Cấp nước Đồng Nai (DNW) dự kiến huy đồng 300 tỷ đồng từ cổ đông
Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai (Mã chứng khoán: DNW – UPCoM) công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Theo đó, doanh nghiệp có trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu có thể được mua thêm 1 cổ phiếu mới.
Doanh nghiệp cho biết, giá chào bán dự kiến là 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với số tiền doanh nghiệp ước tính sẽ thu được là 300 tỷ đồng. Mục đích của đợt phát phát hành này sẽ dùng toàn bộ lượng tiền để cơ cấu lại nguồn vốn và giảm tỷ trọng nợ vay thông qua phương án thanh toán các khoản nợ phải trả cần thiết.
Được biết, cơ cấu cổ đông của Cấp nước Đồng Nai, Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp ( Sonadezi) đang là công ty mẹ nắm giữ gần 64% vốn; Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương ( Biwase) sở hữu 17,7%; Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (TDM) nắm giữ hơn 12% vốn và các cổ đông khác.
Với cơ cấu cổ đông cô đặc như vậy, việc phát hành thêm chủ yếu nằm ở các cổ đông lớn như Sonadezi, Biwase và TDM. Nếu như sắp tới các cổ đông lớn thông qua kế hoạch tăng vốn thì gần như khả năng huy động vốn thành công sẽ rất cao.
Video đang HOT
Tính tới 30/06/2020, Cấp nước Đồng Nai có 1.929,3 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn, chiếm 53,1% tổng nguồn vốn.
Bảng chi tiết các khoản vay tính tới 30/06/2020 của DNW
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 06/10, cổ phiếu DNW giảm 200 đồng về 19.000 đồng/cổ phiếu.
Biwase huy động hơn 872 tỷ đồng để đầu tư các dự án
Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase - mã chứng khoán: BWE) nhận được khoảng 872,6 tỷ đồng từ đợt đấu giá 37,5 triệu cổ phiếu, cao hơn so với mức dự tính ban đầu.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) cho biết, ngày 6/10, Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương đã thực hiện việc đấu giá 37,5 triệu cổ phiếu BWE.
Theo HOSE, kết quả đã có 33.933.800 cổ phiếu được đấu giá thành công, chiếm gần 90,5% tổng lượng cổ phiếu đấu giá đợt này. Trong đó, giá khớp trung bình là 25.714 đồng, cao hơn 0,8% so với giá tham chiếu.
Như vậy, ước tính Biwase sẽ nhận được khoảng 872,6 tỷ đồng từ đợt đấu giá này, cao hơn mức dự tính ban đầu là 814,2 tỷ đồng.
Nhà máy nước Tân Hiệp là dự án đầu tư của Biwase đang được khẩn trương hoàn thành.
Theo kế hoạch, Biwase dự kiến sẽ sử dụng nguồn lực này để thanh toán đợt 1 tiền gốc trái phiếu BWEBOND2018 là 100 tỷ đồng; bù đắp vốn đối ứng cho 2 hạng mục thuộc dự án đầu tư cấp nước Khu Liên Hợp Bình Dương là 109,4 tỷ đồng; chuẩn bị vốn đối ứng cho Dự án Đầu tư xây dựng lò đốt rác, công suất 8.400 kg/giờ tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương là 85,5 tỷ đồng; chuẩn bị vốn đối ứng cho dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất compost, công suất tăng thêm 840 tấn/ngày là 112,2 tỷ đồng; bù đắp vốn đối ứng đã chi trả theo cam kết góp vốn thêm vào Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Chánh Phú Hoà là 65,5 tỷ đồng; góp vốn đợt 2 vào Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Chánh Phú Hoà là 49,2 tỷ đồng; bù đắp vốn đối ứng đã thanh toán tiền đất để xây trụ sở là 175,4 tỷ đồng; thanh toán tiền đất xây dựng trụ sở là 117 tỷ đồng...
Như vậy, với kết quả huy động vốn tới 872,6 tỷ đồng, Biwase đã thành công trong việc huy động nguồn lực nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng đầu tư sắp tới.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư gần đây, ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch HĐQT của Biwase cho biết, việc huy động vốn lần này giúp đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm mà doanh nghiệp đang thực hiện. Đồng thời, tạo nguồn lực để Biwase triển khai các dự án đầu tư trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, bất động sản...
Theo đó, thời gian tới, Công ty có kế hoạch đầu tư vào mảng sản xuất năng lượng tái tạo thông qua việc rót vốn thành lập Công ty cổ phần Xây lắp - Điện Biwase với vốn điều lệ là 100 tỷ đồng. Trong đó, Biwase chiếm 63% vốn nhằm sản xuất điện từ năng lượng mặt trời, lắp đặt hệ thống điện, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan.
Trong khi đó, ở lĩnh vực bất động sản, Biwase sẽ thực hiện đầu tư dự án cao ốc văn phòng cho thuê tại trung tâm thành phố mới Bình Dương với diện tích gần 1 ha và xây khách sạn 3 sao tại phường Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát, Bình Dương.
"Dự án tại trung tâm TP mới Bình Dương sẽ là tòa nhà văn phòng cao 36 tầng và vì nằm ở vị trí đất vàng trong tương lai nên việc cho thuê sẽ thuận lợi, hiệu quả cao", ông Thiền chia sẻ.
Cũng theo ông Thiền, với tôn chỉ lấy bền vững làm điểm tựa phát triển, Công ty đã vượt qua nhiều khó khăn, kể cả trong giai đoạn dịch Covid19 diễn biến phức tạp và vẫn tăng trưởng tốt. Đó là do doanh nghiệp phát triển tốt ngành nghề kinh doanh cốt lõi là cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của xã hội. Hiện nay, vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1.500 tỷ đồng so với doanh thu trên 3.000 tỷ đồng, có thể thấy dư địa phát triển chỉ tính riêng trong lĩnh vực cấp nước và xử lý rác thải vẫn còn rất lớn...
Biwase là một trong những doanh nghiệp lớn tại Bình Dương, hoạt động chủ yếu là cung cấp nước và xử lý rắc thải. Công ty hiện có 6 nhà máy nước rải đều khắp Bình Dương với tổng công suất 680 nghìn m3/ngày đêm; nhà máy xử lý rác có thể tiếp nhận 2.200 tấn rác sinh hoạt và trên 300 tấn rác công nghiệp mỗi ngày, hệ thống tái chế ra phân hữu cơ 1.700 tấn/ngày; đang đầu tư khu sinh thái Hoa viên dành cho người đã khuất với diện tích 200 ha và mở rộng thêm 100 ha...
Trong năm 2019, doanh thu sản xuất nước sạch là 1.637 tỷ đồng, doanh thu xử lý chất thải là 647 tỷ đồng, doanh thu xử lý nước thải là 83,4 tỷ đồng...
Việc doanh nghiệp huy động vốn thành công tại thời điểm này rất quan trọng để tiếp tục quá trình đầu tư, mở rộng các dự án hiện hữu, bổ sung vốn lưu động và phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn.
Sau một năm về tay quỹ Malaysia, TTC Edu "ăn nên làm ra" bất chấp đại dịch Lợi nhuận hệ thống trường liên cấp của Giáo dục Thành Thành Công vẫn tăng trưởng tới 25%, thu về 30,44 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020. CTCP Giáo dục Thành Thành Công mới đây đã công bố sơ bộ một số chỉ tiêu tài chính trong nửa đầu năm 2020. Mặc dù diễn biến dịch Covid-19 đã khiến nhiều trường học...