Cập nhật cơ cấu rổ VN30: Giảm tỷ trọng nhóm VinGroup, nhiều cổ phiếu được tăng mạnh tỷ trọng
Sự thay đổi đáng chú ý nhất là HoSE đã giảm giới hạn tỷ trọng vốn hóa của bộ 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE từ mức 47% xuống còn 41,91%. Điều này cũng đồng nghĩa với tỷ trọng vốn hóa của VIC, VHM và VRE trong rổ VN30 cũng giảm xuống và tỷ trọng các cổ phiếu khác được tăng lên.
Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố cập nhật thông tin cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 kỳ tháng 1/2019, có hiệu lực từ 6/5/2019 đến ngày 2/8/2019.
Trong lần cập nhật này, HoSE đã có những thay đổi về tỷ lệ free-float cũng như giới hạn tỷ trọng vốn hóa thành phần cổ phiếu trong danh mục.
Sự thay đổi đáng chú ý nhất là HoSE đã giảm giới hạn tỷ trọng vốn hóa của bộ 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE từ mức 47% xuống còn 41,91%. Điều này cũng đồng nghĩa với tỷ trọng vốn hóa của VIC, VHM và VRE trong rổ VN30 cũng giảm xuống và tỷ trọng các cổ phiếu khác được tăng lên.
Theo tính toán của chúng tôi, các cổ phiếu bị giảm tỷ trọng trong cơ cấu rổ VN30 trong đợt cơ cấu này gồm có VRE, VHM, VIC, VCB, SAB, MSN, CTG và CII. Các cổ phiếu còn lại trong VN30 sẽ được tăng tỷ trọng trong rổ chỉ số, trong đó VNM, TCB, MBB, FPT sẽ là những cổ phiếu được tăng mạnh tỷ trọng.
Việc thay đổi tỷ trọng này có ý nghĩa quan trọng tới hoạt động mua/bán của các quỹ tracking theo VN30, tiêu biểu là quỹ VFMVN30 ETF với cơ cấu danh mục hiện đạt gần 6.000 tỷ đồng.
Minh Anh
Video đang HOT
Theo Trí thức trẻ
7 điều ít người biết về loãng xương
Loãng xương (osteoporosis) là tình trạng bệnh đặc trưng bởi khối xương thấp dẫn đến tăng nguy cơ gãy cổ xương đùi, cổ tay hoặc cột sống. Đây được cho là căn bệnh phổ biến nhất ở người và thực sự có thể rút ngắn tuổi thọ.
10 triệu người Mỹ hiện đang bị loãng xương và hơn 18 triệu người có nguy cơ mắc bệnh này. Do có liên quan với giảm estrogen, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh có nguy cơ cao nhất.
34 triệu người Mỹ khác có nguy cơ bị giảm xương (osteopenia), hay mật độ xương thấp, điều này cũng có thể dẫn đến gãy xương và cuối cùng phát triển thành loãng xương.
1. Bạn có thể không biết mình có bị loãng xương hoặc giảm xương hay không.
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ loãng xương và giảm xương.
Loãng xương thường diễn ra thầm lặng. Chỉ báo đầu tiên về một trong hai tình trạng này có thể là gãy xương hoặc giảm hơn 5cm chiều cao. Có nhiều nguy cơ đã được biết đến, bao gồm sử dụng corticoid liều cao, mắc các rối loạn ăn uống như chứng biếng ăn hoặc thiếu cân. Tiền sử gia đình, da trắng và dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu thực phẩm từ sữa giàu canxi cũng là những yếu tố nguy cơ, cùng với đó là hút thuốc lá và uống nhiều đồ uống có cồn.
2. Thuốc có thể ngăn chặn hoặc đẩy lùi vấn đề ...
Nhóm thuốc biphosphonates là biện pháp để điều trị mật độ xương thấp. Những thuốc này, bao gồm Fosamax, Actonel, Boniva, và Reclast và romosozumab mới ra mắt gần đây, ngăn ngừa mất xương thông qua bất hoạt hủy cốt bào, một loại tế bào xương tái hấp thu mô xương, hoặc thông qua ngăn chặn sự hình thành hủy coota bào. Các loại thuốc khác, như Forteo, thúc đẩy sự phát triển của xương - chúng thực sự có thể tạo ra xương mới.
FDA đã đưa ra những cảnh báo thường xuyên về những thuốc này, bao gồm đau xương, khớp và/hoặc đau cơ, loét thực quản, ợ nóng, rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh.
"Bạn cần cân bằng giữa nguy cơ và lợi ích", BS. Mary Jane Minkin, giảng viên lâm sàng sản phụ khoa tại Đại học Yale ở New Haven. "Các thuốc bisphosphonate đường uống, như Fosamax và Actonel, có thể gây hại cho thực quản. Thuốc cũng gây nguy cơ rất nhỏ đối với hàm, và gãy xương không điển hình. Nhưng những tai biến này rất hiếm gặp".
