Cấp ủy quan tâm, tín dụng chính sách tăng về lượng và chất
Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã quan tâm, chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách, coi đây là một kênh tín dụng hiệu quả trong giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Nâng cao vai trò cấp ủy
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, trong thời gian qua, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Long Phú đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) huyện.
Việc phối hợp triển khai đã cho thấy hiệu quả tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trong huyện.
Theo đó, Ban Thường vụ Huyện ủy Long Phú đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện; chỉ đạo cấp ủy và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện phối hợp UBND các xã, thị trấn, các cấp hội nhận ủy thác cho vay thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của tín dụng chính sách đối với hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, các đối tượng chính sách khác.
Nguồn vốn tín dụng chính sách giúp người nghèo trên địa bàn huyện Long Phú (Sóc Trăng) có vốn đầu tư chăn nuôi, trồng trọt, tạo việc làm, tăng thu nhập. (ảnh: Kim Thoa)
Thông qua công tác tuyên truyền, vận động đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, các đơn vị nhận vốn ủy thác trong việc đôn đốc, thu hồi vốn vay và lãi vay. Xây dựng lộ trình, kế hoạch thu hồi vốn vay và lãi vay, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn nhằm đưa đồng vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, ổn định xã hội, bảo đảm trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội trên địa bàn huyện.
Gắn với hoạt động khuyến nông
Lãnh đạo Huyện ủy Long Phú cũng chỉ đạo cấp ủy và Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện tập trung thực hiện tốt công tác bình xét các đối tượng vay vốn, đảm bảo dân chủ, công khai, đúng quy trình, đối tượng.
Video đang HOT
Trong công tác tuyên truyền, vận động về tín dụng chính sách, huyện chú trọng tuyên truyền, vận động đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân thực hiện đúng nghĩa vụ vay vốn, trả nợ; phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong vay vốn, trả lãi và vốn gốc.
Bên cạnh đó, Huyện ủy Long Phú còn chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi, đảm bảo người vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện nghĩa vụ trả nợ, lãi và gửi tiết kiệm định kỳ theo hợp đồng vay vốn, phát huy hiệu quả sử dụng vốn vay.
Một trong những hoạt động được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm đó là chỉ đạo thực hiện gắn tín dụng chính sách với các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến nông, khuyến ngư cho người dân. Đây cũng là một trong những điểm mấu chốt để nâng cao chất lượng tín dụng; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn.
Huyện Long Phú đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng chính sách xã hội, bố trí Chủ tịch UBND các xã, thị trấn tham gia thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH huyện. Ngoài ra, huyện còn quan tâm bố trí nguồn vốn ngân sách huyện ủy thác, hỗ trợ phương tiện, trang thiết bị, trụ sở làm việc; bổ sung, xác nhận đối tượng vay vốn, chỉ đạo củng cố nâng cao chất lượng tín dụng. Vì vậy, chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện ngày càng có sự chuyển biến tích cực, dư nợ tăng trưởng đều hàng năm, tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm được kiểm soát ở mức thấp và ổn định.
Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Long Phú Nguyễn Văn Quỳnh Anh cho biết: “Thời gian qua, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện đã quan tâm hỗ trợ chúng tôi về mọi mặt. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách địa phương còn khó khăn nhưng huyện đã quan tâm, bố trí, cân đối nguồn vốn ủy thác cho chúng tôi để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn… Tổng dư nợ toàn huyện trên 271 tỷ đồng với 2.187 hộ vay vốn. Qua đó, nguồn vốn được phân bổ kịp thời đến UBND các xã, đảm bảo nguồn lực đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác”.
Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, cấp ủy, chính quyền địa phương đã nhận thức rõ rệt hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, ổn định an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Qua đó, đã tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng chính sách, tạo điều kiện để Ngân hàng CSXH hoàn thành các nhiệm vụ.
Theo Danviet
Nghiêm túc 'tự soi, tự sửa'
Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), trên tinh thần "tự soi, tự sửa" đã từng bước đẩy lùi và khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước...
Trước khi có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), nhận định về "một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống" là vấn đề khiến các tổ chức Đảng, đảng viên lúng túng trong việc chỉ ra được cụ thể là ai, ở đâu có những biểu hiện này.
Khi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ra đời với việc chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; cùng với đó, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW (ngày 24/9/2018) về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại tổ chức Đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp kèm theo 82 biểu hiện cụ thể để nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, đã giúp mỗi tổ chức Đảng, đảng viên tự liên hệ, tự nhận thức một cách rõ ràng hơn về sự suy thoái thực sự ở đâu, những biểu hiện cụ thể nào, từ đó để có kế hoạch, lộ trình khắc phục.
Một cuộc giao ban khối Dân vận ở xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên). Ảnh: Mai Hoa
Đồng chí Lê Huy Khoa - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên) cho rằng, ban đầu khi đề cập đến "suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống", mỗi người đều nghĩ không, hoặc chưa liên quan đến mình, nhưng quá trình kiểm điểm được tổ chức và đồng chí phân tích cặn kẽ thì ai cũng thấy mình trong đó để tự giác nhận khuyết điểm, từ đó cũng tự giác khắc phục.
Hay nói cách khác, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) là sự "thức tỉnh" tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên nhận diện rõ và đúng hơn về mình. Và thực tế ở Đảng bộ xã Hưng Đạo, qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), nhiều đảng viên được nhận diện có 1 đến 6 biểu hiện suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống.
