Cặp sinh đôi sống thọ thế giới
Hai cụ bà Nhật Bản được Kỷ lục Thế giới Guinness công nhận là cặp sinh đôi cùng trứng sống lâu nhất thế giới, với 107 tuổi 300 ngày.
Thông báo được tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness công bố hôm 20/9, trùng Ngày Kính lão, một ngày lễ quốc gia ở Nhật. Hai cụ bà Umeno Sumiyama và Koume Kodama sinh ngày 5/11/1913 trên đảo Shodoshima, phía nam Nhật Bản.
Hai cụ bà Umeno Sumiyama (trái) và Koume Kodama. Ảnh: Kỷ lục Thế giới Guiness
Video đang HOT
Hai cụ hiện sống ở hai vùng khác nhau. Do tình hình Covid-19, nhân viên viện dưỡng lão nơi hai cụ sống đã thay mặt họ nhận giấy chứng nhận. Guinness cho biết cặp song sinh này đã được công nhận danh hiệu hôm 1/9.
Sau khi học hết tiểu học, Sumiyama và Kodama xa nhau, khi Kodama được đưa tới thành phố Oita trên đảo Kyushu để làm hầu gái, còn Sumiyama vẫn ở lại đảo Shodoshima và lập gia đình ở đây. Cụ Umeno có 4 con và Koume có ba con.
Những người giữ kỷ lục cặp sinh đôi cùng trứng sống lâu nhất thế giới trước đây là hai cụ bà người Nhật Kin Narita và Gin Kanie. Kỷ lục của họ được ghi nhận khi hai cụ bà 107 tuổi 175 ngày. Bà Kin qua đời tháng 1/2000 và bà Gin qua đời năm sau, thọ 108 tuổi.
Cặp song sinh quá cố, tên nghĩa là vàng và bạc trong tiếng Nhật, sinh ngày 1/8/1892 tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi và rất nổi tiếng trên truyền thông.
Người Nhật có tuổi thọ cao nhất thế giới và những người lớn tuổi rất được tôn trọng. Theo Guinness, người thọ nhất thế giới là cụ bà người Nhật Kane Tanaka,118 tuổi.
Pháp cấp quốc tịch cho 12.000 người tuyến đầu chống dịch Covid-19
Chính phủ Pháp ngày 9/9 thông báo đã cấp quốc tịch cho hơn 12.000 người tham gia lực lượng tuyến đầu chống đại dịch Covid -19, một công việc khiến họ gặp nhiều rủi ro.
Pháp đã cấp quốc tịch cho hơn 12.000 người ở tuyến đầu chống dịch Covid-19 (Ảnh: EWN).
Theo Guardian, việc cấp quyền công dân này được thực hiện theo cơ chế theo dõi nhanh đặc biệt của chính phủ Pháp. Ngoài việc đẩy nhanh quá trình nộp đơn xin cấp quyền công dân, mà trước đây phải mất tới 2 năm, chính phủ Pháp cũng cắt giảm yêu cầu phải cư trú tại Pháp từ 5 năm xuống chỉ còn 2 năm đối với nhân viên tuyến đầu chống dịch.
Theo Bộ trưởng Bộ Quốc tịch Marlène Schiappa, những người làm công tác ở tuyến đầu chống dịch đã hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ Pháp, vì vậy việc nước Pháp hành động nhanh chóng dành cho họ là điều đúng đắn. Bà nhấn mạnh rằng, nước Pháp đã vượt qua đại dịch nhờ họ.
"Tôi hoan nghênh và cảm ơn những công dân mới của nước Pháp nhân danh nền cộng hòa. Đất nước cũng cảm ơn họ", Bộ trưởng Schiappa nói thêm.
Vào tháng 9/2020, Bộ Nội vụ Pháp đã mời những người có "đóng góp tích cực" cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 sớm nộp đơn xin nhập tịch. Hôm 9/9, Bộ trưởng Schiappa cho biết, đã có 16.381 người nộp đơn và 12.012 đơn đã được chấp thuận.
Trong danh sách những người được cấp quốc tịch có các chuyên gia y tế, nhân viên an ninh, nhân viên vệ sinh, những người chăm sóc con cái cho các công nhân thiết yếu, nhân viên giúp việc nhà và cả những người thu gom rác thải.
Vào tháng 4/2020, các nhân viên bệnh viện ở Pháp và nhân viên viện dưỡng lão đã được nhận được khoản tiền thưởng miễn thuế từ 1.000 euro đến 1.500 euro từ chính phủ Pháp nhờ những đóng góp của họ cho cuộc chiến chống đại dịch. Vào tháng 8/2020, 320.000 nhân viên chăm sóc tại nhà ở Pháp cũng đã nhận được mức tiền thưởng lên tới 1.000 euro.
Bùng phát đám cháy rừng mới ở Hy Lạp Ngày 16/8, một đám cháy bùng phát trên một ngọn núi gần thị trấn cảng Lavrio của Hy Lạp đã khiến người dân trong khu vực ảnh hưởng phải sơ tán khẩn cấp. Lửa bốc lên ngùn ngụt từ đám cháy rừng tại Evia, Hy Lạp, ngày 8/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN Đám cháy xảy ra tại khu vực cách thủ đô Athens khoảng 60...