Cập nhật dịch Covid-19 ngày 5/3: Hungary, Slovenia có ca nhiễm đầu tiên
Cập nhật dịch Covid-19 ngày 5/3: Hungary, Slovenia công bố ca nhiễm đầu tiên, Iran bám sát Italy, Mỹ chi 8,3 tỷ USD chống dịch.
Covid-19 lan đến Hungary, Slovenia
Ông Viktor Orban, Thủ tướng Hungary thông báo trên trang Facebook cá nhân: “Chúng tôi có hai trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên. Họ chưa có triệu chứng, nhưng có thể xác nhận là bị nhiễm”.
Hai bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Hungary đều là các du học sinh người Iran. Họ bị lây nhiễm khi trở về quê nhà trong kỳ nghỉ năm mới. Một trong hai người đã chủ động đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe ngay khi quay lại Hungary. Vợ và bạn gái của hai du học sinh kể trên đã được cách ly.
Vài giờ sau đó, đến lượt Slovenia công bố có hai trường hợp đầu tiên dương tính với nCoV. Reuters đưa tin bệnh nhân này nhiễm bệnh sau khi di chuyển từ Morocco về Slovenia, đi qua Italy.
Với những trường hợp mới ghi nhận ở Hungary và Slovenia, dịch Covid-19 lúc này đã xuất hiện ở 84 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dịch Covid-19 có mặt ở 84 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Ảnh: Gisanddata)
Mỹ chi 8,3 tỷ USD chống Covid-19
Hạ viện Mỹ thông qua phương án chi 8,3 tỷ USD chống dịch Covid-19. Quyết định này được đưa ra cùng thời điểm Mỹ công bố trường hợp tử vong thứ 11, cũng là người đầu tiên thiệt mạng vì nCoV ở bang California. Bệnh nhân này là người lớn tuổi và có vấn đề về sức khỏe từ trước.
10 ca tử vong trước đó đều được ghi nhận ở bang Washington. Trong khi đó ở New York, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết bang này hiện có khoảng một nghìn người được yêu cầu tự cách ly do có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Quận Westchester. Chính quyền New York cũng ra lệnh triệu hồi tất cả du học sinh ở nước ngoài trở về bằng chuyên cơ.
Video: Venice vắng hoe khi Covid-19 lan rộng ở Italy
Italy, Iran, Hàn Quốc tăng mạnh số ca nhiễm
Italy (3.089 người nhiễm, 107 người chết) và Iran (2.922 người nhiễm, 92 người chết) như đang “chạy đua” cho vị trí ổ dịch lớn thứ ba trên thế giới. Số trường hợp nhiễm Covid-19 mới của hai nước này vẫn lên tới con số hàng trăm, là hai nước có thêm nhiều ca bệnh nhất trong ngày 4/4.
Iran tăng thêm 586 ca nhiễm Covid-19.
Italy tăng 587 ca bệnh, nhiều nhất kể từ khi phát hiện trường hợp đầu tiên. Sau khi ra lệnh đóng cửa trường học, chính quyền Italy quyết định tất cả các sự kiện thể thao trong vòng một tháng tới phải tổ chức không có khán giả.
Trong khi đó, ổ dịch lớn thứ hai thế giới là Hàn Quốc cũng xác nhận thêm 435 trường hiệp nhiễm Covid-19 mới trong ngày hôm qua. Lúc này tổng số ca nhiễm của Hàn Quốc là 5.621.
TIỂU CƯỜNG
Theo vtc.vn
Hungary sẽ trồng thêm 10 cây xanh mỗi khi có em bé chào đời
Hungary sẽ trồng thêm 10 cây xanh mỗi khi có một em bé chào đời, theo đó đến năm 2030 diện tích rừng của nước này sẽ tăng 27%.
Ngày 16/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đọc Thông điệp quốc gia, trong đó đề cập đến hàng loạt chủ đề quan trọng như kế hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng đất nước và các mối quan hệ trong khu vực.
Mở đầu Thông điệp quốc gia năm nay, ông Orbán khẳng định năm nay đánh dấu lễ kỷ niệm 100 năm Hòa ước Trianon (4/6/1920 - 4/6/2020) giữa nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Hungary và các nước thắng trận của phe Hiệp ước.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đọc Thông điệp quốc gia.
