Cặp song sinh 1 tuổi mắc ung thư gan do nhiễm virus nguy hiểm từ mẹ
Loại virus mà cặp song sinh này mắc phải vẫn thường được các bác sĩ chuyên ngành truyền nhiễm gọi với cái tên “sát thủ thầm lặng”.
Viêm gan B: Căn bệnh nguy hiểm và phức tạp
Người phụ nữ 42 tuổi, ở Hà Nội, sinh đôi 2 bé trai đều có hiện tượng tăng men gan và mắc bệnh vàng da. Căn nguyên được các bác sĩ chẩn đoán là do lây nhiễm virus viêm gan B từ người mẹ.
Với tình trạng này, 2 bé phải nằm viện điều trị vấn đề về gan mà mình mắc phải ngay từ khi chào đời. Tuy nhiên, các tổn thương gan do virus vẫn ngày một tăng. Sau một năm, cả 2 bé đều mất vì ung thư gan.
Vì không thực hiện biện pháp dự phòng, người mẹ đã lây nhiễm virus viêm gan B cho con (Hình minh họa)
Dù đã xảy ra cách đây một thời gian, nhưng trường hợp 2 bệnh nhi này vẫn khiến BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đầy trăn trở.
“Nếu người mẹ hiểu biết về căn bệnh viêm gan B mà mình mắc phải hơn và áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền viêm gan B khi mình mang thai, thì 2 em bé rất có thể đã được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh”, BS Huyền chia sẻ.
Dưới góc độ của một chuyên gia bệnh truyền nhiễm, BS Huyền nhận định, viêm gan B là một căn bệnh rất nguy hiểm và phức tạp. Ở mỗi người bệnh, diễn biến thể bệnh lại không hề giống nhau.
BSCK II Nguyễn Nguyên Huyền thăm khám cho bệnh nhân
BS Huyền phân tích: “Diễn biến thể bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, giới tính, yếu tố gia đình, độc lực virus và đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân. Có người mắc viêm gan B nhưng lại rất bình thường và gần như không có triệu chứng gì. Ngược lại có bệnh nhân có thể bị biến chứng suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong”.
Video đang HOT
Dẫn chứng về sự phức tạp này, theo BS Huyền, ở những em bé bị lây nhiễm virus từ mẹ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện thường sẽ dung nạp luôn virus. Đây được gọi là thể dung nạp miễn dịch. Ở các em bé này lá gan không hề bị tổn thương, men gan hoàn toàn mình thường và cơ thể cũng không xuất hiện triệu chứng gì.
Bệnh nhân viêm gan B có thể bị biến chứng suy gan cấp, xơ gan, ung thư gan dẫn đến tử vong
Chỉ đến khi trẻ trường thành, cơ thể đã hoàn thiện (thường vào giai đoạn 10-20 tuổi) phản ứng viêm mới xuất hiện. Lúc này việc điều trị viêm gan B mới được tiến hành.
“Tuy nhiên, cũng có trường hợp hy hữu, như hai bé sinh đôi ở trên, vừa sinh ra đã có phản ứng viêm và bệnh diễn tiến thành ung thư gan rất nhanh”, BS Huyền nói.
Phụ nữ mắc viêm gan B khi mang thai cần làm gì?
Theo BS Huyền, phụ nữ mắc viêm gan B khi có ý định/đang mang thai cần đến các cơ sở y tế thăm khám và nhận sự tư vấn của bác sĩ, để vừa có thể đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, vừa phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm cho con sau này.
Cụ thể, với sản phụ mắc viêm gan B, có 2 vấn đề cần quan tâm. Thứ nhất là tình trạng lá gan của mình và thứ hai là khả năng lây bệnh cho thai nhi.
Theo BS Huyền, tình trạng lá gan là vấn đề mà bệnh nhân viêm gan B cần đặc biệt quan tâm khi mang thai
“Một trong những chức năng của gan là cầm máu. Trong khi đó, trong quá trình sinh nở, người phụ nữ mất rất nhiều máu nên cần phải đảm bảo chức năng đông máu tốt thì quá trình vượt cạn mới thuận lợi. Do đó, nếu mắc viêm gan B, thai phụ cần kiểm tra sức khỏe lá gan để có biện pháp can thiệp sớm”, BS Huyền phân tích.
Cũng qua thăm khám, bác sĩ có thể xác định khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con và tư vấn biện pháp dự phòng phù hợp. Theo BS Huyền trong trường hợp khả năng lây bệnh cho con cao (ví dụ: 90%), có 3 bước dự phòng cần tuân thủ:
Bước 1: Sản phụ sẽ uống thuốc từ tuần thai thứ 24 của thai kỳ cho đến sau sinh 3 tháng để ngăn ngừa việc lây bệnh cho con.
Bước 2: Em bé sinh ra trong vòng 24 giờ phải được tiêm huyết thanh để phòng bệnh viêm gan B.
