Cặp song sinh hiếm gặp, được mệnh danh là ’siêu thai’
Hai em bé tại Anh được thụ thai cách nhau 3 tuần và chào đời khỏe mạnh cùng lúc nhờ sinh mổ.
Theo Good Morning America , bà mẹ của cặp “siêu thai” là Rebecca Roberts, 39 tuổi, ở Anh. Người phụ nữ phát hiện mang thai sau thời gian dùng nhiều liệu pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, khi thai nhi được 12 tuần tuổi, qua siêu âm, các bác sĩ phát hiện Rebecca đang có thêm một em bé khác trong bụng. Hai bé có tuổi cách nhau 3 tuần.
Họ đánh giá đây là trường hợp rất hiếm gặp, siêu âm không thể xác định độ khác biệt giữa kích thước của hai bé. Bác sĩ, tiến sĩ sản khoa David Walker, Bệnh viện Royal United (Bath, Anh), người tiếp nhận trường hợp này, cho hay ông rất ngạc nhiên với hiện tượng trên.
Rebecca Roberts và cặp song sinh. Ảnh: ABC News.
Họ chẩn đoán Rebecca mắc chứng “siêu thai” và rất có thể đứa trẻ nhỏ hơn sẽ gặp nguy hiểm. Tháng 9/2020, khi Rebecca mang thai được 33 tuần tuổi, em út Rosalie ngừng phát triển do dây rốn có vấn đề. Chính vì vậy, bác sĩ quyết định mổ bắt thai cho bà mẹ này.
Cùng lúc, Noah, anh trai song sinh cũng chào đời thành công. Bé nặng 2,1 kg và được điều trị ở phòng chăm sóc đặc biệt trong 3 tuần. Do tình trạng dây rốn có vấn đề, bé gái Rosalie buộc phải nằm viện thêm 95 ngày. Hiện tại, hai bé đều được xuất viện và sức khỏe ổn định.
Rebecca Roberts chia sẻ với Good Morning America: “Hai con dường như có sợi dây liên kết đặc biệt. Khi được nằm cạnh, cả hai lập tức cảm nhận được và giơ tay chạm vào mặt nhau rồi mỉm cười”. Bà mẹ tại Anh không giấu nổi hạnh phúc sau khi sinh hai con thành công.
Video đang HOT
Theo Live Science , việc song sinh thụ thai cách nhau có thể xảy ra và rất khó phát hiện vì tuổi đời của bào thai còn rất nhỏ, kích thước quá gần nhau đến mức khó phân biệt.
Tuy nhiên, hiện tượng “siêu thai” rất hiếm gặp. Bởi ba sự kiện rụng trứng, thụ tinh và đậu thai không thể xảy ra cùng lúc. Thông thường, khi người phụ nữ mang thai, cơ thể bắt đầu một số quá trình sinh học nhằm mục đích ngăn ngừa thụ thai đồng thời như giải phóng các hormone ngăn rụng trứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, bà mẹ có thể tiếp tục rụng trứng và tạo cơ hội cho tinh trùng đi vào.
Theo Healthline , hầu hết bà mẹ có “siêu thai” đều đã can thiệp các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm. Ở động vật, hiện tượng này khá phổ biến.
Gian nan tìm con rồi phải đứng giữa lựa chọn ĐƯỢC - MẤT, câu chuyện của người mẹ ở Hải Dương khiến nhiều người rơi lệ
Ôm hai con trong tay mỗi ngày, chị Diệu Linh (sống tại Hải Dương) vô cùng hạnh phúc, sau hành tình tìm con nhiều nước mắt.
Diệu Linh kể lại, hành trình tìm con của chị cũng trải qua nhiều gian khổ, nước mắt và cảm xúc. Lần 1, chị thất bại sau chuyển phôi tươi. 2 bé Gia Huy (2kg7) và Gia Bảo (2kg8) là thành quả của phương pháp IVF lần 2 sau chuyển phôi trữ.
Phải đến lần chuyển phôi trữ lần 2 chị Diệu Linh mới tìm được con như mong đợi (Ảnh: NVCC)
"Lần đầu, mình chuyển 2 phôi tốt, ngày 5 phôi tươi thất bại mặc dù mọi thứ rất ổn. Mình khóc sưng cả mắt mấy ngày, cứ nghĩ lại là khóc. Sau nghỉ ngơi 3 tháng ăn Tết xong, 2 vợ chồng mình lại bắt đầu lên đường đi tìm con. Vì mình say xe, nên chồng phải đi xe máy sáng đi trưa về. Đến ngày chuyển phôi, bác sĩ nói sẽ chuyển 1 lúc 3 phôi, 1 phôi khá và 2 phôi trung bình khá. Lúc ấy, mình lại lo lắng vì sợ phôi yếu.
Mình cứ thế thấp thỏm, rồi ở lại Hà Nội đợi con vào những ngày chớm dịch. Đến ngày 6, mình tò mò quá lén lấy que thử thai đi thử. Nhưng xuất hiện 1 vạch căng đét, mình ngồi khóc một lúc trong nhà vệ sinh vì sợ mọi người biết mình lại thất bại. Sang ngày thứ 7, có cô cạnh phòng thử que lên 2 vạch, rồi thử beta có kết quả.
Thấy họ vui mừng, mà lòng mình đau nhói, rồi cô ấy cầm sang cho mình 1 que thử thai đem thừa đi để mình lấy may. Mình chẳng nghĩ ngợi gì nữa, cầm que vào luôn nhà vệ sinh thử, đặt hi vọng một lần nữa. Lại cái cảm giác chờ đợi, mình thấy vạch đầu tiên xuất hiện, rồi nhắm mắt tầm 1 phút mới dám cầm que lên nhìn lại. Mình vỡ oà hạnh phúc khi nhìn vạch thứ 2, liền vội vã chạy ra khoe mọi người", chị Diệu Linh kể lại.
