Cặp vợ chồng lập mưu chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của ngân hàng
Vợ chồng Trang và Long dùng thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn với các thông tin giả để vay tín chấp ngân hàng.
Sau đó, Trang làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng xác nhận thu nhập, đồng thời liên hệ với các nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay vốn để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng.
Chiều 28/9, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Long (SN 1989, trú tại phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) 36 tháng tù; bị cáo Quách Hiền Trang (SN 1994, vợ Long) 18 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo bản án sơ thẩm, do cần tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, từ tháng 1 đến tháng 8/2017, vợ chồng Trang và Long nảy sinh ý định lừa đảo chiếm đoạt tiền ngân hàng. Hai bị cáo dùng thủ đoạn lập hồ sơ vay vốn với các thông tin giả để vay tín chấp ngân hàng. Trang làm giả chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hợp đồng lao động, bảng xác nhận thu nhập.
Sau đó, Trang và Long liên hệ với các nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay vốn để chiếm đoạt tiền. Với phương thức trên, từ ngày 28/4/2017 đến ngày 17/5/2017, Trang đã chiếm đoạt 120 triệu đồng, Long chiếm đoạt 380 triệu đồng của Ngân hàng VPBank.
Cụ thể, khoảng tháng 5/2017, chị Đỗ Thị T, nhân viên ngân hàng lập trang website chạy chương trình vay vốn và đăng ký số điện thoại để khách hàng liên hệ. Trang xem thông tin trên nên làm giả bộ hồ sơ xin vay vốn, ảnh của Trang nhưng họ tên, địa chỉ người vay vốn là giả mạo.
Vợ chồng bị cáo Trang và Long tại phiên toà.
Tiếp đó, Trang lập hồ sơ lấy tên Nguyễn Hiền Trang và hợp đồng lao động. Trang liên hệ với chị T và nộp hồ sơ vay tín chấp số tiền 120 triệu đồng. Ngân hàng sau đó giải ngân vào tài khoản mang tên Nguyễn Hiền Trang. Thực chất, Trang đã dùng chứng minh nhân dân giả mang tên Nguyễn Hiền Trang để lập tài khoản ngân hàng và rút tiền để chi tiêu cá nhân.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, ban đầu, Trang không thừa nhận hành vi làm hồ sơ giả, không thừa nhận sử dụng ảnh chân dung của mình để làm giả chứng minh dân dân. Nhưng về sau, Trang thừa nhận làm giả các tài liệu trên để lừa đảo. Sau khi chiếm đoạt tiền, Trang bỏ trốn đến ngày 10/11/2021 thì bị bắt.
Cơ quan điều tra cũng làm rõ, Long sử dụng hồ sơ vay vốn đứng tên Vũ Quang Minh để chiếm đoạt 300 triệu đồng. Số tiền này, Long chuyển khoản vào các khoản tài khoản khác nhau. Ngoài ra, Long còn sử dụng hồ sơ vay tín chấp đứng tên Nguyễn Minh Đức để chiếm đoạt 80 triệu đồng của ngân hàng.
Quá trình điều tra, bố của Long trình bày, Long có biểu hiện bệnh lý tâm thần từ nhỏ, học lực kém, trí nhớ kém nhưng gia đình không có điều kiện nên không cho Long đi khám bệnh. Đến năm 2020, gia đình đưa Long đến Bệnh viện Bạch Mai khám, điều trị nội trú từ ngày 22 đến ngày 29/5/2020.
Tuy nhiên, lời khai của Trang cho thấy, Long và Trang chung sống với nhau từ năm 2015 đến 2020 thì ly thân. Quá trình sinh sống, Long hoàn toàn bình thường và cặp vợ chồng lừa đảo này có hai con chung.
Trong vụ án này còn có 11 hồ sơ khác, qua xác minh thông tin người đứng tên vay đều không có thật. Đến nay do kết luận giám định chưa đủ cơ sở kết luận do Trang và Long ký tên, ảnh trên chứng minh nhân dân không phải là Trang và Long.
Cơ quan điều tra xác định, chưa có căn cứ kết luận Trang và Long lập giả các hồ sơ trên. Hiện, cơ quan điều tra đã tách rút phần tài liệu này để tiếp tục điều tra làm rõ và xử lý sau.
Đối với hành vi làm giả chứng minh nhân dân, hợp đồng lao động, giấy xác nhận thu nhập…, cơ quan điều tra chỉ thu giữ được bản photo, không trưng cầu giám định được nên không có căn cứ xử lý.
Quá trình giải quyết vụ án, bị cáo Long mới khắc phục số tiền 200 triệu đồng, chiếm đoạt 180 triệu đồng.
