Cặp vợ chồng bệnh Down kỷ niệm 25 năm ngày cưới: Không có ký ức cho đến khi gặp anh
Em gái của cặp đôi bệnh Down cho hay ‘Maryanne không nhớ cuộc sống trước khi gặp Tommy. Ngày chị gặp anh ấy, chị đã có nụ cười lớn nhất trên khuôn mặt…’
Cặp đôi bệnh Down kết hôn đầu tiên của anh vẫn hạnh phúc sau 25 năm.
Năm 1995, Maryanne và Tommy Pilling làm đám cưới và là cặp vợ chồng đầu tiên mắc hội chứng Down ở Anh đã kết hôn. Đám cưới mang tính bước ngoặt của họ chứng minh cho thế giới thấy rằng bệnh nhân Down xứng đáng được yêu thương và hạnh phúc như bất cứ ai.
Giờ đây, sau 25 năm, Maryanne (48 tuổi) cùng Tommy (62 tuổi) vẫn ở bên nhau, nắm chặt tay và khiến những người từng nghi ngờ cuộc hôn nhân này phải nghĩ lại.
Maryanne đang giúp chăm sóc chồng Tommy cùng với em gái của cô Lindi Newman (32 tuổi) và mẹ Linda (69 tuổi).
‘Nếu tôi không nhầm thì anh chị là cặp vợ chồng bị Down sống lâu nhất với nhau. Thực tế là trước đây anh chị vẫn sống độc lập nhưng vài năm gần đây khó khăn hơn nhiều nên Maryanne hơi buồn. Tommy không ngủ được, trí nhớ của anh ấy vẫn tốt nhưng có sự thay đổi tâm trạng và sức khỏe của anh đang suy giảm nhanh chóng’, em gái Lindi – người chăm sóc cặp đôi toàn thời gian – nói.
‘Maryanne không nhớ cuộc sống trước khi gặp Tommy. Ngày chị gặp anh ấy, chị đã có nụ cười lớn nhất trên khuôn mặt và không thể ngừng nói về anh Tommy. Sắp kỷ niệm 25 năm ngày cưới, chúng tôi sẽ lên kế hoạch làm bữa tiệc lớn vào tháng 7 cho anh chị’, Lindi chia sẻ thêm.
Maryanne cho biết: Ngày cưới là ngày hạnh phúc nhất đời tôi.
Video đang HOT
Tommy ngỏ lời cầu hôn Maryanne sau 18 tháng hẹn hò. Trước đó, anh đã được mẹ bạn gái cho phép.
‘Cậu ấy mang theo một chiếc nhẫn đồ chơi từ máy bán hàng tự động’, em gái Maryanne chia sẻ. ‘Mẹ tôi ngay lập tức đồng ý nhưng muốn mọi thứ trang trọng hơn nên đã đưa Tommy đến một tiệm trang sức để mua nhẫn’.
Sự ủng hộ của mẹ Maryanne vấp phải nhiều ý kiến phản đối. ‘Bà bị chê trách dữ dội nhưng vẫn khẳng định kết hôn là do các con tự quyết’, Lindi nói.
Maryanne và Tommy vào năm kỉ niệm 22 ngày cưới.
Sau hôn lễ, Maryanne và Tommy chung sống trong căn nhà ngay gần bố mẹ, tự lo liệu mọi thứ.
‘Chúng tôi không bao giờ cãi nhau. Tôi yêu chồng rất nhiều. Anh ấy như bạn thân nhất của tôi’, Maryanne bộc bạch.
Cuộc hôn nhân bền vững của hai người là minh chứng cho việc người bệnh Down vẫn có thể có cuộc sống độc lập, lãng mạn.
Cả hai đã được Lindi Newman thiết lập cho một trang Facebook để cập nhật tất cả những sự kiện trong cuộc sống tràn ngập nụ cười hạnh phúc của hai người.
Minh Khôi (T/h)
Theo Đời sống & Pháp luật
Kế hoạch khẩn cấp cứu đa dạng sinh học nước ngọt thế giới
Ngày 27-2, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho biết, các nhà bảo tồn đã đề xuất một kế hoạch phục hồi khẩn cấp nhằm đảo ngược sự suy thoái nhanh chóng của các loài nước ngọt và sinh cảnh của chúng.
Chim ngập nước. Ảnh: IHE Delft.
Đề xuất được đăng trên tạp chí BioScience ngày 19-2, trong bối cảnh đa dạng sinh học tại các con sông, hồ và vùng đất ngập nước đang biến mất với tốc độ báo động, đe doạ tới những dịch vụ hệ sinh thái hỗ trợ cuộc sống của con người.
Kế hoạch Phục hồi khẩn cấp kêu gọi thế giới thực hiện các hành động gấp rút để giải quyết các mối đe doạ dẫn đến sự sụt giảm 83% quần thể các loài nước ngọt và làm suy thoái 30% hệ sinh thái nước ngọt, kể từ năm 1970, những hệ sinh thái cung cấp cho chúng ta nước, thực phẩm, sinh kế và bảo vệ con người khỏi bão lũ và hạn hán.
Được xây dựng bởi một nhóm các nhà khoa học toàn cầu đến từ WWF, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), Tổ chức Bảo tồn quốc tế (CI), Đại học Cardiff, cùng các tổ chức và viện nghiên cứu học thuật danh tiếng khác, đây là kế hoạch toàn diện đầu tiên hướng tới bảo vệ và phục hồi môi trường sống nước ngọt, là nơi có mật độ loài trên km2 lớn hơn nhưng lại có tốc độ suy giảm đa dạng sinh học nhanh gấp hai hoặc ba lần so với trên đất liền và dưới đại dương.
