Cáp Internet dưới biển – Mục tiêu dễ bị tổn thương trong chiến tranh tương lai
Thiệt hại gần đây đối với cáp Internet ngầm dưới biển ở Biển Đỏ dường như không phải là cố ý, nhưng sự cố xảy ra ở điểm nóng xung đột cho thấy chúng có thể bị tấn công dễ dàng như thế nào.
Thợ sửa chữa cáp ngầm dưới biển. Ảnh minh hoạ cắt từ màn hình Vnews
Ngày 4/3 vừa qua, ba tuyến cáp quang Internets ở Biển Đỏ đã bị hỏng, khiến tốc độ đường truyền Internet trong khu vực giảm xuống.
Sự cố có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để sửa chữa do xung đột đang diễn ra ở Yemen và do lực lượng Houthi ở Yemen vẫn đang tăng cường tấn công tàu thuyền qua lại Biển Đỏ nhằm ủng hộ người Palestine trong cuộc xung đột với Israel ở Dải Gaza,
Đài CNN hôm 4/3 dẫn thông báo của công ty viễn thông HGC Global Communications của Hong Kong (Trung Quốc) cho biết ba tuyến cáp quang trong sự cố nêu ảnh hưởng tới khoảng 25% lưu lượng truy cập Internet trong khu vực.
Để giảm thiểu sự gián đoạn Internet và “mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng”, HGC Global Communications đã phải định tuyến lại băng thông, chuyển lưu lượng qua các tuyến cáp khác và tăng cường sự hỗ trợ của Internet vệ tinh.
Trả lời phỏng vấn kênh CBS, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng, ông John Kirby cho rằng mỏ neo của tàu chở hàng Rubymar có thể là nguyên nhân gây đứt cáp.
Đây là tàu treo cờ Belize, thuộc sở hữu của Anh, bị lực lượng Houthi ở Yemen tấn công làm hư hại vào ngày 18/2 và đã chìm vào hôm 2/3 sau một thời gian trôi dạt trên biển, làm dấy lên lo ngại về một thảm họa môi trường do tàu chở theo hàng chục nghìn tấn phân bón amoni phosphat sulfat.
Ngày 2/3, tàu chở phân bón Rubymar đã chìm ngoài khơi Yemen, trên Biển Đỏ, sau khi trúng tên lửa của lực lượng Houthi vào hôm 18/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Trong một bài viết đăng trên tạp chí Forbes ngày 8/3, biên tập viên cao cấp Alex Knapp cho rằng những tuyến cáp quang Internets ở Biển Đỏ bị đứt không phải là cố ý. Tuy nhiên, vụ việc đã làm nổi bật tính dễ bị tổn thương, đặc biệt của các tuyến cáp ngầm dưới biển, nơi truyền tải khoảng 97% lưu lượng truy cập Internet của hành tinh, trước hành động làm gián đoạn có chủ ý.
Video đang HOT
Michael Darrah, một nhà nghiên cứu quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cũng nói với Forbes rằng việc làm gián đoạn các tuyến cáp ngầm dưới biển là “cực kỳ dễ dàng” và trong nhiều trường hợp nó “dễ đến mức rất khó xác định đó là tai nạn hay cố ý”.
Theo nhà nghiên cứu Darrah, thực tế này trở nên quan trọng hơn khi thế giới đang nỗ lực tránh xa các hành động quân sự quy mô lớn và các đối thủ địa chính trị có xu hướng nhắm mục tiêu vào nhau theo những cách tinh vi hơn. Một vụ đứt cáp ngầm dưới biển hoàn toàn có thể thực hiện bởi một đối thủ lợi dụng “vùng xám” và không muốn chịu trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào.
Về phần mình, Phó Giám đốc nghiên cứu tại Công ty phân tích TeleGeography, ông Tim Stonge cho rằng những kiểu tấn công nhỏ hơn này không nhất thiết gây ra sự gián đoạn lớn.
Hiện nay, hằng năm có khoảng 100 sự cố ảnh hưởng đến cáp ngầm dưới biển và 2/3 sự cố là do hoạt động của con người như dây cáp vướng vào lưới đánh cá hoặc bị neo tàu kéo lên.
Cho nên, ngành công nghiệp cáp ngầm dưới biển đã quen với việc xảy ra sự cố và họ đã chuẩn bị cho khả năng bị gián đoạn băng thông bằng công suất dư thừa. Ví dụ, ba tuyến cáp Internet bị đứt ở Biển Đỏ bị đứt thì vẫn còn lại 11 tuyến cáp ngầm trong khu vực có khả năng san sẻ lưu lượng truy cập Internet.
Cáp ngầm truyền tải 99% dữ liệu liên lục địa đi – đến khoảng 1.400 điểm kết nối trên toàn cầu. Ảnh: Bản đồ cáp ngầm
TeleGeography ước tính hiện có khoảng 574 tuyến cáp quang ngầm dưới biển đang hoạt động hoặc đã được lên kế hoạch lắp đặt. Thực tế này khiến một quốc gia khó có thể bị cắt hoàn toàn Internet, trừ khi đó là một quốc đảo, như đã xảy ra ở Tonga vào năm 2022 khi tuyến cáp quang biển duy nhất của quốc gia này bị phá hủy do một vụ phun trào núi lửa dưới nước. Thiệt hại đó mất khoảng một tháng để sửa chữa.
