Cập nhật từng phút: Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện sáng 11/1
Gia đình bị hại tiếp tục khẳng định nạn nhân bị mất chiếc túi chuyên đựng tiền, vàng. Điều này không được ghi trong hồ sơ vụ án.
9h43: Bà Đinh Thị Nhi trả lời câu hỏi của luật sư phía bị hại: “Tôi thường trông nhà cho em tôi. Tôi hay ở đó và thấy: em rể tôi đeo túi lên tầng 2 và sáng mang xuống bày hàng. Nhưng sau khi vụ án xảy ra lại không thấy đâu nữa. Cáo trạng không đưa tình tiết cái túi này vào”.
Bà Nhi mô tả chiếc túi màu “trắng nhờ nhờ và có kẻ ô”. Chủ tọa hỏi: “bà có chứng cứ nào để chứng minh có cái túi đó?”. “Tôi căn cứ cứ”.
9h31: Luật sư Huỳnh hỏi Lê Văn Luyện: “bị cáo có dùng dao nhọn đâm vào người bà chủ không?”. “Không ạ”. “Tại sao trong lời khai ở đồn biên phòng khi mới bị bắt, bị cáo lại khai như vậy?”. “Bị cáo không dùng dao nhọn đâm bà chủ”.
Trời bất ngờ đổ mưa nặng hạt, từ trong phòng xử có thể nghe rõ tiếng ầm ào huyên náo phía ngoài. Nhiều người vẫn đội mưa, đứng dưới loa phóng thanh, theo dõi phiên xử Lê Văn Luyện.
9h25: Luật sư Trần Chí Thanh bảo vệ cho bị hại nói với Luyện: “Bị cáo có đủ bản lĩnh quay lại và nói 1 lần từ sâu thẳm gì với gia đình bị hại không?”, “bị cáo không thể”. “Bị cáo suy nghĩ thế nào mà đã giết 2 người lớn rồi mà lại giết 2 trẻ con?”. “Chỉ vì bị cáo sợ các cháu kêu lên thì bị lộ nên giết”.
9h19: Luật sư Huỳnh tiếp tục hỏi Luyện: “Bị cáo chặt tay cháu Bích xong thì còn chém thêm mấy nhát nữa vào nạn nhân này”. “Bị cáo không nhớ”. “Sau khi chém cháu Bích, phát hiện ông chủ tiệm vàng còn thở thì bị cáo có chém tiếp không?”. “Có ạ”.
9h10: Luật sư Phạm Văn Huỳnh, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp các bị hại hỏi Luyện: “Cháu bé 18 tháng tuổi có phản ứng gì đầu mà sao bị cáo lại giết cháu bé”. “Vì cháu bé khóc ạ”. “Mục đích của bị cáo là giết người xong cướp của hay chỉ cướp của không thôi?”. “Bị cáo giết người cướp của”.
LS Ngọc tiếp tục hỏi Luyện: “Bị cáo có khai không dùng dao nhọn đâm chị Chín mà chỉ dùng dao phớ đâm và cắt cổ chị Chín?”. “Đúng ạ”. “Khi bị cáo đã giết các nạn nhân nhưng không không lấy hết vàng mà lấy 1/3 đúng không?” “Đúng ạ”.
Vị luật sư này tiếp tục đi sâu vào chi tiết trong vụ án, hỏi Luyện những câu hỏi thể hiện lại quá trình trước, trong và sau khi gây án của Luyện.
9h03: Một người trong gia đình bị hại bất ngờ đứng lên, đề nghị cho Luyện cầm 3 tấm di ảnh các nạn nhân, chủ tọa không đồng ý và yêu cầu vãn hồi trật tự.
Lê Văn Luyện trả lời câu hỏi của chủ tọa
Luật sự Sơn hỏi bị cáo Lê Thành Nghi: “Đến giờ bị cáo có hối hận không?”. “Bị cáo không ân hận. Bị cáo cho rằng mình không phạm tội”. Nghi còn cho rằng mình có công khi hai vợ chồng bị cáo này đã nghe theo vận động của công an, sang Trung Quốc đưa Luyện về.
Video đang HOT
9h00: Luật sư Nguyễn Anh Sơn hỏi tiếp Dương Thị Lược: “Bị cáo biết Luyện phạm tội ở thời điểm nào?”. “Bị cáo không biết chính xác, khi chồng bị cáo nói thì chỉ nghi ngờ Luyện là hung thủ thôi. Tôi xin gia đình bị hại tha lỗi cho bị cáo”.
