Cấp phép xây dựng mới: Khó cho dân
Theo quy định cấp phép xây dựng mới (nghị định 64 có hiệu lực từ ngày 20/10), người dân phải tốn từ vài triệu đến vài chục triệu đồng để làm bản vẽ kết cấu chịu lực chính của công trình.
Quy định mới này gây khó khăn và tốn kém cho người dân.
Đi 6 lần chưa nộp được hồ sơ
Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Phạm Khánh, thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết quan điểm của bộ là thành phần hồ sơ xin GPXD (trong đó có bản vẽ kết cấu hệ thống chịu lực chính của công trình) không thay đổi. Các địa phương phải yêu cầu người dân lập bản vẽ theo quy định mới.
Về việc chậm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định 64, ông Khánh cho biết do bộ phải xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về một số nội dung liên quan. Cụ thể là nội dung kiến nghị của TP.HCM về việc áp dụng hai quyết định 135 và 45 của UBND TP về kiến trúc nhà liên kế trong đô thị hiện hữu để cấp GPXD thay cho quy hoạch chi tiết hoặc quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Hơn hai tuần nay, ông Nguyễn Sáng (P.4, Q.Tân Bình, TP.HCM) tới lui trụ sở UBND Q.Tân Bình nhiều lần nhưng vẫn chưa nộp được hồ sơ xin giấy phép xây dựng (GPXD) cho căn nhà của cha mẹ ông. Nguyên nhân do bản vẽ trong hồ sơ xin GPXD chưa đúng quy định của nghị định 64.
Căn nhà của cha mẹ ông Sáng có một trệt một lầu, nay gia đình ông muốn xây thêm một lầu nữa. Ngày 22/10, ông đến UBND Q.Tân Bình nộp hồ sơ xin GPXD với hồ sơ và bản vẽ theo quy định cũ. Nhân viên nhận hồ sơ yêu cầu ông phải có thêm bản vẽ kết cấu của hệ thống chịu lực chính của công trình (như móng, khung, sàn, tường…). Khi đó, ông cũng được một cán bộ của phòng quản lý đô thị (QLĐT) quận hướng dẫn về bản vẽ mới cho lầu xây thêm.
Ông Sáng đề nghị công ty lập bản vẽ theo yêu cầu trên. Trước khi nộp hồ sơ, ông đem bản vẽ nhờ cán bộ phòng QLĐT góp ý xem có chỉnh sửa gì không và ba lần mang bản vẽ đến cán bộ phòng QLĐT đều bảo bản vẽ chưa đạt. Đến ngày 5/11, hồ sơ xin GPXD của ông Sáng được tiếp nhận nhưng ông chưa kịp mừng thì hôm sau UBND quận mời đến, trả lại hồ sơ và yêu cầu phải bổ sung bản vẽ thể hiện móng, khung, cột đà, tường, mặt cắt, mặt đứng, hệ thống điện, nước của toàn bộ căn nhà (kể cả phần nhà đã xây dựng) như khi xây mới. Ngày 12/11, ông Sáng đem bản vẽ toàn bộ căn nhà tới nộp nhưng cán bộ QLĐT lại yêu cầu bản vẽ phải được đơn vị chuyên môn thẩm định quận mới nhận!
Theo khảo sát tại một số công ty có chức năng đo vẽ, giá bản vẽ theo quy định cũ chỉ tốn 12.000-15.000 đồng/m2 sàn xây dựng, trong khi vẽ theo quy định mới tốn 80.000-120.000 đồng/m2, gấp 6-8 lần giá của bản vẽ cũ (do bản vẽ mới phức tạp hơn).
Hàng loạt nhà dân hai bên phố Lãng Yên, đoạn nối ra đường Nguyễn Khoái, Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội) bị dính quy hoạch “treo” gần 20 năm qua nên không được phép xây mới – Ảnh: Xuân Long
Video đang HOT
Ông Nguyễn Trung Sơn, phó chánh văn phòng UBND Q.Tân Bình, cho biết từ khi quy định cấp phép xây dựng mới có hiệu lực, quận đã cử thêm một kiến trúc sư hướng dẫn về bản vẽ xin GPXD cho người dân. Tuy nhiên, cán bộ này cũng chỉ giải thích cho người dân theo câu chữ của nghị định 64 chứ chưa hướng dẫn chi tiết cách thể hiện như tỉ lệ bản vẽ, cách trình bày…như thế nào do chưa có hướng dẫn cụ thể. Ba tuần qua, từ khi quy định cấp phép xây dựng mới có hiệu lực, chưa có trường hợp nào được nhận hồ sơ xin GPXD tại Q.Tân Bình do bản vẽ chưa đạt yêu cầu.
