Cập nhật Covid-19: Thế giới hơn 20,4 triệu ca mắc, 743.941 ca tử vong
Sáng 12/8, thế giới ghi nhận hơn 20,4 triệu ca mắc, trong đó 743.941 ca tử vong do Covid-19.
Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 7/8, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 20.485.183trường hợp, trong đó 743.941 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 13.405.049 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 thông Nga là nước đầu tiên trên thế giới có vaccine ngừa Covid-19. Ảnh minh họa: KT
Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 49.056 ca mắc và 1.274 ca tử vong, nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 5.300.494 trường hợp và tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này là 167.466 trường hợp.
Trong cuộc họp báo ngày 11/3, Tổng thống Trump cho biết, chính quyền của ông đã đạt thỏa thuận trị giá hơn 1,5 tỷ USD với công ty Moderna để sản xuất và phân phối 100 triệu liều vaccine của công ty này ngay khi nó được phê duyệt.
Vaccine mRNA-1273, do Moderna phối hợp với chính phủ Mỹ phát triển, hiện đang ở trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu loại vaccine này được đưa vào thử nghiệm, chính phủ có thể mua thêm tới 400 triệu liều.
Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và là ổ dịch lớn thứ 2 trên thế giới. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận thêm 52.160 ca mắc và 1.169 ca tử vong, nâng tổng số lên 3.109.630 ca bệnh và 103.026 ca tử vong.
Ổ dịch lớn nhất châu Á, Ấn Độ, ghi nhận thêm 61.252 ca mắc và 835 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 của Ấn Độ là 2.328.405, trong đó có 46.188 ca tử vong.
Nga ghi nhận thêm 4.945 ca mắc và 130 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại là 897.599 trường hợp, trong đó 15.131 trường hợp tử vong.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 thông Nga là nước đầu tiên trên thế giới có vaccine ngừa Covid-19. Ông đã yêu cầu Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko tiếp tục thông tin cho ông về loại vaccine này, đồng thời cho biết đây là loại vaccine “hoạt động khá hiệu quả” và “hình thành hệ miễn dịch ổn định”. Tổng thống Putin cũng tiết lộ rằng, một trong những người con gái của ông đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Vaccine chống Covid-19 của Nga được đặt tên là “Sputnik V”, theo tên vệ tinh đầu tiên trên thế giới “Sputnik 1″ được Liên Xô phóng lên vũ trụ năm 1957. Loại vaccine do Viện Nghiên cứu Gamaleya phát triển có 2 thành phần kết hợp với nhau có thể xây dựng hệ miễn dịch trong dài hạn nhằm chống lại virus SARS-CoV-2. Đợt thử nghiệm lâm sàng vaccine bắt đầu hôm 18/6 với 38 tình nguyện viên tham gia. Tất cả những người tham gia đều phát triển hệ miễn dịch với nhóm thứ nhất được xuất viện hôm 15/7 và nhóm thứ 2 xuất viện hôm 20/7.
Quan chức Nga cho biết đã nhận được yêu cầu đặt hàng từ hơn 20 quốc gia sau khi điều chế thành công vaccine chống Covid-19 đầu tiên.
Nam Phi hiện là ổ dịch lớn thứ 5 toàn cầu với tổng số ca mắc Covid-19 là 566.109, trong đó có 10.751 ca tử vong. Nước này ghi nhận thêm 2.511 ca mới và 130 ca tử vong trong ngày 11/8.
Trong khi đó, số ca Covid-19 tại Mỹ Latin tiếp tục tăng mạnh. Mexico ghi nhận thêm 5.558 ca mới và 705 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia Nam Mỹ này lên 485.836 ca mắc Covid-19 trong đó có 53.003 ca tử vong.
Tổng số ca mắc Covid-19 tại Peru hiện tại là 483.133, trong đó có 21.276 ca tử vong. Các con số này tại Chile là 376.616 và 10.178.
Ổ dịch lớn thứ 8 thế giới, Colombia, ghi nhận thêm 12.830 ca mới và 321 ca tử vong trong ngày 11/8. Hiện nước này có 410.453 ca mắc và 13.475 ca tử vong do Covid-19.