Vợ chồng "hờ" chiếm đoạt hơn 1,7 tỷ đồng từ lừa bán nhà phố cổ
Quá trình đặt cọc, Hiệp đưa sổ đỏ giả ở địa chỉ 48 Hàng Đào (Hà Nội) cho chị G xem.
Sau khi kiểm tra, chị G đặt cọc cho vợ chồng Hiệp hơn 1,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên sau đó, chị G kiểm tra lại trên hệ thống dữ liệu thì phát hiện dãy số trong sổ đỏ Hiệp đưa ra lại có địa chỉ tại 293 Chùa Bộc (Hà Nội).
TAND TP Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Hiệp (SN 1991, trú tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) 13 năm tù về các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức.
Liên quan đến vụ án này, bị cáo Nguyễn Hồng Thái (SN 1989, trú tại phường Đông Ngàn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) bị tuyên phạt 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bị hại trong vụ án là chị Nguyễn Châu G (SN 1983, ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, năm 2015, Hiệp ly thân với chồng. Năm 2016, Hiệp chung sống như vợ chồng với Thái, nhưng không đăng ký kết hôn và có một con chung.
Khoảng tháng 4/2019, do cần tiền ăn tiêu, Hiệp thuê người làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) căn nhà tại số 48 phố Hàng Đào (Hà Nội) mang tên Nguyễn Hồng Thái. Sau đó, Hiệp đăng thông tin trên mạng Internet cần bán hoặc cho vay 800 triệu đồng với tài sản là sổ đỏ giả tại địa chỉ 48 Hàng Đào.
Hai bị cáo Hiệp và Thái tại phiên toà.
Đọc được thông tin, chị Nguyễn Châu G có ý định mua lại căn nhà trên nên đã đến tận nơi tìm hiểu. Tại địa chỉ 48 Hàng Đào khi đó đang kinh doanh quần áo, người bán hàng cho hay chỉ là người làm thuê, không biết chủ là ai. Vì vậy, chị G đã hẹn gặp vợ chồng Hiệp để đặt vấn đề mua nhà.
Tại cuộc gặp, bị cáo nói với chị G, do chị gái Hiệp bị bắt vì buôn bán mỹ phẩm giả, cần tiền để lo cho chị nên phải bán và cầm cố căn nhà trên. Chị G. đồng ý mua nhà với giá 6 tỷ đồng, rồi cùng cặp vợ chồng "hờ" và nhân viên Văn phòng thừa phát lại Ba Đình lập vi bằng thể hiện nội dung hai bên đặt cọc tiền mua nhà của vợ chồng Hiệp.
Quá trình đặt cọc, Hiệp đưa sổ đỏ giả ở địa chỉ 48 Hàng Đào cho chị G xem. Sau khi kiểm tra, chị G chuyển số tiền hơn 1,7 tỷ đồng cho vợ chồng Hiệp. Tuy nhiên sau đó, chị G kiểm tra lại trên hệ thống dữ liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội thì phát hiện dãy số trong sổ đỏ Hiệp đưa ra lại có địa chỉ tại 293 Chùa Bộc (Hà Nội). Biết mình bị lừa, chị G đã trình báo cơ quan Công an.
Cũng theo bản án sơ thẩm, ngoài việc cùng với Hiệp lừa đảo chiếm đoạt của chị G số tiền hơn 1,7 tỷ đồng, Hiệp còn thuê người làm giả 5 loại giấy tờ của cơ quan Nhà nước để sử dụng.
Cụ thể, Hiệp làm giả giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, dùng để đăng ký kết hôn với Thái và đăng ký khai sinh cho con chung của chị ta với Thái. Hiệp làm giả giấy chuyển hộ khẩu do Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cấp dùng để nhập khẩu cho Hiệp và con về hộ khẩu gia đình Thái.
Hiệp cũng làm giả sơ yếu lý lịch tự thuật, trích lục khai sinh và phiếu lý lịch tư pháp mang tên Nguyễn Ngọc Diệp để xin làm việc tại Ngân hàng Shinhan Bank.
Tại phiên tòa, chị G trình bày, do ham mua được nhà với giá hợp lý mà chị đã bị lừa. Chị G mong muốn HĐXX buộc hai bị cáo trả lại cho chị số tiền hơn 1,7 tỷ đồng mà hai bị cáo đã chiếm đoạt của chị.
Ngoài hình phạt tù như trên, HĐXX còn buộc hai bị cáo Hiệp và Thái phải bồi thường toàn bộ số tiền đã chiếm đoạt cho bị hại.
Mê mẩn với "cổ vật đồng đen", bị lừa 3,2 tỷ đồng Làm giả giấy tờ để lừa bán các cổ vật gia truyền giả và chiếm đoạt hơn 3 tỷ đồng trong nhiều năm, đối tượng Thông Thị Định bị bắt. Ngày 28/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã thực hiện lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở của bị can Thông Thị Đinh (SN 1956, ngụ xã La...