3. ... nhưng có giới hạn về thời gian dùng thuốc.
"Hầu hết các loại thuốc chỉ an toàn trong khoảng thời gian nghiên cứu của FDA và thường là 3 năm", BS. Joseph Lane, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và là trưởng khoa Bệnh xương chuyển hóa tại Bệnh viện chuyên khoa Ngoại/ Trường Y Weill Cornell, Đại học ở New York nói. "Vượt quá thời gian này, bộ xương bị thay đổi và các tác dụng phụ có thể xảy ra, chẳng hạn như gãy xương đùi và hoại tử xương hàm, hoặc yếu, và cuối cùng là chết xương hàm. Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc này cần được khám lại cẩn thận sau 3 -5 năm và cần đưa ra quyết định mới xem liệu họ nên tiếp tục, dừng lại hay thay đổi thuốc". Các bác sĩ thường cho bệnh nhân "tạm dừng thuốc" nếu họ đã dùng thuốc được một thời gian.
4. Nếu bị giảm xương, có thể không cần dùng thuốc.
Tập tạ có thể giúp bồi đắp mật độ xương.
Bệnh nhân có chẩn đoán giảm xương (mật độ xương thấp), không loãng xương, hiếm khi được kê đơn thuốc, ngoại trừ những người bị ung thư vú, đang điều trị thuốc ức chế aromatase và có nguy cơ giảm xương cao hơn. "Nói chung, khi tôi chẩn đoán giảm xương ở bệnh nhân của mình, chúng tôi sẽ cùng ngồi xuống và thảo luận", BS. Minkin nói. "Nếu cô ấy hút thuốc lá, liệu cô ấy có thể bỏ hoặc ít nhất là giảm hút được không? Cô ấy có đang ăn thực phẩm giàu canxi không? Cô ấy có đang uống vitamin D không? Cô ấy có thường xuyên tập thể dục không? Tôi luôn khuyến khích tất cả bệnh nhân của mình đến phòng tập và tập thể dục".
5. Nghĩ về thảm trải sàn, tuyến giáp, và mọi thứ khác.
Vitamin D có thể giúp bạn ít bị loãng xương.
Ăn uống tốt, tập thể dục, nhận đủ canxi, vitamin D bình thường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại nhà để không bị ngã là rất quan trọng. "Thói quen tốt trong nhà sẽ giúp ích - đừng tự tạo ra những nguy cơ gãy xương: Dọn những tấm thảm cản trở đường đi, mang giày dép hợp lý, v.v...", BS. Minkin nói. Hoóc-môn tuyến cận giáp và tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Cường tuyến cận giáp rất hay gặp, và phẫu thuật để loại bỏ tuyến hoạt động quá mức thường khá thành công. BS. Minkin chia sẻ "Gần đây tôi đã nhận được một lá thư từ một bệnh nhân bị cường tuyến cận giáp đã phẫu thuật cắt bỏ vài tháng trước - cô ấy không cảm thấy điều tốt đó ở độ tuổi này vì canxi của cô ấy cao và canxi cao có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì thế cũng khó có thể nói rằng có nhiều cách điều trị khác ngoài thuốc".
6. Có mật độ xương thấp không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ bị gãy xương.
Mặc dù mật độ xương có tương quan với nguy cơ gãy xương, BS. Lane cho rằng nó chỉ chiếm từ 20 đến 60% nguy cơ. "Có nhiều yếu tố góp phần gây ra gãy xương và bạn không nhất thiết phải bị loãng xương thì mới gãy xương", BS. Minkin nói.
7. Thuốc trị loãng xương thực sự có thể làm cho xương giòn và dễ gãy hơn.
"Cải thiện mật độ xương làm giảm nguy cơ, nhưng không hoàn toàn ngăn ngừa gãy xương", BS. Lane nói. "Sử dụng thuốc loãng xương dài ngày có liên quan đến giảm sự dai chắc của xương và làm xương giòn hơn ở một số người. Tuy nhiên, thuốc vẫn giúp cích cho bệnh nhân nhiều hơn là gây hại".
Cẩm Tú
Theo Prevention
PHC niêm yết lần đầu 20,8 triệu cổ phiếu trên HOSE Sáng 3-10, Sở GDCK TPHCM (HOSE) đã chính thức đưa 20,8 triệu cổ phiếu của CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings (mã PHC) vào giao dịch, với mức giá tham chiếu trong ngày đầu tiên 16.300 đồng/cổ phiếu. Chủ tịch HĐQT PHC thực hiện nghi thức đánh cồng niêm yết CP trên HOSE PHC tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng Phục...