Cấp thẻ căn cước cho công dân từ khi chào đời
Việc có nên cấp thẻ căn cước cho công dân ngay khi mới chào đời hay phải chờ đến một độ tuổi nhất định mới cấp là vấn đề vẫn còn ý kiến khác nhau khi Ủy ban TVQH thảo luận về dự luật Căn cước công dân tại phiên họp chiều qua, 24.4.
Người dân lấy dấu vân tay làm CMND – Ảnh: Hoàng Trang
Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam cho hay, một bước tiến quan trọng của dự luật Căn cước công dân so với quy định hiện hành là cấp thẻ căn cước ngay từ khi chào đời, cùng với việc làm thủ tục khai sinh.
Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân băn khoăn: Có nước nào quy định cấp thẻ căn cước như cách mình đang định làm là ngay khi chào đời không, hay đủ 15 tuổi, 18 tuổi mới cấp? “Qua nghiên cứu kinh nghiệm hơn 100 nước có quy định về thẻ công dân cho thấy, tuyệt đại đa số cấp thẻ cho công dân từ 14 tuổi trở lên, hoặc 15, hoặc đủ 18 tuổi trở lên, chỉ có vài nước quy định cấp thẻ cho trẻ em là Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Malaysia và Thái Lan…”, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng giải đáp.
Qua thảo luận, đa số Ủy viên TVQH đều đề nghị cấp thẻ căn cước cho công dân ngay khi chào đời, trên đó ghi rõ số định danh cá nhân để sử dụng thống nhất trong cả cuộc đời mỗi công dân. “Có nghĩa là công dân khi chào đời vẫn đăng ký khai sinh nhưng không phải cấp giấy khai sinh nữa mà sẽ cấp thẻ căn cước, trên đó có thể hiện số định danh cá nhân. Từ 15 tuổi trở đi mới cấp lại thẻ, bổ sung ảnh và vân tay”, Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn nói.
Chỉ cần số định danh cá nhân
Video đang HOT
Ủy ban TVQH đề nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung, làm rõ trước khi trình ra QH, là khi thực hiện luật Căn cước, sẽ giảm bớt bao nhiêu thủ tục giấy tờ khác cho công dân.
Đây cũng là câu hỏi được đặt ra tại phiên thảo luận sáng cùng ngày của TVQH về dự luật Hộ tịch. Theo lý giải của Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, với việc ban hành luật Hộ tịch, có thể đơn giản hóa được hầu hết giấy tờ cá nhân trong lĩnh vực này, trừ giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn. Đối với các giấy tờ cá nhân khác, với tinh thần đơn giản hóa thủ tục hành chính, Đề án 896 (Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020) đã đưa ra lộ trình rà soát, đề xuất phương án đơn giản hóa giấy tờ công dân đồng thời với việc cấp số định danh cá nhân và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG) về dân cư.
“Đến năm 2020, khi CSDLQG đi vào vận hành, người dân chỉ cần cung cấp số định danh cá nhân, không cần nộp hoặc xuất trình giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành chính. Khi đó, có thể cắt giảm hầu hết các giấy tờ cá nhân”, Bộ trưởng Hà Hùng Cường quả quyết.
Theo nghị trình, luật Căn cước công dân và luật Hộ tịch sẽ được QH cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp 7, thông qua tại kỳ họp 8, có hiệu lực thi hành từ 1.7.2015.
Đối với CMND đã được cấp trước ngày luật Căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; trường hợp cần đổi sang thẻ Căn cước công dân thì thực hiện theo luật này. Công dân được miễn phí cấp thẻ căn cước lần đầu, các trường hợp cấp đổi lần sau sẽ mất phí. Dự kiến chi phí cấp thẻ căn cước khoảng 467 tỉ đồng.
Theo Đề án 896 Chính phủ cung cấp tại Ủy ban TVQH hôm qua, thông qua việc thiết lập CSDLQG về dân cư với khoảng 18 thông tin cơ bản nhất của công dân và cấp cho mỗi công dân một số định danh cá nhân để tra cứu thông tin khi giải quyết thủ tục hành chính, sẽ có tối thiểu 1.300 thủ tục hành chính được đơn giản hóa thông qua bỏ những giấy tờ là thành phần hồ sơ đầu vào của thủ tục hành chính. Để làm được điều này, phải sửa đổi tối thiểu khoảng 177 văn bản quy phạm pháp luật.
Theo TNO
Đã tử hình 3 trường hợp bằng tiêm thuốc độc
Sáng nay 28/10, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết sau trường hợp đầu tiên thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ngày 6/8/2013, đến nay mới có thêm 2 trường hợp khác bị thi hành án bằng hình thức này, trong khi còn tồn đọng 684 án tử hình.
Báo cáo trước Quốc hội sáng nay 28/10, Bộ trưởng Bộ Tư Pháp Hà Hùng Cường cho biết hiện cả nước còn 684 phạm nhân đợi kết án tử hình. Trong đó 682 người thuộc trách nhiệm của cơ quan thi hành án của Bộ Công an và 2 trường hợp thuộc trách nhiệm cơ quan thi hành án của Quân đội.
Trường hợp đầu tiên là thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc trên cả nước diễn ra vào ngày 6/8 tại Hà Nội với tử tù Nguyễn Anh Tuấn (SN 1986, quê ở Mê Linh, Hà Nội - Số giam: 2757A1).
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường báo cáo trước Quốc hội
Sau khi kết thúc trường hợp tiêm tử hình này, Bộ Công an đã họp với Công an các địa phương để rút kinh nghiệm thực hiện. Cũng trong tháng 10, cơ quan thi hành án đã tiến hành thêm 2 trường hợp ở Sơn La và Hải Phòng bằng hình thức tử hình mới này.
Tuy nhiên, theo đánh giá, việc tử hình bằng tiêm thuốc độc vẫn còn chậm. Hơn nữa, theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, số người án tù tăng nhanh đang tạo áp lực rất lớn cho công tác giam giữ, cơ sở giam giữ đang bị thiếu.
Bộ trưởng Cường cho biết hiện đang xem xét đề án giam giữ tập trung người bị kết án tử hình ở trại phía Nam và trại phía Bắc.
Bàn giao thi thể tử tù Nguyễn Anh Tuấn sau khi thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc ngày 6/8 tại Hà Nội
Theo Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ 1/7/2011, Việt Nam áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc, thay cho xử bắn trước đó.
Thống kê cho thấy cả nước hiện có 684 tử tù, hàng trăm trường hợp đã đủ điều kiện để thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc (Chủ tịch nước bác đơn xin ân xá - PV).
Dù hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc thay cho xử bắn được nêu trong Luật Thi hành án hình sự đã có hiệu lực từ cách đây 2 năm nhưng do nhiều nguyên nhân mà trong đó có việc không nhập được thuốc ngoại nên hàng trăm tử tù đã phải sống trong cảnh chờ thi hành án. Điều này không những gây quá tải cho các cơ sở giam giữ mà còn tạo ra không khí căng thẳng cho cả tử tù, người quản lý và thân nhân các bên liên quan.
Theo Nguyễn Quyết
Bộ trưởng Tư pháp nhận nhiều tâm thư của người đồng tính Trước những ý kiến "can gián" đề xuất bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường chia sẻ rất nhiều tâm thư của người đồng tính gửi đến ông mong muốn thừa nhận hôn nhân. Bộ trưởng Tư pháp có phiên họp tại UB Các vấn đề xã hội hôm nay, 24/9,...