Hòa ước được ví như bản án tử của quốc gia này với việc Hungary bị mất đi 61% lãnh thổ, 63% dân cư cho nhiều nước khác như Nam Tư, Romania và Tiệp Khắc, đồng thời phải trả một khoản tiền lớn bồi thường chiến tranh và chỉ được duy trì một lực lượng quân đội không quá 35.000 người.
Vượt qua quá khứ, Thủ tướng Orbán cho biết Hungary đang tìm được tiếng nói chung với các nước láng giềng như Slovakia, Serbia, Croatia và Slovenia, từ đó thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, thậm chí là hình thành liên minh với họ.
Nhìn lại chặng đường 10 năm dưới sự lãnh đạo của chính phủ cầm quyền, Thủ tướng Orbán khẳng định, 10 năm qua là thời gian thành công nhất trong lịch sử 100 năm của Hungary kể từ 1920. Nhắc đến những thành tựu đạt được trong thập kỷ qua, Thủ tướng Orban cho rằng nước này đã tạo được cân bằng trong cả nội tại lẫn bên ngoài, đồng thời duy trì tăng trưởng bền vững.
Bên cạnh đó, Hungary vẫn duy trì được bất bình đẳng kinh tế ở mức tiêu chuẩn của Châu Âu, đồng nghĩa với việc xã hội nói chung đều được hưởng lợi từ sự phát triển của đất nước. Những nhóm người yếu thế trong xã hội như người trẻ, người trên 50 tuổi, phụ nữ và lao động tay nghề thấp đều có việc làm.
Mức lương đang gia tăng, lương tối thiểu cho lao động có tay nghề và không có tay nghề đều tăng gấp đôi. Đầu tư vào Hungary và kim ngạch xuất khẩu đều đạt mức cao kỷ lục trong năm ngoái. Đáng chú ý, Hungary đứng thứ 94 thế giới về quy mô dân số nhưng đứng tận thứ 34 xét về kim ngạch xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhìn chung cao hơn so với tốc độ chung của Châu Âu.
Đề cập đến các ưu tiên trong năm 2020 cũng như các năm về sau, Thủ tướng nhấn mạnh chính phủ sẽ tập trung bảo vệ nền kinh tế và duy trì công ăn việc làm cho người dân. Đây sẽ là một thách thức không nhỏ trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế Châu Âu, đặc biệt là khu vực Đồng tiền chung Châu Âu Eurozone đang chững lại, trong khi đây là thị trường đón nhận 85% xuất khẩu của Hungary. Để đạt mục tiêu này, Chính phủ sẽ cần cắt giảm thuế, nhất là cho các doanh nghiệp nhỏ và tiền lương.
Một nội dung quan trọng khác trong Thông điệp quốc gia năm nay là kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu. Thủ tướng Orban cho biết chính phủ Hungary đã thông qua một kế hoạch hành động chống biến đổi khí hậu.
Theo đó, từ ngày 1/7 tới, nhà chức trách Hungary sẽ tiến hành xóa bỏ các hố chôn rác thải trái phép và xử phạt những đối tượng gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm nhựa dùng 1 lần sẽ bị cấm và thay thế sử dụng bằng các loại chai thủy tinh và kim loại.
Một điểm nổi bật trong kế hoạch hành động trên là Hungary sẽ trồng thêm 10 cây xanh mỗi khi có một em bé chào đời, theo đó đến năm 2030 diện tích rừng của nước này sẽ tăng 27%.
Chính phủ Hungary cũng sẽ hỗ trợ sản xuất và mua các loại xe chạy điện giá rẻ, đồng thời đặt mục tiêu đến năm 2022 tất cả các xe buýt mới trong hệ thống giao thông công cộng ở nước này sẽ hoàn toàn là xe chạy điện. Nước này cũng đặt mục tiêu đến năm 2030, khoảng 90% sản lượng điện ở nước này đáp ứng mục tiêu trung hòa carbon, phần lớn từ nguồn năng lượng hạt nhân và Mặt Trời.
HẢI ĐĂNG (VOV-Praha)
Theo vtc.vn
Các quốc gia thành viên EU bác bỏ luật 'tài chính xanh' Ngày 11/12, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã bác bỏ thỏa thuận về quy định quản lý các sản phẩm tài chính được gắn mác "xanh" và "bền vững". Cờ của Liên minh châu Âu bên ngoài trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Vương quốc Bỉ. Ảnh: Reuters Đây được cho là một bước thụt lùi...