Tuy nhiên, do nền kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào việc truy cập internet, các chính phủ đã bắt đầu thực hiện nhiều bước đi hơn để đảm bảo an toàn cho các tuyến cáp ngầm dưới biển. Năm ngoái, NATO đã thành lập một trung tâm điều phối nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng ngàm dưới biển thông qua việc gắn kết giữa doanh nghiệp và chính quyền nhằm tăng cường an ninh cho các tuyến cáp và đường ống ngầm dưới biển.
Vấn đề chính cần được giải quyết trong ngắn hạn là làm thế nào để dễ dàng xác định con tàu gây ra sự cố đứt cáp. Hiện nay, các công ty viễn thông biết được thời điểm và địa điểm xảy ra sự cố, nhưng xác định nguyên nhân cụ thể không phải chuyện dễ.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Darrah, nếu các chính phủ tăng cường giám sát cơ sở hạ tầng, sử dụng radar, hình ảnh vệ tinh, thiết bị định vị tàu và các dữ liệu khác thì có thể xác định trực tiếp ai hoặc cái gì đã làm hỏng cáp ngầm dưới biển. Khi đó, thủ phạm của một vụ tấn công có chủ ý nhằm vào cơ sở hạ tầng dưới biển sẽ bị phơi bày, đương nhiên, những hành động tấn công như vậy sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn.
Các bước của Iran để tránh xung đột trực tiếp với Mỹ ở Trung Đông
Iran đã tiến hành các bước nhằm tránh một cuộc chiến trực tiếp với Mỹ và tránh liên quan đến lực lượng đã khiến lính Mỹ thiệt mạng ở Jordan, đồng thời chuẩn bị đáp trả nếu bị Mỹ tấn công.
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phát biểu tại Tehran, ngày 25/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ New York Times, Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran mới đây đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong bối cảnh Mỹ trả đũa lực lượng thân Iran liên quan đến vụ tấn công căn cứ Mỹ ở Jordan khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng.
Hội đồng trên gồm tổng thống, bộ trưởng ngoại giao, người đứng đầu các lực lượng vũ trang và hai trợ lý của nhà lãnh đạo tối cao Iran. Các thành viên đã tranh luận về cách ứng phó trước một loạt tình huống, trong đó có cuộc tấn công của Mỹ vào chính Iran.
Họ cũng chuyển các kế hoạch được phát triển trong cuộc họp tới nhà lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei và ông đã đưa ra tuyên bố rõ ràng: tránh một cuộc chiến trực tiếp với Mỹ và tránh liên quan đến lực lượng đã khiến lính Mỹ thiệt mạng, đồng thời chuẩn bị đáp trả nếu Mỹ tấn công Iran.
Theo tờ New York Times, trong bối cảnh Iran đang phải đối mặt với những thách thức ở trong nước, xung đột trực tiếp với Mỹ có nguy cơ dẫn đến hậu quả thảm khốc với Iran.
Vì vậy sau đó, các quan chức cấp cao của Iran, bao gồm cả Ngoại trưởng và Đại sứ Iran tại Liên hợp quốc, đã công khai tuyên bố lập trường do ông Khamenei đưa ra, tìm cách trấn an những người Iran đang lo lắng về viễn cảnh chiến tranh và xoa dịu phản ứng của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Mặc dù Iran nói rằng họ không muốn chiến tranh nhưng họ đang chuẩn bị sẵn sàng cho điều đó. Theo ba người Iran quen thuộc với vấn đề, một quan chức hiện tại và một cựu quan chức Iran, nước này đã đặt tất cả các lực lượng vũ trang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, kích hoạt hệ thống phòng không đất đối không và bố trí tên lửa đạn đạo dọc biên giới với Iraq.
Tướng Hossein Salami, Tổng tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran phát biểu tại một hội nghị ở Tehran: "Những ngày này, giữa những tuyên bố của các quan chức Mỹ, chúng ta thấy một số lời đe dọa không cần thiết. Chúng ta sẽ sẵn sàng đáp trả trước bất kỳ mối đe dọa nào. Mặc dù chúng ta không mong muốn chiến tranh nhưng chúng ta cũng không sợ hãi hay chạy trốn chiến tranh".
Iran đã tiến hành một hành động cân bằng trong bối cảnh đầy biến động kể từ ngày 7/10 năm ngoái, khi xung đột nổ ra giữa Israel và Hamas. Các lực lượng của Mỹ và Anh đã tấn công các căn cứ của Houthi ở Yemen, trong khi các cuộc tấn công của Israel ở Syria và Liban đã giết chết các chỉ huy cấp cao của Iran và Hezbollah, nhưng cho đến nay các cuộc giao tranh vẫn chưa trực tiếp nổ ra trong lãnh thổ Iran.