Một số nước Châu Âu đang chứng kiến làn sóng Covid-19 thứ 2 khi số ca Covid-19 mới trong ngày gia tăng trở lại sau một thời gian dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế. Anh, Đức, Tây Ban Nha đều ghi nhận hơn 1.000 ca, trong khi Tây Ban Nha ghi nhận tới hơn 3.600 ca mới trong ngày 11/8. Các chuyên gia cảnh báo, nếu người dân không tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội, dịch Covid-19 sẽ càng khó kiểm soát.
Video đang HOT
Ổ dịch lớn nhất Đông Nam Á, Philipppines, tính đến sáng 12/8đãghi nhận 139.538 ca mắc và 2.312 ca tử vong do Covid-19. Các con số này ở Indonesia là 128.776 và 5.824, ở Singapore là 55.353 và 27, ở Malaysia là 9.103 và 125./.
Gần 703.000 người chết vì nCoV toàn cầu
Thế giới ghi nhận gần 18,7 triệu ca nCoV và gần 703.000 người chết, nhiều quốc gia phải tái áp đặt phong tỏa vì sóng lây nhiễm thứ hai.
213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 18.666.088 ca nhiễm và 702.588 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 243.173 và 6.032 ca sau 24 giờ, trong khi 11.658.093 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Nhân viên y tế và một bệnh nhân Covid-19 nhỏ tuổi thực hiện động tác yoga tại một bệnh viện Ấn Độ. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 4.914.756 ca nhiễm và 160.135 người chết, tăng lần lượt 56.963 và 1.248 ca so với một ngày trước đó. Bất chấp số liệu đáng lo ngại, người dân vẫn không chú ý đến cảnh báo từ quan chức và tiếp tục tụ tập ở cả những nơi riêng tư lẫn công cộng mà không đeo khẩu trang. Ít nhất 30 bang ghi nhận tỷ lệ tử vong mới cao hơn trong tuần qua so với tuần trước.
Trên toàn quốc, ít nhất 27 bang đã tạm dừng hoặc rút kế hoạch tái mở cửa, đồng thời áp đặt những hạn chế mới. Hơn 40 bang ra những yêu cầu liên quan đến khẩu trang. Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Truyền nhiễm Quốc gia kiêm cố vấn y tế ủy ban chống Covid-19 của Nhà Trắng, hôm 28/7 cảnh báo một số bang cần nhanh chóng xử lý tình trạng ca nhiễm tăng vọt, bởi Mỹ không đủ khả năng đương đầu với một làn sóng Covid-19 khác.
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) dự đoán đến ngày 22/8, hơn 173.000 người Mỹ sẽ tử vong vì Covid-19. Theo tiến sĩ Scott Gottlieb, cựu quan chức Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm (FDA), số người chết vì Covid-19 tại Mỹ sẽ lên tới 300.000 vào cuối năm nay nếu tình hình không có biến chuyển tích cực.
Các trường học và đại học trên khắp cả nước đã mở cửa trở lại. Tiến sĩ Fauci hôm 3/8 khuyến cáo giới chức cần tiến hành mở cửa trường học một cách thận trọng và ưu tiên an toàn.
Tại Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ca tử vong đã tăng lên 95.819 sau khi ghi nhận thêm 1.117 trường hợp. Ca nhiễm tại nước này tăng 50.256 trong 24 giờ qua, lên 2.801.921. Số ca nhiễm mới tăng gấp ba lần so với một ngày trước.
Chính quyền Rio de Janeiro thông báo hủy lễ đón giao thừa, thường thu hút hàng triệu người tới bãi biển Copacabana, thêm rằng lễ hội Carnival nổi tiếng vào tháng hai năm sau cũng có thể bị hủy. Trong khi đó, Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil, đã hoãn vô thời hạn lễ hội Carnival.
Brazil mở lại đường bay quốc tế từ 30/7. Du khách từ mọi quốc gia có thể đến Brazil, miễn là họ có bảo hiểm y tế trong suốt chuyến đi. Trước đó, Brazil đã đóng đường bay quốc tế với người nước ngoài từ ngày 30/3.
Mexico, vùng dịch lớn thứ hai Mỹ Latinh và lớn thứ sáu thế giới, báo cáo 443.813 ca nhiễm và 48.012 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.767 và 266 ca.