Với tinh thần "tự soi, tự sửa" gắn với tuyên truyền, giác ngộ cho cán bộ, đảng viên, đến nay đã khắc phục và nâng cao ý thức trong việc học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng của cán bộ, đảng viên; tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình trong các cuộc họp của đảng bộ và sinh hoạt chi bộ sôi nổi, thẳng thắn và trách nhiệm hơn.
Một góc nông thôn mới xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên). Ảnh tư liệu: Thành Duy
Đặc biệt, từ cấp ủy đến chính quyền, MTTQ và các đoàn thể ở xã Hưng Đạo đã thực sự đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể, sâu sát, mỗi việc chỉ đạo được gắn trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân, có kiểm tra, giám sát, có nhắc nhở và đưa vào đánh giá xếp loại cuối năm một cách công tâm, khách quan, dân chủ thật sự.
Nhờ đó, cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách từ xã đến xóm lo lắng với công việc, tuân thủ sự phân công nhiệm vụ của tổ chức để cố gắng hoàn thành. Kết quả là địa phương có sự phát triển toàn diện và đang xây dựng NTM nâng cao.
Những đảng viên có biểu hiện suy thoái được cảnh báo, nhắc nhở, uốn nắn, nếu không giác ngộ và thay đổi thì sẵn sàng xóa tên. Hơn 3 năm qua, Đảng bộ xã Hưng Đạo đã xóa tên, đưa ra khỏi Đảng 11 trường hợp, kể cả trường hợp thuộc diện sàng lọc theo Chỉ thị số 28-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Ở Đảng bộ xã Thanh Chi (Thanh Chương), việc khắc phục các biểu hiện suy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, nhất là đoàn kết nội bộ, tính thống nhất trong Đảng, trong nhân dân được Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ xã quyết liệt trên cơ sở ban hành quy chế làm việc rõ ràng, thực hiện đúng nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách".
Mọi chủ trương, nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương đều được đưa ra bàn bạc, thống nhất trước hết trong Thường trực, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ và hội nghị mở rộng quân - dân - chính xã, đến ở các xóm mới triển khai. Quá trình triển khai các chủ trương, nhiệm vụ thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai, minh bạch rõ ràng, những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp làm trước, hành động trước.
Lãnh đạo xã Thanh Chi (Thanh Chương) kiểm tra hiệu quả mô hình kinh tế vườn, đồi của địa phương. Ảnh: Mai Hoa
Đồng chí Nguyễn Văn Chương - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Chi cho biết: Từ một địa phương nội bộ mất đoàn kết, phong trào trì trệ, cơ sở hạ tầng xuống cấp, nếu như nhiệm kỳ trước không có nhà văn hóa nào đạt tiêu chuẩn thì trong nhiệm kỳ này, địa phương đã xây dựng mới 10/14 nhà văn hóa, trong đó có 9 nhà văn hóa đạt chuẩn NTM.
Và từ không có km đường bê tông nào, thì nay xã Thanh Chi đã làm được 13 km. Hệ thống kênh mương được xây dựng từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước bị xuống cấp trầm trọng cũng được xây dựng lại 7 km trong nhiệm kỳ này. Hệ thống Đài tưởng niệm liệt sỹ, trường học, trạm y tế và một số cơ sở tâm linh cũng được địa phương huy động đầu tư xây dựng, nâng cấp.
Hiện tại, xã Thanh Chi đã đạt 13/19 tiêu chí NTM, các tiêu chí còn lại đang tiếp tục tập trung hoàn thiện. Nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả cũng đã, đang được triển khai và nhân rộng nhằm nâng cao thu nhập cho người dân.
Đồng chí Lê Quốc Khánh - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Tỉnh ủy khẳng định, việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) đã được các cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở triển khai bài bản, nghiêm túc từ việc kiểm điểm, nhận diện rõ những suy thoái, đề ra kế hoạch, lộ trình khắc phục, kể cả bổ sung, khắc phục những biểu hiện phát sinh mới sau kiểm điểm; gắn với kiểm tra, giám sát việc khắc phục các biểu hiện suy thoái theo chương trình kiểm tra, giám sát chuyên đề của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp hàng năm; đưa việc khắc phục các biểu hiện suy thoái theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vào nội dung kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cuối năm của tổ chức Đảng, đảng viên. Theo đó, ở từng biểu hiện suy thoái của từng tổ chức Đảng và đảng viên đều có giải pháp khắc phục cụ thể, tạo ra sự thay đổi về ý thức "tự soi, tự sửa".
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), các nhận diện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống đều được khắc phục và tạo chuyển biến rõ nét. Nổi bật là việc quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng được các cấp ủy đổi mới từ cách thức truyền đạt gắn với tình hình cụ thể của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương.
Các cấp ủy cũng đã tập trung bổ sung các quy chế làm việc, gắn với nêu gương để nêu cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và MTTQ, các đoàn thể trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật tập thể và cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc vi phạm;...
Thông qua đó, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cũng như giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc ở mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, nhất là các khó khăn, bức xúc của nhân dân có chất lượng và hiệu quả hơn.
Mai Hoa
Theo Baonghean
Ban Bí thư bổ nhiệm nhân sự giữ chức Trợ lý Bí thư Thành ủy Hà Nội Ông Nguyễn Văn Cường, hàm Vụ trưởng Vụ Kinh tế tổng hợp, Văn phòng Chính phủ vừa được Ban Bí thư bổ nhiệm giữ chức Trợ lý Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ. Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trao quyết định cho tân Bí Thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ - Ảnh: Trường Phong Ngày...