Kế hoạch đưa ra sáu điểm ưu tiên những giải pháp bắt nguồn từ tiến bộ khoa học và đã được áp dụng thành công ở một số khu vực: dòng chảy tự do trên các dòng sông, giảm ô nhiễm, bảo vệ các sinh cảnh đất ngập nước quan trọng, chấm dứt nạn đánh bắt cá quá mức và khai thác cát không bên vững ở sông hồ, kiểm soát các loài ngoại lai đồng thời bảo vệ và khôi phục sự kết nối giữa các dòng sông thông qua cải tiến quy hoạch đập và các cơ sở hạ tầng khác.
Tháng 11 vừa qua, trong cuộc họp có tính bước ngoặt của Công ước về Đa dạng sinh học, các chính phủ đã thống nhất xây dựng một thỏa thuận toàn cầu mới nhằm bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học. Dựa trên kết quả cuộc họp này, nhóm tác giả đề xuất một số mục tiêu mới, bao gồm khôi phục dòng chảy, kiểm soát khai thác cát trái phép và thiếu quản lý ở các dòng sông, và tăng cường quản lý nghề cá nước ngọt, một ngành nghề đang nuôi sống hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Việt Nam đóng vai trò then chốt đẩy lùi suy giảm đa dạng sinh học
Ông Dave Tickner, Cố vấn trưởng về Chương trình nước ngọt của WWF-Anh, tác giả chính của bài báo cho biết: "Khủng hoảng đa dạng sinh học ở sông, hồ và các vùng đất ngập nước đang diễn ra nghiêm trọng hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới - với hơn một phần tư các loài nước ngọt đang trên đà tuyệt chủng. Kế hoạch Khôi phục khẩn cấp này có thể ngăn chặn sự suy thoái kéo dài hàng thập kỷ và khôi phục sự sống cho các hệ sinh thái nước ngọt nuôi dưỡng cả xã hội và nền kinh tế của chúng ta nhưng lại đang chết dần chết mòn".
Ông Marc Goichot, Trưởng Chương trình nước ngọt, WWF-Greater Mê Công nhận định: "Bao phủ khoảng 1% bề mặt trái đất, các dòng sông, hồ và vùng đất ngập nước là nhà của 10% loài trên thế giới và của nhiều loài cá hơn tất cả các đại dương. "Các dòng sông nhiệt đới lớn như sông Mê Công có số lượng các loài nước ngọt cư trú cực kỳ cao, là một nguồn cung cấp protein dồi dào cho hàng triệu người Việt Nam".
Nhưng những hệ sinh thái dễ bị tổn thương này đang biến mất rất nhanh cùng với các quần thể động vật lớn - như cá heo sông, hàng trăm loài cá và chim di cư, cá sấu và rùa khổng lồ - cũng đã sụt giảm 88% chỉ trong nửa thế kỷ qua.
Giáo sư Steven Cooke, Đại học Carleton - Canada, đồng tác giả bài báo nhấn mạnh: "Những nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ đạ dang sinh học nước ngọt không mới lạ gì, thế nhưng thế giới đã liên tục thất bại và nhắm mắt làm ngơ trước thảm hoạ này dù cho các hệ sinh thái nước ngọt khoẻ mạnh đóng vai trò quan trọng đến như thế nào đối với sự sinh tồn của chúng ta. Kế hoạch Phục hồi khẩn cấp xây dựng một lộ trình đầy tham vọng nhằm bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt cùng với tất cả những lợi ích mà chúng mang lại cho con người trên khắp thế giới này".
Kế hoạch Khôi phục khẩn cấp nhấn mạnh một loạt các biện pháp giúp thay đổi công tác quản lý và cải thiện sức khỏe của sông, hồ, và vùng đất ngập nước, ví dụ như bảo đảm xử lý hơn 20% nước thải trước khi xả ra thiên nhiên, không xây dựng các đập thủy điện trên những con sông có dòng chảy tự nhiên còn lại trên thế giới, cũng như hợp tác với cộng đồng địa phương để mở rộng và củng cố các khu vực bảo tồn.
Ông Goichot khẳng định: "Việt Nam có thể đóng vai trò then chốt trong việc đẩy lùi sự suy giảm đa dạng sinh học nước ngọt bằng cách giải quyết các mối đe dọa như thủy điện và đê điều khiến các sinh cảnh bị phân mảnh, khai thác cát và sử dụng nguồn nước ngầm quá mức - khiến cho cả đồng bằng châu thổ thu hẹp và chìm dần, ô nhiễm nghiêm trọng và rất nhiều yếu tố khác nữa. Việc giảm nhẹ tác động của những vấn nạn sẽ tạo ra nhiều lợi ích xã hội kinh tế, từ an ninh lương thực đến kinh doanh bền vững và khả năng chống chịu thiên tai. Tất cả những điều này đều cho thấy vai trò quan trọng của công tác bảo tồn và khôi phục nước ngọt trong bản Thỏa thuận mới vì thiên nhiên và con người."
THẢO LÊ
Theo nhandan.com.vn
Ninh Bình: Phát hiện mới về cấu trúc quần xã côn trùng ở Tràng An Đề tài nghiên cứu tại Tràng An của tiến sỹ Phạm Thị Nhị, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã phát hiện một loài mới thuộc họ ong Kén nhỏ và nhiều loài côn trùng lần đầu được ghi nhận ở Việt Nam. Quần thể danh thắng Tràng An. (Ảnh: Minh Đức/ TTXVN) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ...