Cặp song sinh dính liền chỉ có 1 bàng quang
Các chuyên gia đầu ngành nhận định 2 bé song sinh dính liền tại Hà Giang là trường hợp vô cùng phức tạp, để kết luận tách được hay không phải chờ thêm 6 tháng.
Chiều nay, bệnh viện Việt Đức thông tin chính thức về tình hình sức khoẻ của ca song sinh dính liền tại Hà Giang.
GS.TS Trần Bình Giang, Phó giám đốc bệnh viện cho biết, 2 bé Bàn Văn Đức và Bàn Văn Trung được chuyển xuống bệnh viện vào chiều 14/7 trong tình trạng tím nhẹ toàn thân, tri giác lơ mơ, suy hô hấp nặng, tim dính chung 1 nhĩ, 3 buồng tâm thất.
Bộ trưởng Y tế chỉ đạo bằng mọi cách cứu 2 cháu bé song sinh dính liền
Ngoài ra 2 gan, tim dính chung với nhau thành một khối lớn, 2 gan bị xoay trục và chỉ có duy nhất 1 bàng quang, 1 bé bị teo ruột bẩm sinh.
Tối cùng ngày, sức khoẻ 2 bé xấu đi nên được chuyển tiếp lên khoa Hồi sức tích cực để thở máy, đặt nội khí quản, bóp bóng.
Bệnh viện ngay sau đó đã tiến hành hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành về tim mạch, nhi, tiết niệu, chấn thương chỉnh hình… trong và ngoài.
Video đang HOT
Từ đó kết luận cặp song sinh có tổn thương tim quá phức tạp, mạch máu nằm lạc chỗ nên không thể mổ tách rời để cứu 1 hoặc 2 cháu.
Hướng điều trị tạm thời chỉ điều trị hồi sức chung, cho thở máy, dùng kháng sinh, dinh dưỡng, chăm sóc hằng ngày… Tuy nhiên tiên lượng rất dè dặt. Hai bé vẫn đang suy hô hấp, thở máy, nuôi dưỡng tĩnh mạch.
“Chúng tôi đang nuôi dưỡng sao cho ít nhất các bé sống được qua giai đoạn này. Việc mổ tách được hay không phải chờ ít nhất thêm 5-6 tháng nữa với những chẩn đoán hết sức chuyên sâu để tính toán lại. Nhưng khả năng tách được cũng rất khó khăn”, GS Giang nói.
Có mặt tại bệnh viện thăm bệnh nhi, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng dinh dưỡng cho 2 bé trong giai đoạn sinh tồn này khó khăn nhất, do đó cần phải mời thêm chuyên khoa sơ sinh, dinh dưỡng của bệnh viện Nhi Trung ương sang hội chẩn cùng.
Bộ trưởng cũng đề nghị bệnh viện bằng mọi cách cứu các cháu bằng kỹ thuật cao nhất, nếu không được, ưu tiên giữ 1 cháu.
Gia đình 2 cháu đã nhận được hơn 200 triệu đồng ủng hộ.
Theo Vietnamnet
Mổ nhầm chân trái sang chân phải: Phải nộp thêm tiền
Sau khi biết mình mổ nhầm chân của anh Thảo, bác sĩ lại yêu cầu gia đình nộp tiền thêm thì mới phẫu thuật tiếp chân trái bị bệnh
Tối 19/7, GS-TS Trần Bình Giang - Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) - cho biết, bệnh viện đã yêu cầu bác sĩ H, phẫu thuật viên chính của kíp mổ nhầm chân cho bệnh nhân giải trình về sự việc.
Trước đó, anh Thảo (37 tuổi) trú tại Ứng Hòa, Hà Nội, bị liệt thần kinh chày trước nên chân trái đi tập tễnh. Sau khi kiểm tra, bác sĩ Bệnh viện Việt Đức đã chỉ định mổ để điều trị. Ca mổ diễn ra vào sáng 19/7, tuy nhiên phẫu thuật viên thực hiện ca mổ đã mổ nhầm sang chân phải của anh này.
Bệnh viện Việt Đức, nơi diễn ra ca phẫu thuật nhầm chân trái sang chân phải.
