Cặp tỷ phú Việt ‘tình thân như anh em’, qua mấy tuần kiếm thêm tỷ USD
Cặp tỷ phú gốc Đông Âu Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh chứng kiến túi tiền tăng vọt trong bối cảnh chứng khoán tăng mạnh nhờ dòng tiền khổng lồ đổ vào thị trường.
Trong 10 phiên gần đây, cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank ghi nhận 7 phiên tăng, trong đó có 1 phiên tăng trần 7% và 2 phiên tăng 3%. Giao dịch tăng mạnh lên mức 20-30 triệu đơn vị/phiên.
Tính từ đầu tháng 8 tới nay, cổ phiếu Techcombank đã tăng trên 60%, từ mức khoảng 18.000 đồng/cp lên mức 29.400 đồng/cp như hiện tại. Với cú bứt phá ngoạn mục, trong cùng khoảng thời gian, tài sản của chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đã tăng thêm hơn 600 triệu USD, từ mức gần 1,1 tỷ USD lên 1,7 tỷ USD theo như thống kê của Forbes tính tới hết ngày 21/12.
Cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang tăng với tốc độ nhanh hơn.
Kể từ đầu tháng 10 tới nay, MSN đã tăng khoảng 80%, từ mức 53.000 đồng/cp có lúc lên gần 95.000 đồng/cp (hồi giữa tháng 11). Hiện MSN đang ở mức 84.000 đồng/cp. Với mức giá này, ông Nguyễn Đăng Quang có khối tài sản theo Forbes là 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD.
Hiện ông Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang nằm trong top 5 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam, xếp sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, tỷ phú Trần Đình Long và nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo.
Sở dĩ cổ phiếu Techcombank của ông Hồ Hùng Anh và Masan của Nguyễn Đăng Quang tăng mạnh trong thời gian gần đây là do TTCK chung diễn biến tích cực, dòng tiền ồ ạt đổ vào kênh đầu tư này trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hồi phục nhanh chóng sau đại dịch và có kinh tế vĩ mô ổn định.
Bên cạnh đó, sự bứt phá của Masan và Techcombank dưới bàn tay của cặp tỷ phú Đông Âu này cũng khá ấn tượng.
Trong 9 tháng, lợi nhuận của Techcombank thậm chí còn vượt cả ông lớn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Cặp bài trùng Hồ Hùng Anh-Nguyễn Đăng Quang.
Video đang HOT
Techcombank phát triển mạnh trong vài năm gần đây với quy mô vốn tăng vọt gấp 3 lần sau khi lên sàn hồi tháng 6/2018. Techcombank hoạt động dịch vụ tốt và có lợi nhuận tăng đều qua các năm.
Ông Hồ Hùng Anh hiện đang nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu TCB, gián tiếp sở hữu gần 250 triệu cổ phiếu Masan (MSN).
Bên cạnh đó, vợ và mẹ ông Hùng Anh mỗi người nắm giữ một hơn 174 triệu cổ phiếu TCB, tương đương mỗi người khoảng 5%. Con trai ông Hồ Hùng Anh là Hồ Anh Minh cũng có 137,96 triệu cổ phiếu TCB (3,95%). Đó là chưa kể số cổ phiếu Masan (MSN) mà nhà ông Hùng Anh nắm giữ.
Trong khi đó, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang cũng ấn tượng không kém.
Gần đây, Masan đón dòng tiền lớn hàng trăm triệu đổ về. Mối quan hệ thân thiện chưa từng có giữa Nhật và Việt Nam đang đẩy mạnh dòng vốn Nhật đổ vào các doanh nghiệp đầu ngành Việt thông qua đầu tư gián tiếp, thay vì phần lớn chỉ là đầu tư trực tiếp nước ngoài như trước kia.
CTCP Masan High-Tech Materials (MHT) và Mitsubishi Materials Corporation (MMC) thuộc Masan Group hồi cuối tháng 10 ký cam kết thiết lập liên minh chiến lược hướng đến mục tiêu phát triển nền tảng vật liệu vonfram công nghệ cao hàng đầu.
Theo đó, Mitsubishi Materials Corporation đăng ký mua gần 110 triệu cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD, tương ứng 10% tổng số cổ phần của MHT.
Trước đó, hồi giữa tháng 9/2019, theo CTCP Tài nguyên Masan – Masan Resources (MSR) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC) – một công ty con do MSR sở hữu 100% vốn – đã ký hợp đồng mua lại nền tảng kinh doanh vonfram của H.C. Starck GmbH (có trụ sở tại Đức).
Sự bứt phá về khối tài sản của ông trùm trong lĩnh vực hàng thực phẩm, khoáng sản và bán lẻ tại Việt Nam là nhờ cổ phiếu Masan tăng giá mạnh.
Báo cáo của Masan cho thấy, lợi nhuận của tập đoàn này hồi phục chữ V sau thương vụ sáp nhập VinCommerce (VCM). Bên cạnh đó, Masan cũng được hưởng lợi từ lợi thế thương mại âm phát sinh từ việc “mua hời” H.C Starck Holding hồi đầu tháng 6 năm nay.