Toàn bộ trường học tại Mexico vẫn đóng cửa. Cửa hàng, nhà hàng và quán bar mở cửa một phần, trong khi giao thông công cộng hoạt động bình thường.
Tổng thống Mexico thông báo nước này vẫn sẽ tiến hành lễ kỷ niệm ngày quốc khánh 16/9 tại quảng trường Zocalo ở thủ đô nhưng quy tắc giãn cách xã hội sẽ được áp dụng.
Chile ghi nhận 362.962 ca nhiễm và 9.745 ca tử vong, tăng lần lượt 1.469 và 38 trường hợp so với hôm trước. Các trường học, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa. Giao thông công cộng cũng chỉ nối lại một phần trong những khung giờ nhất định và chỉ những cửa hàng bán đồ thiết yếu mới được phép tái mở cửa.
Nam Phi, vùng dịch thứ năm thế giới, là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi với 521.318 ca nhiễm và 8.884 ca tử vong, tăng lần lượt 4.456 và 345 ca. Giới chuyên gia lo ngại châu Phi sẽ là điểm nóng dịch bệnh tiếp theo, đồng thời bày tỏ lo ngại bởi hệ thống y tế yếu kém của các quốc gia tại đây, cũng như nguồn lực kinh tế hạn hẹp.
Nam Phi áp đặt một trong những lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới hồi tháng 3, bao gồm đóng cửa trường học, nhà máy, các cửa hàng không thiết yếu và cấm bán rượu, thuốc lá. Các hạn chế được dỡ bỏ hồi tháng 6, nhưng một số đã được khôi phục trong tháng này, như tái đóng cửa trường học và cấm bán rượu.
Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, báo cáo thêm 144 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 14.351. Số ca nhiễm tăng thêm 5.519, lên 861.423. Tình hình dịch bệnh tại nước này dường như đã được kiểm soát, khi các số liệu có xu hướng giảm dần.
Hồi tháng 6, Nga tuyên bố mở cửa lại một phần biên giới, cho phép những người cần làm việc, học tập, điều trị y tế hoặc chăm sóc người thân di chuyển ra nước ngoài. Nước này cũng lên kế hoạch nối lại một số chuyến bay quốc tế từ ngày 1/8, nhưng danh sách điểm đến ban đầu chỉ bao gồm Tanzania, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/8 kêu gọi Nga tuân thủ hướng dẫn sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả sau khi Moskva công bố kế hoạch phổ biến rộng rãi vaccine Covid-19 vào tháng 9.
"Việc các nhà nghiên cứu tuyên bố tìm ra thứ gì đó đương nhiên là tin tức tuyệt vời. Tuy nhiên, giữa việc phát hiện hoặc tìm thấy manh mối về một loại vaccine có thể mang lại hiệu quả, và việc trải qua các giai đoạn thử nghiệm là khác biệt rất lớn", phát ngôn viên WHO Christian Lindmeier phát biểu trước báo giới.
Các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực từ chính quyền.
Cách tiếp cận nhanh chóng của Nga, với chỉ ba tháng thử nghiệm vaccine, rất khác so với Tây Âu và Mỹ, nơi các nhà nghiên cứu thường tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba suốt nhiều tháng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, Nga cũng sở hữu nhiều thành tựu về vaccine, như tạo ra vaccine phòng Ebola đã được chính phủ cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời được kỳ vọng sớm triển khai ở Congo.
Tây Ban Nha báo cáo thêm 5.760 ca nhiễm, tăng hơn ba lần so với hôm qua, và 26 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 349.894 và 28.498.
Sau một tháng yên bình, số ca nhiễm nCoV tại nước này đang tăng vọt khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, với 280 ổ dịch trên cả nước. Vùng Catalonia và Aragon chứng kiến tình trạng gia tăng nghiêm trọng nhất trong vài tuần qua.
Diễn biến đáng lo ngại tại Tây Ban Nha thúc đẩy chính phủ Anh và Đức khuyến cáo công dân tránh tới các hòn đảo và bãi biển của nước này để nghỉ mát, khiến giới chức và người dân Tây Ban Nha tức giận, coi đây là hành động "phân biệt đối xử". Bộ Y tế Tây Ban Nha ngày 30/7 nói đây "không phải là làn sóng thứ hai".