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc hỏi Luyện: “Có một số ý kiến cho rằng có người khác tham gia với bị cáo”, “ngoài bị cáo không có ai nữa”. “Trước khi bị bắt, bị cáo làm nghề gì?”, “bị cáo làm nghề sửa xe máy rồi làm thợ xây”.
8h56: Luật sư Nguyễn Anh Sơn hỏi bị cáo Trương Văn Hợp: “bị cáo nói Luyện như thế nào và khuyên Luyện ra sao?”. Hợp khai: “tôi khuyên Luyện và cũng không nghĩ một mình Luyện lại có thể gây ra vụ án lớn như thế”.
Bị cáo Trương Văn Hợp nói đã nộp 5 triệu đồng tại thi hành án để chia sẻ với mất mát của gia đình nạn nhân.
8h50: Phần xét hỏi tiếp tục, thỉnh thoảng phía dưới tòa lại vang lên những tiếng thóa mạ đòi giết cả nhà Lê Văn Luyện. Có người nói to: “Luyện chạy án”.
Luật sư Phạm Xuân Anh hỏi Lê Văn Luyện: “Sáng 24/8, bị cáo thực hiện xong hành vi phạm tội của mình, bị cáo đi đâu?”. “Bị cáo đi Lục Ngạn (Bắc Giang)”. “Sau khi giết cá nạn nhân, bị cáo mở tủ lấy bao nhiêu vàng?”. “Bị cáo lấy 1 lần”. “Khi lấy còn nhiều không?”. “Bị cáo lấy được 1 ngăn trong số 3 ngăn, sau đó lấy tiếp lần 2″. “Vì sao bị cáo không lấy hết?”, “vì tủ không mở được nên bị cáo không lấy được”
8h40: Bị cáo Lê Thị Định khai: Luyện ra khỏi nhà ngày 28/8. Bị cáo có khuyên Luyện ra đầu thú những Luyện không ra.
Đại diện VKS hỏi: “Trưa 25/8, ăn cơm xong, Luyện có kể cho bố và bị cáo Hợp cùng gia đình bị cáo chuyện cướp vàng không?”. “Có ạ”.
8h41: Đại diện VKS hỏi Trương Thanh Hồng: “tại sao khi bị cáo cầm dây chuyền vàng từ Luyện và cũng có nghi ngờ Luyện là hung thủ gây ra vụ án mà không đi trình báo công an?”. Hồng nói không biết.
8h36: Phiên tòa chuyển sang phần xét hỏi các bị cáo. Đại diện VKS hỏi Lê Văn Luyện: “Trước khi gây án, ngoài bị cáo còn có ai tham gia không?”, “Không ạ”.
8h32: Chủ tọa Thân Quốc Hùng tiếp tục công bố lời khai của cháu Trịnh Thị Bích, nhân chứng sống sót duy nhất của vụ thảm sát: “Cháu nghe thấy tiếng mẹ cháu gọi, cháu chạy ra, lại có tiếng con dao rơi xuống sàn nhà, cháu sợ nên không dám lên”.
Bác của cháu Bích là Đinh Thị Nhi đứng dậy nói tiếp: “Tôi đứng cạnh cháu tại bệnh viện cho biết lúc cháu Bích được hỏi tại bệnh viện trong trạng thái tỉnh táo, công an hỏi Bích thấy có mấy người thì cháu trả lời là 2 người. Công an hỏi cháu Bích: thanh niên như thế nào? cao không? thì cháu Bích nói có 2 chú cao gầy”.
8h30: Chủ tọa công bố lời khai của cháu Bích với cơ quan công an: Cháu thấy trong nhà có mấy người, ngoài chú cao to còn có 1 chú thấp người, tóc buộc sau gáy, dáng người nhỏ, không quen, mặc áo cộc tay, quần tối màu đi chân đất. Lúc đó mất điện… Cháu cam đoan lời này là đúng. (Lời khai ngày 25/8 tại bệnh viện Việt Đức)
Ngày 31/8 tại Bệnh viện Việt Đức, cháu Bích khai: chỉ biết chính xác có 1 chú giật điện thoại và cháu cảm giác có chú nữa bên ngoài. Chú giật điện thoại cao hơn bố cháu, con dao rơi xuống cháu chỉ nghe tiếng keng một cái mà không nhìn rõ.
Bà Trịnh Thị Nga – người nhà anh Ngọc cho biết: “tôi đến hiện trường thấy bác Nhã (nhân chứng Đặng Hòa Nhã) bế cháu Bích ra ngoài. Lúc đó, cháu bảo là thấy có 2 thằng úp mặt bố mẹ cháu vào tường, những chi tiết này trong cáo trạng không có”.