Ông Nguyễn Đăng Quang cho biết, chiến lược tích hợp mảng tiêu dùng bán lẻ đang bắt đầu gặt hái những trái ngọt đầu tiên khi VinCommerce sẽ đạt mục tiêu hòa vốn vào quý IV.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 22/12, chỉ số VN-Index tiếp tục tăng và đã đang ở trên ngưỡng 1.080 điểm.
Theo BSC, VN-Index có thể kiểm tra lại ngưỡng kháng cự 1.100 điểm trong giai đoạn tới nhờ các thông tin vĩ mô tích cực cùng với dòng tiền đầu tư của cả khối nội lẫn ngoại đều duy trì nhịp tăng điểm này.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/12, VN-Index tăng 13,62 điểm lên 1.081,08 điểm; HNX-Index tăng 5,09 điểm lên 182,11 điểm. Upcom-Index tăng 0,69 điểm lên 71,64 điểm. Thanh khoản đạt 16,5 nghìn tỷ đồng.
Tài sản của các tỉ phú giàu nhất Việt Nam thay đổi ra sao trong tháng 6?
Trong tháng 6, diễn biến của thị trường chứng khoán đã tác động ra sao đến khối tài sản của các tỉ phú bậc nhất Việt Nam?
Ảnh: VTV.
COVID-19 có lẽ đã thay đổi một vài quy luật trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trong tháng 5, tháng nổi tiếng với cụm từ "Sell in May and go away", thị trường chứng khoán Việt Nam lại có sự bứt phá mạnh mẽ.
Theo thống kê trong 10 năm, kể từ năm 2010, lần đầu tiên VN-Index chứng kiến đà tăng gần 12% trong tháng 5, tháng huyền thoại của "sell and go away". Tổng kết tháng 5.2020, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 94 điểm, từ vùng 767 điểm lên mức 861 điểm (29.5).
Đi cùng với đà tăng mạnh của chỉ số VN-Index, phần lớn cổ phiếu trên thị trường đều đạt được mức sinh lời từ 20-30% trong tháng 5 vừa qua. Kéo theo đó, khối tài sản của các tỉ phú giàu nhất Việt Nam cũng tăng đáng kể.
Trong nửa đầu năm 2020, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có 4 tháng giảm điểm và 2 tháng tăng điểm. Ảnh: FireAnt.
Trái ngược với điều đó, đến tháng 6.2020, thị trường chứng khoán Việt Nam lại trên đà giảm điểm sau một khoảng thời gian dài tăng điểm.
Tổng kết tháng 6, VN-Index giảm hơn 80,5 điểm (tính từ vùng giá cao nhất của phiên 8.6), cùng với sự giảm điểm của nhiều cổ phiếu trên thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Sự biến động của các cổ phiếu trong tháng 6 đã làm thay đổi đáng kể giá trị tài sản trên sàn của các tỉ phú Việt Nam.
Phải kể đến đầu tiên là người đàn ông giàu nhất Việt Nam, tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC).
Theo số liệu thống kê của Forbes, tại thời điểm 30.6 tỉ phú Vượng đang sở hữu khối tài sản trị giá 5,6 tỉ USD. Như vậy, so với hồi cuối tháng 5, giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Vượng đã giảm 500 triệu USD, con số này bằng với mức tăng trong tháng 5.
Tài sản của các tỉ phú từ cuối tháng 5 và cuối tháng 6. Nguồn: Forbes, NCĐT.
Tiếp theo là người phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, 'nữ tướng' của hãng Hàng không VietJet Air (HOSE: VJC). Trong tháng 6, giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của bà Thảo đã giảm 100 triệu USD, từ mức 2,3 tỉ USD hồi cuối tháng 5 xuống còn 2,2 tỉ USD thời điểm hiện tại (30.6).
Cũng trong khoảng thời gian trên, tài sản của Chủ tịch HĐQT của Techcombank, ông Hồ Hùng Anh cũng giảm 100 triệu USD trong tháng 6.
Trong khi đó, tài sản của ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Thaco và ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) không thay đổi, ghi nhận giá trị lần lượt là 1,5 tỉ USD và 1 tỉ USD.
Một điều đáng nói là so với tháng 5, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) đã không còn xuất hiện trong bảng xếp hạng những tỉ phú giàu nhất hành tinh của Forbes tại ngày 30.6.
Như vậy, tại thời điểm cuối tháng 6, Việt Nam còn 5 đại diện góp mặt trong danh sách những tỉ phú giàu nhất thế giới, được bình chọn bởi Forbes.
Tài sản của các tỉ phú giàu nhất Việt Nam thay đổi ra sao trong tháng "sell in May"? Trong tháng 5.2020, tài sản của những tỉ phú giàu nhất Việt Nam đã thay đổi ra sao? Ảnh: MSN. "Sell in May and go away" là một cụm từ nổi tiếng trong giới tài chính. Nó được đưa ra dựa trên sự kém hiệu quả trong lịch sử của các cổ phiếu trong giai đoạn 6 tháng từ đầu tháng 5 và...