Để chắc chắn hơn, sáng hôm sau chị thử lại vẫn cho kết quả hiện 2 vạch rõ rệt. Chị liền gọi người đến lấy máu xét nghiệm, như mong muốn con đã đến bên bà mẹ trẻ. Nhưng vui chưa được bao lâu, thì chị lại lo lắng không biết đậu được mấy thai, bao giờ mới có tim thai.
Trải qua thật nhiều vất vả với nhiều cung bậc cảm xúc, bà mẹ trẻ cuối cùng cũng chờ đến ngày sinh con ra đời (Ảnh:NVCC)
Chị quyết định ở Hà Nội đợi tiếp. Cho đến ngày 12, nhà nước thông báo cách ly toàn xã hội, chị vội vàng quyết định về Hải Dương và đợi con ở nhà. 20 ngày sau, qua màn hình siêu âm, bà mẹ trẻ biết rằng, những sinh linh nhỏ bé đã đến bên mẹ. Chỉ có điều, tai chị như ù đi khi được thông báo có 3 thai trong tử cung. Niềm vui xen lẫn sự lo lắng, khiến chị câm tờ giấy siêu âm mà tay run lên bần bật.
Hành trình nghén ngẩm của mẹ trẻ cũng bắt đầu từ đó: "Mình không ăn uống được, chỉ nôn khan ra mật vàng. Cứ thế, mình tụt 10 kg sau 4 tháng nghén. Thai bắt đầu to thì lo lắng ập đến, buộc mình phải lựa chọn giữa giữ và mất. Mình không biết có thể giữ cả 3 con cùng đi hết hành trình hay không, hay buộc lòng phải giảm thiểu đi 1 bé. Cứ như vậy, mình để các con ở bên đến tuần thứ 8 khi đã đủ tim thai. Cuối cùng, mình buộc lòng phải giảm thiểu đi một bé sau khi được bác sĩ tư vấn.
Đó thực sự là một quyết định khó khăn với người làm mẹ, nhưng mình không thể đánh cược với số phận của 4 mẹ con. Càng không chấp nhận một là được cả, 2 là mất cả, nên quyết định lên bàn hậu phẫu giảm thiểu đi một thai. Nằm viện 3 ngày mình về nhà, nghén đúng 4 tháng mình tưởng chừng không giữ được các bé còn lại. Nhưng may mắn là bác sĩ nói thai khỏe lắm, khiến mình có thêm động lực.
Kết thúc hành trình nghén, mình khỏe lại như có 1 siêu năng lực. Mình ăn nhiều hơn, đi lại nhiều hơn. Thậm chí, khi thai to mình cũng không cảm thấy ì ạch gì, tháng cuối mình tự lấy xe đi chơi đi chợ mua đồ ăn vặt mà không ai tin".
Những ngày gần sinh, chị Diệu Linh quyết định mổ chủ động đón các con ở tuần 37. Tuy nhiên, đã bị vỡ kế hoạch vào 36 tuần 2 ngày. Hôm đó buổi trưa, chị vẫn đi xe về nhà ngoại ăn uống no nê rồi về ngủ. Nhưng chỉ 1 cái vặn mình, chị đau không thể ngồi dậy, càng cố xoay, cố ngồi lại càng đau đơn đến bật khóc.
Được nhìn ngắm cặp song sinh kháu khỉnh và đáng yêu mỗi ngày là điều khiến chị Diệu Linh hạnh phúc nhất (Ảnh: NVCC)
Dù không hề có triệu chứng đau bụng, nhưng nhận thấy tình hình không khả quan, nên chị quyết định siêu âm. Bác sĩ nói hai thai to, chèn giãn hết hai bên thận nên chị phải nhập viện luôn. Vì muốn giữ các thêm được ngày nào hay ngày đó, nên bà mẹ trẻ được các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm co. Tuy nhiên, chị nằm một tiếng vẫn không cắt cơn gò. Lúc này, bác sĩ gọi chồng chị vào, thông báo quyết định mổ và đề nghị anh kí giấy.
Nhớ lại khoảnh khắc ấy, chị Diệu Linh tâm sự: "Mình lên bàn mổ lúc 22h58, sau khi gây mê, mình chẳng thấy đau đớn gì. Các bác sĩ nói chuyện, mình biết hết. Khoảng một lúc sau, mình nghe thấy con khóc, bác sĩ nói xong khiến mình nhẹ nhõm cả người. Cô ý tá bế hai con cho kề da với mình mà mình bỗng nhiên khóc như mưa. May mà mọi người động viên mình không được xúc động, để các bác sĩ khâu lại vết mổ".
Hành trình tìm con đầy gian nan, vất vẻ, mệt nhọc, nhưng cuối cùng chị Diệu Linh cũng đã hái được quả ngọt. Cứ thế, giờ bà mẹ trẻ đã được ôm hai con mỗi ngày. Thông qua câu chuyện của mình, chị cũng muốn gửi lời động viên đến những bà mẹ đang trên hành trình tìm kiếm con yêu rằng, các mẹ nhất định đừng bao giờ bỏ cuộc, vì con có thể chỉ là đến "muộn" một chút mà thôi.
Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ mang thai, phát hiện và điều trị thế nào? Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ác tính phổ biến nhất trong thai kỳ, với tỷ lệ ước tính từ 0,8 đến 1,5 trường hợp trên 10.000 ca sinh. Đáng nói là một đến ba phần trăm phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung khi đang mang thai hoặc sau khi sinh. Khoảng một nửa...