Nhiều quận lúng túng
Nhiều quận huyện khác tại TP.HCM cũng đang lúng túng khi hướng dẫn cho dân do chưa có hướng dẫn từ cơ quan thẩm quyền. Hiện UBND Q.Thủ Đức vẫn nhận hồ sơ xin GPXD theo quy định cũ, sau đó trả lại hồ sơ cho dân kèm theo công văn yêu cầu chờ văn bản hướng dẫn thực hiện nghị định 64.
Phòng QLĐT Q.Thủ Đức cho biết có khoảng 80 hồ sơ xin GPXD của người dân bị trả theo cách trên khiến nhiều người dân bức xúc. “Quy định không cho ngưng tiếp nhận hồ sơ, nhưng tiếp nhận rồi không biết phải giải quyết ra sao bởi chưa có hướng dẫn”- một cán bộ cho biết.
Tại Q.8, từ ngày 20/10 đến nay không có trường hợp nào nộp hồ sơ xin GPXD theo quy định mới do phần lớn vướng ở khâu bản vẽ, trong khi trước đây mỗi tháng quận này cấp gần 200 GPXD. Q.12 thì ngưng nhận hồ sơ xin GPXD vì không biết phải nhận hồ sơ như thế nào, giải quyết ra sao. Tại Sở Xây dựng TP.HCM cũng đang “kẹt” khoảng 40 hồ sơ xin GPXD của các tổ chức…
Theo đại diện Phòng QLĐT Q.Thủ Đức, việc yêu cầu chủ nhà phải có bản vẽ kết cấu của hệ thống chịu lực chính của công trình là để quản lý chất lượng công trình, nhưng yêu cầu này không cần thiết. Bởi theo quy định, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về chất lượng công trình của mình khi công trình xảy ra sự cố. Trên thực tế Nhà nước cũng không thể quản lý chất lượng từng công trình được.
Hà Nội: Xây dựng tạm tại khu quy hoạch “treo” cũng phải chờ
Người dân tại các khu vực đã có quy hoạch của Hà Nội đang hồ hởi được phép cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà tạm khi nghị định 64 có hiệu lực. Nghị định 64 cho phép cấp phép xây dựng tạm tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết được công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, đến nay các quận huyện tại Hà Nội vẫn chưa thể giải quyết yêu cầu của người dân vì đang chờ hướng dẫn.
Để giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai nghị định 64, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng TP dự thảo quy định mới về cấp phép xây dựng thay thế quy định về cấp phép xây dựng đang áp dụng.
Theo 24h
Thất thoát 10.676 tỉ: Chưa đến mức kỷ luật?
Vấn đề thua lỗ, thất thoát vốn của Tập đoàn Sông Đà mà các đại biểu Quốc hội chất vấn được Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng coi là câu hỏi khó nhất.
Chiều 12/11, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã giải trình nhiều vấn đề liên quan đến: giải quyết tồn kho BĐS, chuyện lỗ-lãi các Tập đoàn thuộc Bộ, quản lý chất lượng công trình...
TĐ Sông Đà: Tiền không mất đi
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực sự nóng lên khi các đại biểu tập trung xoay quanh câu chuyện thất thoát vốn tại TĐ Sông Đà.
Đại biểu Trần Minh Diệu (Quảng Bình) đã ví von TĐ Sông Đà không khác Vinashin và Vinaline bởi cũng do Nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng có sai phạm gây thất thoát nghiêm trọng. Ngoài ra, đại biểu này cũng cho biết, việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng tại TĐ cũng gây nhiều bức xúc trong dư luận. Từ đó, ông Diệu cũng đưa ra câu hỏi lớn về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trước những sai phạm trên?
Góp thêm tiếng nói vào vấn đề thất thoát, đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị) đề nghị Bộ trưởng Dũng công khai số lượng các Tổng công ty, TĐ thuộc ngành xây dựng làm ăn thua lỗ, đầu tư ngoài ngành gây thất thoát như TĐ Sông Đà và cách khắc phục?
ĐB Trần Minh Diệu nói TĐ Sông Đà không khác Vinashin và Vinaline bởi cũng do Nhà nước sở hữu 100% vốn nhưng đều gây thất thoát nghiêm trọng
Theo câu trả lời của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng, mặc dù đã có kết luận sai phạm trong việc bổ nhiệm các lãnh đạo cấp cao của TĐ Sông Đà nhưng việc xử lý các cá nhân liên quan không được tiến hành kỷ luật bởi: "Qua kiểm tra và đánh giá những sai phạm, thấy không đến mức xử lý kỷ luật".