Nhưng một cuộc chiến tranh trực tiếp giữa Iran và Mỹ dường như chỉ là một bước đi sai lầm và Iran đang tìm cách ngăn chặn cuộc chiến trực tiếp đó. Sau chuyến thăm của Tướng Ismail Ghaani, chỉ huy Lực lượng Quds, Kata'ib Hezbollah (lực lượng mà Lầu Năm Góc cho rằng có khả năng chịu trách nhiệm về vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào căn cứ Mỹ ở Jordan) đã đưa ra tuyên bố rằng họ sẽ đình chỉ các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ, rằng Iran không tham gia vào việc ra quyết định và trên thực tế, đôi khi Iran không chấp nhận các cuộc tấn công nhằm vào người Mỹ.
Bên cạnh đó, các quan chức hàng đầu Iran đã thường xuyên tham khảo ý kiến của cựu Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif. Ông Zarif là người ôn hòa và được các quan chức Mỹ biết đến nhiều hơn.
Sassan Karimi, một nhà phân tích chính trị ở Tehran, cho biết: "Các quan chức Iran tham vấn ông Zarif vì ông ấy có thể phân tích tình hình tốt hơn và giải thích điều đó với công chúng ở trong nước. Trong thời điểm nhạy cảm này, họ cần các chuyên gia chính sách đối ngoại hàng đầu như ông Zarif. Mục tiêu là điều hướng cuộc khủng hoảng nghiêm trọng này bằng mọi công cụ và theo cách để Mỹ không tấn công Iran".
Iran muốn tránh xung đột trực tiếp với Mỹ một phần do các vấn đề trong nước. Ảnh minh họa: NYT
Theo một nguồn tin thân cận với ông Zarif, ông Khamenei đã nhấn mạnh tránh chiến tranh với Mỹ vì bảo vệ chế độ Hồi giáo là ưu tiên cao nhất và chiến tranh sẽ chuyển hướng sự chú ý của thế giới khỏi thảm họa nhân đạo ở Gaza.
Chiến tranh cũng có thể gây ra những hậu quả tai hại trong nước đối với người dân bình thường trong bối cảnh Iran hiện phải gánh chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhiều người Iran không muốn chiến tranh vì sợ nó sẽ khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Nỗi lo chiến tranh đã làm giảm giá trị đồng rial của Iran so với đồng đô la Mỹ tuần trước, làm tăng giá nhiều mặt hàng.
Trong bối cảnh đó, ông Khamenei đã tham gia sâu vào việc vạch ra lộ trình để Iran vượt qua cuộc khủng hoảng này. Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Iran, ông Khamenei đã nhận được các báo cáo tóm tắt hàng ngày về những diễn biến trong khu vực từ người đứng đầu lực lượng vũ trang và cố vấn chính sách đối ngoại, đồng thời đưa ra kết luận cuối cùng đối với mọi quyết định của Hội đồng An ninh Quốc gia.
Vào tháng 1 vừa qua, ông đã chấp thuận khuyến nghị của hội đồng trên về việc phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào nơi mà Iran cho là căn cứ của các nhóm khủng bố ở Pakistan và Syria, cũng như tấn công nơi mà nước này gọi là trung tâm hoạt động của tình báo Israel ở miền bắc Iraq. Pakistan và Iraq, thường thân thiện với Iran, đã phản ứng giận dữ và Pakistan đã tấn công đáp trả vào những nơi họ cho là căn cứ khủng bố ở Iran. Ông Khamenei sau đó đã yêu cầu các chỉ huy quân sự tránh các cuộc đụng độ như ở Pakistan.
Ali Vaez, Giám đốc về Iran của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, một tổ chức ngăn ngừa xung đột, nhận định: "Vấn đề nan giải đối với chính quyền Mỹ là tìm cách làm tổn thương Iran mà không tấn công trực tiếp vào lãnh thổ của họ. Vấn đề là khi bên này tấn công bên kia, điều đó tạo ra nhu cầu đáp trả và vòng luẩn quẩn này vẫn tiếp tục, đến một thời điểm nhất định nó sẽ bùng nổ thành xung đột trực tiếp".
Tổng thống Biden 'chao đảo' trước sức ép từ nhiều mặt trận trên khắp thế giới Mỹ không có chiến tranh, nhưng việc vướng vào nhiều mặt trận xung đột, cộng với cuộc khủng hoảng người di cư đang diễn ra dọc biên giới Mỹ-Mexico, không phải là môi trường lý tưởng cho Tổng thống Biden khi ông tăng cường chiến dịch tái tranh cử vào tháng 11 tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc vận...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xác nhận mới nhất của Phó Thủ tướng Ukraine về thoả thuận khoáng sản với Mỹ

