Cấp nước sinh hoạt cho làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum
Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thiếu nước ăn và sinh hoạt huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã lắp 80 bồn nước tại các thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để cấp nước cho dân.
Ông Nguyễn Ngọc Sâm, Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy cho biết, huyện đã huy động các lực lượng vũ trang, Bộ đội Biên phòng, các công ty doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ giúp đỡ nhân dân về cung cấp nước uống. Ngoài bốn xe tải của huyện, ba địa phương bị hạn nặng là các xã: Sa Bình, Sa Sơn và Gia Xia, chính quyền xã đã vận động các hộ dân có xe tải chở nước giúp bà con. Tuy nhiên, nắng nóng đang bước vào thời kỳ khốc liệt, nhiều giếng khoan trên địa bàn lâu nay là nguồn cấp nước cho dân đang có nguy cơ cạn dần, huyện Sa Thầy đang giao cho ngành y tế khảo sát nguồn nước mặn, thực hiện khử trùng tiêu độc để cấp nước cho bà con.
Một điểm cấp nước sinh hoạt được lập tại làng Kà Bầy, xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Già Y Din, 80 tuổi ở làng Chốt, dưới chân núi Chư Mom Ray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum cho biết: “Năm nào mùa khô cũng nắng nóng, nhưng chưa có năm nào khô hạn như năm nay. Đến cả hai con suối Ja Ri và Ja Tung bắt nguồn giữa đại ngàn Chư Mom Ray hàng trăm năm nay chưa bao giờ hết nước vậy mà năm nay cũng khô cạn. Suối khô dòng, cả làng Chốt đói nước. Đến cả nước ăn hằng ngày dân làng cũng phải trông chờ vào chính quyền”.
Video đang HOT
Tính đến ngày 29-3, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã xảy ra khô hạn, thiếu nước đối với 1.909,3 ha, gồm 1.089,2 ha lúa, 806,1 ha cây công nghiệp và 14 ha rau màu các loại. Trong đó, diện tích cây trồng mất trắng khoảng 674,85 ha, cây trồng khác bị giảm năng suất khoảng 1.234,45 ha, ước thiệt hại do hạn hán gây ra khoảng 80 tỷ đồng.
ĐINH SỸ TẠO
Theo_Báo Nhân Dân
Dân Quảng Ngãi bức xúc vì "khát" nước sạch
Ngay bên công trình cấp nước nhưng người dân thị xã Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vẫn không có nước sạch để dùng.
Hơn 10.000 hộ dân ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đang phải sử dụng nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh từ bao đời nay. Thế nhưng, Dự án cấp nước sinh hoạt được đầu tư 50 tỉ đồng đã hoàn thành lại không phát huy tác dụng.
Ông Nguyễn Thanh Ngọc, ở thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, hơn 10 năm sống tại thị trấn này, gia đình ông thường xuyên dùng nước sinh hoạt từ các nhánh suối dẫn về, nhiều lúc bị ô nhiễm rất nặng.
Hệ thống cáp điện do Nhà máy cung cấp nước vẫn chưa hoàn chỉnh
Vào mùa nắng nóng, suối khô kiệt, ông phải đi xin nước uống tại những nhà có giếng đóng, rất vất vả. Gần đây, để có nước sử dụng, ông gom tiền thuê người đóng giếng sâu vài chục mét nhưng đóng không trúng nguồn nước nên "tiền mất, tật mang".
Lần thứ hai ông đóng giếng sâu hơn 20 mét mới có mạch nước ngầm để sử dụng. Thế nhưng, nguồn nước từ giếng đóng có mùi tanh, lâu ngày chuyển vàng, mảng bám, cặn xuất hiện nhiều, khiến ông Ngọc và nhiều bà con ở thị trấn Di Lăng rất lo lắng. Khi trên địa bàn huyện Sơn Hà được đầu tư Dự án cấp nước sạch, người dân ai cũng mừng nhưng chờ mãi vẫn không thấy nước sạch.
Nguyễn Thanh Ngọc đề nghị: "Dự án chắc lâu lắm mới có. Người dân chưa có nước và cũng rất mong Nhà nước hoàn thành sớm. Làm xong dự án để cho dân có nước dùng".
Dự án cấp nước sinh hoạt cho người dân thị trấn Di Lăng, huyện miền núi Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi được khởi công xây dựng vào tháng 4/2011, với kinh phí đầu tư hơn 50 tỷ đồng từ nguồn vay của tổ chức JICA (Nhật Bản) và phần đối ứng từ ngân sách của UBND tỉnh Quảng Ngãi. Công trình do UBND huyện Sơn Hà làm chủ đầu tư.
Nhà máy cung cấp nước cho người dân thị trấn Di Lăng có nhiều sai sót nên chậm tiến độ
Đến tháng 10/2013, công trình hoàn thành, đưa vào chạy thử một tháng trước khi nghiệm thu đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đến tháng 11/2013, lũ lớn xuất hiện làm hỏng một số hạng mục công trình. UBND huyện Sơn Hà chỉ đạo Ban Quản lý dự án, các nhà thầu thi công khắc phục thiệt hại.
Tháng 4/2014, công trình hoàn thành chuẩn bị nghiệm thu đưa vào sử dụng nhưng không đủ nước thử tải toàn tuyến. Dự án dừng nghiệm thu và tìm giải pháp khắc phục cho đến nay vẫn chưa xong.
Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư Huyện ủy Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: "Cán bộ, nhân dân rất bức xúc về dự án chậm tiến độ này. Để khắc phục, Ban Thường vụ Huyện ủy yêu cầu đôn đốc làm việc này.
Mới đây nhất, Ban Thường vụ giao cho UBND huyện kiện toàn củng cố Ban quản lý này. Quyết tâm 30/3 tới phải hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng. Sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng sẽ cho thanh tra, rồi mới kết luận, xử lý"./.
Hà Minh
Theo_VOV
Có nên duy trì chính sách cho không, cấp không với dân tộc thiểu số? Chính sách cho không, cấp không dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay mang tính áp đặt, đồng bào bị xem là những người được thụ hưởng. Tại buổi tọa đàm "Liệu miền núi có cần tiến kịp miền xuôi" do Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE), Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng...