữ cho màu sắc hoa luôn tươi mới, công nhân phải luân phiên tưới nước liên tục để tránh cho hoa bị héo. Cách 30 phút, hoa sẽ được tưới một lần để hoa luôn tươi mát dưới cái nóng của thành phố biển.
Nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện, nhiều xe tải liên tiếp đưa hoa về khu vực Hội Xuân, dùng cần cẩu di chuyển các chậu hoa cúc đến các tiểu cảnh để trang trí.
Sau khi tưới cây và sắp xếp gạch, ông Nguyễn Văn Cương (48 tuổi, quê ở Nghệ An) tiếp tục lấy xẻng để lấp lại các phần đất chưa bằng phẳng.
"Tôi làm đủ thứ, chỗ nào thiếu người thì vào làm phụ. Năm nay tôi không về quê ăn Tết, thứ nhất là do dịch bệnh, thứ hai là mình ở đây ăn Tết với gia đình, ngắm Hội Xuân do một phần công sức mình làm nên cảm thấy rất vui", ông Cương nói.
Các công nhân ăn vội bữa cơm trưa sau những giờ lao động vất vả. Hầu hết họ đều là những người miền Trung xa quê, đến thành phố biển để mưu sinh.
Phú Yên: Vùng đất trồng cây gì cũng còi dí, dân vãi thứ hạt này, ai ngờ trái ra quá trời, thu tiền nhiều hơn Trên vùng đất đá dăm, sạn cốm chai cứng ở tỉnh Phú Yên, nếu trồng đậu xanh, đậu đen thì cây cao không quá gang tay người lớn, không ra trái, còn trồng đậu đỏ thì mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Trời nắng, nông dân các huyện Tuy An, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) tranh thủ thu...