Anh báo cáo thêm 670 ca nhiễm và 89 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 306.293 và 46.299. Theo báo cáo công bố hôm 14/7 của viện Khoa học Y khoa Anh, làn sóng Covid-19 thứ hai ở nước này có thể khiến 120.000 người chết từ tháng 9 tới tháng 6 năm sau "trong trường hợp xấu nhất".
Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu các vùng phía bắc đất nước tái áp đặt phong tỏa một phần trong bối cảnh lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ hai. Hàng trăm nghìn người ở Greater Manchester, Bradford, Blackburn và nhiều khu vực khác ở miền bắc nước Anh bị cấm tụ tập trong nhà với các gia đình khác từ đêm 30/7.
Johnson trước đó cảnh báo người dân không nên lầm tưởng mối nguy hiểm về dịch bệnh đã qua, trong khi Phố Downing cũng cảnh báo không loại trừ khả năng tái phong tỏa toàn quốc.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, ghi nhận thêm 212 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 17.617. Trong khi đó, số ca nhiễm tăng thêm 2.751, lên tổng cộng 314.786 ca.
Thủ đô Tehran nằm trong số 15/31 tỉnh đang được đặt trong tình trạng cảnh báo đỏ về Covid-19. Phát ngôn viên Bộ Y tế Iran Sima Sadat Lari cho biết tình hình tại nước này đáng lo ngại, đồng thời kêu gọi thực thi nghiêm ngặt các hướng dẫn y tế.
Số liệu chính thức cho thấy xu hướng gia tăng đáng chú ý các ca nhiễm và tử vong vì nCoV tại Iran từ cuối tháng 6. Chính quyền đã ra lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở những không gian công cộng kín và các tỉnh được trao quyền để cân nhắc tái áp đặt các biện pháp giới hạn, phong tỏa.
Arab Saudi ghi nhận thêm 1.363 ca nhiễm và 35 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 281.456 và 2.984.
Lễ hành hương Hajj ở thánh địa Mecca bắt đầu vào 28/7 và kéo dài đến 2/8 với quy mô giảm mạnh, chỉ gồm khoảng 1.000 người Hồi giáo, trong khi con số hàng năm là khoảng 2,5 triệu tín đồ khắp thế giới. Sự kiện áp dụng các quy tắc y tế nghiêm ngặt và chỉ dành cho những người hành hương dưới 65 tuổi, không mắc bệnh mạn tính.
Các tín đồ phải thực hiện giãn cách xã hội, đứng cách xa nhau và di chuyển theo từng nhóm nhỏ 20 người. Họ ăn đồ ăn đóng hộp một mình trong khách sạn và cầu nguyện cách xa người khác.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, báo cáo thêm 51.282 ca nhiễm và 849 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 1.906.613 và 39.820. Ấn Độ đã vượt Italy, thành vùng dịch ghi nhận số người chết cao thứ năm thế giới. Phần lớn ca nhiễm tập trung tại Mumbai và New Delhi, trong khi lũ lụt khiến gánh nặng đối với Assam và Bihar, hai bang nghèo nhất Ấn Độ, thêm chồng chất.
Mặc dù ca nhiễm vẫn tăng mạnh, Ấn Độ sẽ mở lại phòng tập gym, trung tâm dạy yoga và dừng áp giờ giới nghiêm vào ban đêm từ ngày 5/8. Trường học, dịch vụ tàu điện ngầm, rạp chiếu phim, bể bơi, công viên giải trí, nhà hát, quán bar tiếp tục đóng cửa.
Theo khảo sát của một trung tâm nghiên cứu chính phủ, hơn một nửa số người sống ở khu ổ chuột tại Mumbai có thể đã nhiễm virus và sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, đề tài này còn gây tranh cãi.
Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah ngày 2/8 cho biết ông đã nhập viện sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. Shah là cố vấn thân cận của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và là một trong những chính trị gia quyền lực nhất nước này.
Trung Quốc chưa công bố số liệu.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 115.056 ca nhiễm, tăng 1.922 trường hợp so với hôm trước, trong đó 5.388 người chết, tăng 86 ca.