Đáng chú ý, theo người nhà của bệnh nhân, sau khi biết mình mổ nhầm chân của anh Thảo, bác sĩ lại yêu cầu gia đình nộp tiền thêm thì mới phẫu thuật tiếp chân trái bị bệnh. Điều này khiến người thân của anh Thảo vô cùng bức xúc và đã làm đơn khiếu nại lên lãnh đạo bệnh viện.
GS Giang cho hay, bệnh viện đã nhận được khiếu nại của gia đình bệnh nhân Thảo. Theo phản ánh, anh Thảo bị tổn thương thần kinh mác trái và có chỉ định mổ. Cụ thể phẫu thuật viên sẽ mổ chân trái, thực hiện tách cơ chày sau của chân trái đưa lên chày trước để hỗ trợ vận động.
Tuy nhiên, sau khi hoàn thành ca mổ thì bệnh nhân mới tự phát hiện bị mổ nhầm và thông báo với kíp mổ. GS Giang thừa nhận rằng, sai sót mổ nhầm chân trái sang chân phải sẽ có ảnh hưởng nhất định tới chức năng của chân phải.
"Ngay buổi tối 19.7, bác sĩ kíp phẫu thuật đã xin lỗi bệnh nhân và người nhà. Chúng tôi đã yêu cầu bác sĩ H - phẫu thuật viên chính của kíp mổ - giải trình về sự việc. Sau đó, bệnh viện sẽ có điều tra làm rõ nguyên nhân và có hướng xử lý thích đáng. Bệnh viện cũng đã yêu cầu lãnh đạo khoa xem xét quy trình mổ để xem lỗi từ khâu nào và gặp người nhà và bệnh nhân để xin lỗi với tinh thần cầu thị" - GS Giang nhấn mạnh.
Bệnh viện Việt Đức sẽ chịu trách nhiệm hỗ trợ, miễn phí hoàn toàn các chi phí của của bệnh nhân. Đồng thời, thực hiện điều trị thoả đáng và theo dõi các sức khoẻ sau này của bệnh nhân.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng nhầm lẫn tai hại mà bác sĩ mắc phải. Cách đây không lâu, ngày 17/2, chị Lê Thị Thương (35 tuổi, ngụ tại xóm 6 phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đưa con là Phạm Thành Luân (6 tuổi) bị gãy đầu xương trụ cổ tay phải do ngã đến Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An điều trị.
Tại đây, các bác sĩ thực hiện ca phẫu thuật, nắn xương trụ thẳng lại rồi đóng đinh cố định ở cổ tay phải. Sau khi hoàn thành ca phẫu thuật, bác sĩ hẹn "sau ba tháng chị đưa con đến để tái khám và rút đinh". Ngày 15/6 chị Thương đưa con trở lại bệnh viện theo đúng lịch hẹn. Bác sĩ Tuấn và một bác sĩ gây mê cùng một kĩ thuật viên thực hiện ca phẫu thuật này.
Tuy nhiên, theo chị Thương lần phẫu thuật này dài gần 2 giờ, lâu hơn nhiều khi so với lần đóng đinh ban đầu. Sau đó, khi ca phẫu thuật hoàn thành chị thấy hai cổ tay của con đều băng bó như nhau.
Sau khi xảy ra sự việc, BS Phạm Văn Dũng, phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An đã thừa nhận kíp phẫu thuật đã để xảy sai sót không đáng có dẫn đến hậu quả mổ nhầm tay.
Đáng lẽ phẫu thuật cổ tay phải nhưng do vết mổ cũ bị mờ nên kỹ thuật viên lại lấy ven truyền dịch ở tay trái. Do đó, phẫu thuật viên cứ tưởng cổ tay trái đã đóng đinh nên để tay trái lên vị trí mổ. Bác sĩ tìm mãi không thấy đinh nên mới biết đã phẫu thuật nhầm tay của cháu.
Việt Yên (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Bị thương chân trái, mổ nhầm chân phải: BV Việt Đức nói gì Việc mổ nhầm chân cho bệnh nhân mới đây đã được lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức thừa nhận sai sót và có hình thức hỗ trợ. Tối 19/7, người nhà bệnh nhân T.V.Th (37 tuổi, ở Ứng Hòa, Hà Nội) đã phản ánh sự việc bệnh nhân này bị thương chân trái nhưng khi được đưa lên bàn mổ tại Bệnh viện...