Giá gạo tại Nhật Bản lập đỉnh mới

Nga xác nhận tấn công Sumy, nhưng cung cấp thông tin hoàn toàn khác

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phủ nhận cáo buộc nổi loạn

Bí ẩn toà tháp hình tam giác tại 'Khu vực 51' của Không quân Mỹ

Vấn đề chống khủng bố: Hy Lạp điều tra vụ đánh bom tại Athens

Malaysia tổ chức triển lãm giới thiệu sản phẩm địa phương bên lề AFMGM-12

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ
Có thể bạn quan tâm

Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình đến khách sạn 'check var', bí mật của Việt bị bại lộ
Phim việt
07:24:31 15/04/2025
'Chìa khoá' để Apple không tăng giá iPhone 17 Pro
Thế giới số
07:24:24 15/04/2025
Thanh niên sinh năm 2003 ở Hà Nội mất trắng 50 triệu đồng trong tài khoản sau khi nghe một cuộc gọi
Netizen
07:23:37 15/04/2025
Hari Won - Trấn Thành bị camera ghi lại cảnh tượng có hành động lạ trong nhà riêng, chuyện gì đây?
Sao việt
07:18:34 15/04/2025
10 sản phẩm đáng mong đợi Apple ra mắt trong năm nay
Đồ 2-tek
07:13:33 15/04/2025
Xôn xao nghi vấn 1 nữ diễn viên đình đám xứ Hàn có liên quan đến vụ trộm ở căn hộ gần 100 tỷ đồng: Người trong cuộc nói gì?
Sao châu á
07:02:40 15/04/2025
De Bruyne vẫn còn rất hay
Sao thể thao
06:22:55 15/04/2025
3 món hấp nên ăn nhiều vào tháng 4: Vừa tiết kiệm thời gian lẫn công sức lại thơm ngon, được cả nhà yêu thích
Ẩm thực
06:06:17 15/04/2025
Yêu cái cách nghệ sĩ đa màu, Thanh Duy phải lòng thế giới kỳ lạ 'Dưới đáy hồ'
Hậu trường phim
05:53:05 15/04/2025
Ngọc Anh 3A: Lúc mới quen chồng Tây, tôi không dám nắm tay
Tv show
05:50:09 15/04/2025