Budi Sadikin, người đứng đầu nhóm chuyên trách phục hồi kinh tế của chính phủ Indonesia giữa đại dịch Covid-19, hôm 29/7 hối thúc người dân "ra khỏi nhà" để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Các văn phòng ở Jakarta bắt đầu mở cửa trở lại vào tuần đầu tiên của tháng 6, với lịch làm việc được sắp xếp so le, đồng thời người dân được khuyến cáo tránh tập trung đông trong giờ ăn và trong thang máy. Các trung tâm mua sắm cũng được phép mở cửa trở lại từ giữa tháng 6. Bali, một trong những trung tâm du lịch của Indonesia, mở cửa trở lại từ hôm 31/7 cho du khách trong nước và lên kế hoạch đón du khách nước ngoài, có thể vào 11/9.
Chuyên gia dịch tễ Pandu Riono, giảng viên khoa Sức khoẻ cộng đồng tại Đại học Indonesia, bày tỏ hoài nghi về việc khuyến khích người dân Indonesia bước vào "bình thường mới". Ông Pandu cho rằng việc này chỉ có thể diễn ra dưới sự giám sát và tuân thủ các quy trình y tế nghiêm ngặt gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và cách biệt cộng đồng. Indonesia hiện tiến hành khoảng 20.000 - 30.000 xét nghiệm Covid-19 mỗi ngày.
Philippines, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 115.056 người nhiễm và 2.115 người chết, tăng lần lượt 6.352 và 11 trường hợp trong 24 giờ.
Thủ đô Manila và các vùng lân cận như Laguna, Cavite, Rizal và Bulacan bị tái áp đặt lệnh phong toả nghiêm ngặt trong vòng hai tuần từ 4/8 đến 18/8 do số các nhiễm mới tăng nhanh chóng từ khi các hạn chế được nới lỏng hồi tháng 6.
Cảnh sát Philippines đã được triển khai để buộc những người dương tính với virus và không thể tự cách ly tại nhà vào các khu cách ly tập trung do chính phủ điều hành. Cảnh sát cũng được bố trí tại các trạm kiểm soát để đảm bảo chỉ người có thẻ thông hành đặc biệt mới được ra ngoài, số còn lại phải ở nhà theo lệnh phong tỏa.
Tổng thống Rodrigo Duterte quyết không mở cửa trường học cho đến khi có vaccine, đồng thời cho biết ông đã đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giúp đỡ nếu Bắc Kinh đạt đột phá với vaccine Covid-19. Ông cũng xin lỗi người dân Manila vì không còn tiền viện trợ cho họ và kêu gọi đội ngũ y tế tiếp tục chiến đấu với dịch bệnh.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 53.346 người nhiễm, tăng 295 ca, trong đó 27 người chết. Nước này dự kiến hoàn tất xét nghiệm nCoV với những lao động nhập cư sống trong ký túc xá, đối tượng chiếm phần lớn số ca nhiễm, vào ngày 7/8.
Singapore đang tiến hành nới lỏng các biện pháp hạn chế theo từng giai đoạn. Nước này dự kiến nối lại di chuyển với Malaysia cho mục đích chính thức và kinh doanh thiết yếu vào tháng này, trong khi siết chặt quy định nhập cảnh với người đi từ hay gần đây đến những vùng dịch đang tăng nhiệt trở lại, bao gồm Hong Kong, Nhật và bang Victoria của Australia.
WHO nói rằng có thể không bao giờ có "viên đạn bạc" vaccine cho Covid-19, bất chấp cuộc đua tìm ra vaccine toàn cầu. WHO cũng thông báo đã hoàn tất điều tra sơ bộ nguồn gốc Covid-19 tại Trung Quốc.
Nhiều ca nhiễm Covid-19 bí ẩn, mẹ bầu truyền virus cho bào thai Theo thống kê của Worldometers, số ca nhiễm virus corona trên toàn cầu ước tính đã lên tới hơn 13 triệu, tăng thêm một triệu chỉ trong 5 ngày. Đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn nửa triệu người trong vòng 6,5 tháng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo, đại dịch sẽ nghiêm trọng hơn nếu các...