Bước 3: Cũng trong 24 giờ sau sinh, trẻ phải được tiêm vắc xin phòng viêm gan B.
Trong trường hợp khả năng lây nhiễm, được xác định, ở mức thấp (ví dụ dưới 30%), sản phụ sẽ không cần uống thuốc, mà chỉ cần em bé được tiêm phòng vắc xin và huyết thanh viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh.
“Nếu tuân thủ đủ các bước này, thì nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con giảm đến 99%”, BS Huyền nhấn mạnh.
Thói quen ăn uống sai lầm "đầu độc" lá gan người Việt như thế nào?
Nhiều bà nội trợ vẫn giữ thói quen rửa sạch, phơi khô với những thực phẩm đã bị ẩm mốc và tiếp tục chế biến.
Viêm gan là một bệnh về gan thường gặp. Tình trạng viêm gan kéo dài khiến tế bào gan bị hư hại, từ đó dẫn đến sự hình thành của các mô sẹo gây xơ hóa gan. Càng có nhiều mô sẹo hình thành, các chức năng gan càng bị suy giảm.
Chứng xơ gan hoàn toàn có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng hơn như suy gan và đặc biệt là ung thư gan. Trong thực tế lâm sàng người ta nhận thấy 70-80% ung thư gan phát triển trên nền xơ gan.
Nguyên nhân gây viêm gan nhiều nhất tại Việt Nam là viêm gan do nhiễm virus viêm gan B, C. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), trong thời gian gần đây, tỉ lệ viêm gan do nhiễm độc lại tăng vọt.
Tất cả các độc chất vào cơ thể phải được khử độc, và chỉ có một con đường duy nhất là chuyển hóa ở gan. Vì vậy, có thể nói gan là cơ quan gánh hết tất cả các độc chất của cơ thể. Nhiều thói quen sinh hoạt phản khoa học của người Việt, được xem là thủ phạm chính khiến gan bị nhiễm độc, cụ thể:
Lạm dụng rượu bia
Trước hết phải kể đến thói quen lạm dụng rượu bia. Điều tra nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm năm 2015 cho thấy, 44% người uống rượu bia ở Việt Nam uống quá độ, đây là hình thức uống rượu nguy hiểm. Một người Việt trưởng thành tiêu thụ 8,3 lít cồn (tương đương 470 chai bia) trong một năm. 48% thanh niên từ 14 - 17 tuổi cũng uống rượu bia.
Theo các chuyên gia, khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan. Với chức năng thải độc cơ thể, gan là cơ quan chịu nhiều tổn thương nhất do tác hại của rượu bia. Thực tế, đồ uống có cồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương cho gan.
Ăn thực phẩm bị mốc
Bên cạnh rượu bia, không ít người Việt cũng đang tự hấp thu độc tố gây ung thư gan mạnh nhất, đó là Aflatoxin, thông qua bữa ăn hàng ngày.
Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc, là loại độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt, chúng gây hại cho sức khỏe cả khi thực phẩm đã được nấu chín trong nhiệt độ cao.
Nhiều người có sở thích sử dụng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn được đóng gói nhưng không để ý thời gian sử dụng. Khi có nhu cầu dùng đến thì thức ăn đã quá hạn, bỏ thì tiếc nên vẫn cố gắng chế biến lại. Hoặc với các loại thực phẩm bị mốc, nhiều người chủ quan cho rằng chỉ cần gạn bỏ phần quan sát thấy nấm mốc và sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, việc này chỉ làm trôi đi lớp nấm mốc bên ngoài. Trong khi đó, hệ thống sợi nấm rất lớn vẫn còn lại đã ăn sâu vào bên trong, đồng thời chất độc cũng đã được sản sinh và tích tụ, đây đều là những thứ mà ta không thể quan sát bằng mắt thường.
Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflatoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới viêm gan, gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với người chỉ nhiễm viêm gan B.
Thực phẩm tồn dư hóa chất
Bên cạnh đó, dư lượng hóa chất, thuốc trừ sâu trong thực phẩm, các sản phẩm thẩm thấu qua da như mỹ phẩm làm đẹp của chị em phụ nữ, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, thực phẩm chế biến sẵn nhiều chất bảo quản, thuốc đông, tây y không đảm bảo chất lượng... cũng là những con đường đưa chất độc vào gan phổ biến và dẫn đến tình trạng viêm gan.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010. Đến năm 2018, số ca mắc mới đã tăng lên trên 25.000 ca, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó riêng nam giới chiếm hơn 19.500 ca.
Bị viêm gan B có nên uống cà phê? Khi bị viêm gan B thì việc uống cà phê có ảnh hưởng tới gan hay không? Đây là câu hỏi là khiến nhiều người trăn trở, đắn đo về tác dụng của loại đồ uống này. ThS. BS. Đới Ngọc Anh - Khoa Viêm Gan, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Minh Thuý) Uống cà phê không làm chậm quá...