Nhân chứng Trương Văn Tám, hàng xóm gia đình nạn nhân khai: “Sáng 24/8, tôi không thấy gia đình anh Ngọc mở cửa hàng như thường lệ, sinh nghi, tôi lên tầng 2 và qua lan can vào tầng 2 rồi leo lên tầng 3 nhà chị Chín. Sau đó tôi phát hiện sự việc”.
“Tôi thấy cháu Bích trong tình trạng tỉnh táo hỏi bố mẹ cháu đâu, tôi bế cháu đi bệnh viện”.
Nhân chứng Hoàng Thị Liên cho biết: “Tôi thấy Luyện bị thương liền hỏi tại sao thì Luyện bảo là ngã ngoài Hà Nội. Tôi hỏi lại là tại sao không khâu ngoài Hà Nội mà về quê mới khâu thì Luyện không nói gì”.
8h07: Kết thúc phần xét hỏi người nhà bị hại, tòa chuyển sang hỏi các nhân chứng. Anh Đinh Văn Dư cho biết không biết việc luyện phạm tội nên đã cùng với anh Trai đưa Luyện sang Trung Quốc.
8h08: Người nhà bị hại phản ứng mạnh mẽ và đòi tử hình Lê văn Luyện. Nhân chứng là anh Hoàng Văn Trai biết được Luyện phạm tội từ bị cáo Nghị, đây cũng chính là người đưa Luyện sang Trung Quốc.
Đại diện gia đình bị hại đề nghị tòa tuyên Lê Văn Luyện: “Giết người man rợ”, “Giết nhiều người man rợ, giết người “điêu luyện”. Chị Hương ví vụ án như vụ thảm sát Mỹ Lai. “Nếu với vụ thảm sát Mỹ Lai, đế quốc Mỹ đã thảm sát cả một làng, thì với Lê Văn Luyện, hắn đã “thảm sát” cả một gia đình”, chị Hương nói.
7h58: Chủ tọa phiên tòa hỏi: “Ý kiến gia đình có bổ sung gì nữa không?”, bà Đinh Văn Hương, đại diện cho bị hại Đinh Thị Chín nói: “Mong muốn của tôi là xét xử đúng người, đúng tội, theo Hiến pháp và pháp luật, giải tỏa những nghi ngờ về đồng phạm của Lê Văn Luyện”.
7h50: Phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện sáng 11/1 bắt đầu. Chủ tọa thông báo tiếp tục phần xét hỏi người nhà bị hại.
Theo Giáo Dục VN
Ngày thứ 2 xét xử Lê Văn Luyện: Hé mở các tình tiết mới?
Trong ngày đầu tiên, nhiều lần phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện phải tạm dừng vì sự kích động của người thân các nạn nhân. Gia đình bị hại muốn sát thủ Luyện phải bị trừng trị ở mức án cao nhất và luôn cho rằng Luyện có đồng phạm.
Hôm nay 11/1, TAND tỉnh Bắc Giang sẽ chính thức chuyển sang phần tranh luận. Nhiều người thân gia đình bị hại và các luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị hại tin rằng một số vấn đề mới trong vụ án đặc biệt nghiêm trọng này sẽ tiếp tục được hé mở trong phiên tòa hôm nay.
Luật sư Trần Chí Thanh, đoàn luật sư Hà Nội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị hại, cho biết trọng tâm phần tranh luận ngày hôm nay, luật sư sẽ cố gắng làm rõ xem ngoài Luyện còn đồng phạm nào nữa hay không.
Đây là vấn đề được đặt ra ngay từ khi vụ án mới bắt đầu được khám phá. Ngay cả trước khi diễn ra vụ xử Luyện 1 ngày, cả ông nội của cháu Bích và ông nội của Lê Văn Luyện đều tin rằng một mình Luyện không thể đủ sức giết cả 3 người.
Trong phiên tranh luận, đại diện của bị hại sẽ đưa ra những quan điểm của mình về việc có hay không hung thủ thứ hai trong vụ án này, trình bày những điều còn chưa làm rõ trong quá trình điều tra.
Người nhà các nạn nhân đau đớn vật vã trong phiên tòa.
Cũng trong ngày đầu tiên xét xử, Luyện đã cúi đầu nhận tội và xin lỗi tới gia đình nạn nhân. Những giọt nước mắt lần đầu tiên rơi xuống từ khóe mắt của tên sát thủ máu lạnh. Đây là điều bất ngờ đối với những người trong phiên tòa bởi từ khi bước vào phiên tòa, trước sự phẫn nộ cao độ của nhiều người, Luyện vẫn bình thản đến đáng sợ. Ngay cả trong tiếng gào thét "Phải giết tên sát nhân Luyện", "Mạng đổi mạng", "Tên Luyện phải chết"... Luyện vẫn giữ một bộ mặt không bộc lộ cảm xúc.