Nói về kết luận thất thoát 10.676 tỷ của Thanh tra CP về TĐ này, Bộ trưởng Dũng cho biết: số tiền 10.676 tỉ đồng thực chất có những vấn đề về nguyên tắc chứ không phải thất thoát. "Tiền này không mất đi mà chỉ là vi phạm những nguyên tắc", ông Dũng nói.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Lê Như Tiến về việc công khai số lượng các Tổng công ty, TĐ thuộc ngành xây dựng làm ăn thua lỗ gây thất thoát, Bộ trưởng "vô tư" nói: Có số liệu nhưng để ở nhà. Đại biểu Tiến nếu muốn biết thì mời sang Bộ để được trả lời?!
Dân tự xây mới nhiều vấn đề?
Vấn đề chất lượng công trình cũng được các đại biểu khơi lên khá sôi động. Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) đã rất lo lắng cho người dân bởi chất lượng nhà ở tái định cư (TĐC) ở các công trình thủy điện, điện hạt nhân đang có nhiều bất cập. Những công trình được bà Nga điểm mặt như sự cố rò rỉ thủy điện Sông Tranh 2, vỡ đập thủy điện Đăkrông 3, đổ tháp truyền hình tại Nam Định sau cơn bão Sơn Tinh vừa qua. Qua đó, bà Nga đặt dấu hỏi về trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong vấn đề quản lý chất lượng công trình.
Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) cũng nhắc lại sự kiện bão Sơn Tinh gây hậu quả lớn vừa qua. Bão đến quét đi nhiều công trình kém hiệu quả, công trình công cộng như tháp truyền hình, công trình dân sinh và các các công trình để chống lụt bão. Ông Tâm cho rằng có dấu hiệu tiêu cực rõ ràng trong việc này. Đồng thời thắc mắc có hay không những biện pháp để khắc phục tình hình, để quy buộc trách nhiệm các bên liên quan, để quản lý công trình xây dựng, tránh lãng phí, thất thoát, để nếu có thiên tai cũng không thể xóa hết những dấu vết sai phạm ở đây?
Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cũng đã thừa nhận: vấn đề lãng phí thất thoát chất lượng xây dựng kém không phải hôm nay mới nảy sinh mà đã có từ lâu, là bệnh nan giải và khó khắc phục triệt để. Tuy nhiên, "chúng tôi có trách nhiệm về tình trạng trên", Bộ trưởng nói.
Riêng về vụ tháp truyền hình Nam Định bị đổ sau bão, Bộ trưởng Xây dựng thông tin, đây là tháp ăng ten tự đứng 4 chân của chủ đầu tư là Trung tâm phát thanh truyền hình tỉnh Nam Định, "nhập nguyên chiếc" của nước ngoài về đặt trên móng xây dựng trước. Tháp cao 180m bị đổ, thiệt hại sơ bộ tính được 50 tỷ đồng.
Đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân tháp đổ. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong việc này là tham gia cùng các cơ quan xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
Ông Dũng đưa ra nhiều khả năng, thứ nhất, do khâu thiết kế sai. Thứ hai, có thể trong quá tình thi công nhà thầu lắp ráp tháp chưa đúng quy định tháp. Thứ ba, có thể tháp phải gánh quá nhiều tải trọng nên không an toàn.
Không thỏa mãn với câu trả lời này, đại biểu Nguyễn Thành Tâm tiếp lời: "Nói chất lượng công trình cơ bản tốt, ít gặp sự cố nhưng tháp truyền hình này, nếu không có cơn bão đi qua thì không ai nói nó kém chất lượng. Vấn đề là có cách nào ngăn chặn chứ cứ khi có sự cố mới nói kém chất lượng thì không ai yên tâm được".
Chưa hài lòng với câu trả lời, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu ông Dũng đưa ra nhận định chung về chất lượng xây dựng ở Việt Nam hiện tại ở mức tốt, xấu hay trung bình?
Bộ trưởng Xây dựng cho biết, hiện cả nước đang có 54.000 công trình, chất lượng xây dựng các công trình ngày càng tốt hơn, có những cây cầu, khu công nghiệp, công trình dịch vụ, dân dụng chất lượng cao, có tiếng nhưng cũng có công trình chất lượng không đảm bảo, thậm chí có sự cố có thể gây ảnh hưởng tới người dân.
Nhưng những công trình "có vấn đề" chủ yếu là công trình do người dân tự xây. Còn những công trình xây bằng vốn ngân sách thì rất ít khi có sự cố. "Những vụ việc như sập cầu Cần Thơ, rò rỉ đập thủy điện Sông Tranh 2, đổ tháp truyền hình Nam Định... có nhưng không phải là có tỷ lệ lớn" - ông Dũng khẳng định.
Theo 24h
Thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà cho người thu nhập thấp Ba nhóm câu hỏi mà nhiều đại biểu quốc hội đặt ra trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chiều 12.11 là: Chất lượng các công trình xây dựng, thị trường bất động sản ế ẩm và giải pháp tan băng thị trường này. Chất lượng công trình: Phải giám sát chặt chủ đầu tư Bộ trưởng Trịnh...