Nhân chứng duy nhất của vụ án là cháu Trịnh Thị Bích, cũng là bị hại duy nhất còn sống sót, đã không có mặt. Mẹ của Luyện là bà Trương Thị Thơm và em trai bị cáo Lê Văn Luyện cũng không có mặt. Trước đó, có tin cho rằng sau khi Luyện bị bắt vì tội ác quá dã man, bà Thơm đã có dấu hiệu của bệnh thần kinh.
Phiên tòa phải dừng lại nhiều lần do thân nhân các nạn nhân quá bức xúc.
Người đại diện của gia đình bị hại cũng yêu cầu Lê Văn Luyện phải bồi thường 1.683,5 triệu đồng.Ngoài ra còn phải nuôi dưỡng cháu Trịnh Thị Bích suốt đời.
Ngày đầu tiên, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị can đã kết thúc ở phần xét hỏi. Lê Văn Luyện và các bị cáo đều không biện minh gì cho hành vi phạm tội của mình. Ngay từ khi đại diện VKSND tỉnh Bắc Giang đọc bản cáo trạng, toàn bộ diễn biến vụ án man rợ được dựng lại, tái hiện tội ác dã man của Lê Văn Luyện khiến thân nhân các nạn nhân vật vã đau đớn, gào thét, gây náo loạn cả phòng xét xử.
Gia đình các nạn nhân không đồng tình với một số điểm của bản cáo trạng, cho rằng bản cáo trạng thiếu sót chi tiết chiếc túi xách và một chiếc điện thoại nữa của vợ chồng nạn nhân. Đặc biệt, thân nhân các nạn nhân phản ứng chi tiết trong lúc vật lộn giằng co với Lê Văn Luyện, anh Trịnh Thành Ngọc đã đâm nhầm vào chị Chín, vợ mình.
Hàng trăm người hỗn loạn chen lấn khi Lê Văn Luyện được đưa ra chở phạm đưa về trại tạm giam.
Mỗi câu trả lời của Lê Văn Luyện về thời khắc sát hại một người tại tiệm vàng Ngọc Bích khiến cả phòng xét xử hỗn loạn, phẫn nộ. Ông Trịnh Văn Tín, bố anh Trịnh Thành Ngọc, đề nghị HĐXX để Lê Văn Luyện nhìn lại di ảnh của những nạn nhân bị chính tay y giết hại. Luyện không một lần dám ngoảnh đầu lại.
Phần xét hỏi các bị cáo khác tại phiên tòa không có nhiều đột biến. Bị cáo Lê Văn Miên, bố của Luyện, không có ý kiến gì với phần cáo trạng dành cho mình cũng như tội danh bị truy tố mà chỉ thanh minh về việc không trình báo cơ quan chức năng sau khi phát hiện Luyện là hung thủ là muốn để khi nào bắt giữ được Luyện sẽ giao nộp cho cơ quan công an.
Hai vợ chồng bị cáo Lê Thị Định và Lê Văn Nghi chỉ một mực khai nhận rằng do ở vùng sâu, vùng xa không hiểu biết pháp luật và cũng không nghĩ rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật nên giờ mới phải đứng trước vành móng ngựa.
Bắt đầu từ 8 giờ sáng nay 11/1, phiên tòa xét xử Lê Văn Luyện và các bị cáo tiếp tục diễn ra tại phòng xét xử số 2 - TAND tỉnh Bắc Giang.
Dự kiến của HĐXX, sau phần tranh luận sáng nay việc nghị án và tuyên án sẽ diễn ra trong buổi chiều cùng ngày. Điều mà dư luận quan tâm nhất tại phiên tòa lần này là lời nói cuối cùng của sát thủ Lê Văn Luyện trước tòa trước khi HĐXX chuyển sang phần nghị án.
Theo Dân Trí
Sát thủ Lê Văn Luyện suýt bị "xử" bằng di ảnh nạn nhân Lê Văn Luyện bị một nhóm người nhà bị hại lao tới, dùng di ảnh nạn nhân đập, suýt trúng mặt Phiên xử bắt đầu Luyện khá căng thẳng khi bị dẫn vào phòng xử Đúng 7h45, tiếng chuông của phòng xử vang lên, Lê Văn Luyện cùng hai đồng phạm bị tạm giam được dẫn vào phòng xử. Lê Văn Luyện nghiến...