Cấp hơn 953 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân ở hai tỉnh Cao Bằng và Sơn La
Chính phủ quyết định cấp hơn 953 tấn gạo để cứu đói cho nhân dân ở hai tỉnh miền núi phía bắc là Cao Bằng và Sơn La trong thời gian giáp hạt đầu năm 2021.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 4.303,465 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh: Hà Tĩnh 3.000 tấn gạo, Nghệ An 303,465 tấn gạo và Bình Định 1.000 tấn gạo để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân vùng bị thiên tai, mưa lũ.
Cụ thể, Quyết định số 606/QĐ-TTg ngày 23/4/2021 do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký nêu rõ, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 59,805 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Sơn La để cứu đói cho nhân dân trong thời gian giáp hạt đầu năm 2021.
UBND tỉnh Sơn La tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp nêu trên hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.
Trường hợp sau khi thực hiện nếu vẫn còn khó khăn, UBND tỉnh Sơn La tiếp tục báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, tiếp tục hỗ trợ.
Phát gạo cứu đói cho trẻ khuyết tật tại xã Mường Giàng vào tháng 1/2021. Ảnh: Báo Sơn La
Còn theo Quyết định 607/QĐ-TTg ban hành cùng ngày, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 893,85 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng để hỗ trợ cứu đói cho nhân dân trong thời gian giáp hạt đầu năm 2021.
Video đang HOT
UBND tỉnh Cao Bằng tiếp nhận và sử dụng số gạo được cấp bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng theo quy định.
Các văn bản cũng nêu rõ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xử lý cụ thể theo quy định, chịu trách nhiệm về thông tin và số liệu được báo cáo.
Trước đó, ngày 29/1/2021 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 140/QĐ-TTg về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương để cứu đói cho Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021. Theo đó, Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 8.401,215 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho 12 tỉnh để hỗ trợ cứu đói cho Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu và giáp hạt đầu năm 2021.
Nông dân Sơn La thu hàng trăm triệu mỗi hecta cây ăn quả
Với 78.000 hecta cây ăn quả, Sơn La có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc, đứng thứ 2 cả nước. Đó là thành quả sau 5 năm Sơn la quyết tâm chuyển hướng sang phát triển cây ăn quả.
Hội nghị Đánh giá 5 năm thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả và phát triển Hợp tác xã nông nghiệp được tổ chức tại tỉnh Sơn la sáng nay (17/3). Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương, lãnh đạo các địa phương trong tỉnh Sơn La và hơn 400 doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tiêu biểu trong toàn tỉnh.
Nhiều chuyên gia tham dự hội nghị Đánh giá 5 năm thực hiện chủ trương phát triển cây ăn quả và phát triển Hợp tác xã nông nghiệp còn khẳng định, song hành với lợi ích kinh tế, nhiều mô hình trồng cây ăn quả còn đem lại lợi ích lớn về môi trường.
Sơn La hiện là tỉnh có diện tích cây ăn quả lớn nhất miền Bắc và đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 78.800 ha
Ông Nguyễn Ngọc Bảo, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam cho rằng, thành công trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và những mô hình hợp tác xã ở Sơn La cần được nhân rộng.
5 năm qua, từ các lợi thế về đất đai, khí hậu, tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là chuyển đổi phát triển cây ăn quả thay thế các cây trồng kém hiệu quả trên đất dốc và phát triển hợp tác xã nông nghiệp. Qua đó, nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển mạnh mẽ, toàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi trên 55.000 ha ngô và cây trồng khác sang trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng tổng diện tích cây ăn quả của toàn tỉnh lên hơn 78.000 ha, gấp gần 4 lần so với đầu năm 2016, tổng sản lượng quả đạt hơn 336.000 tấn. Toàn tỉnh cũng đã hỗ trợ ghép cải tạo vườn cây ăn quả cho gần 26.000 hộ gia đình.
Đến nay, đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao, như: Dâu tây hơn 400 triệu đồng/ha, xoài ghép hơn 260 triệu đồng/ha, na hơn 350 triệu đồng/ha... Tỉnh cũng đang dần hình thành hệ thống cơ sở bảo quản, chế biến nông sản ngày càng hiện đại. Ngoài những nhà máy chế biến, bảo quản lớn, toàn tỉnh có gần 500 cơ sở sơ chế, chế biến quả (chủ yếu là quả nhãn, mận, xoài) quy mô nhỏ của các hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp.
Nhãn là một trong những sản phẩm quả được Sơn La xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới
Không chỉ tiêu thụ trong nước, sản phẩm quả của Sơn La đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Mỹ, Đài Loan, UEA... Riêng năm 2020, tổng sản lượng xuất khẩu quả các loại của tỉnh đạt hơn 21.000 tấn, chiếm gần 20% tổng sản lượng xuất khẩu nông sản của tỉnh.
Đặc biệt, việc phát triển cây ăn quả thân gỗ như xoài, nhãn... trên đất trồng cây hàng năm đã góp phần bảo vệ môi trường, tạo ra tính đa dạng sinh học; việc áp dụng nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trong sản xuất, bảo quản, chế biến đã hạn chế được việc sử dụng quá liều lượng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, góp phần bảo vệ được môi trường nước, không khí, tránh được xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất.
Xoài ghép ở Sơn La đang cho thu nhập 262,4 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với các cây trồng truyền thống như ngô, sắn...
5 năm qua, tỉnh Sơn La cũng chú trọng phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn. Toàn tỉnh hiện đã có hơn 600 hợp tác xã nông nghiệp, tăng hơn 500 hợp tác xã so với năm 2016. Năm 2020, toàn tỉnh đã có 75 doanh nghiệp, HTX tiêu biểu; gần 700 hộ gia đình tiêu biểu.
"Tôi thấy trồng cây ăn quả trên đất dốc hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng các cây trồng truyền thống. Ví dụ một cân ngô chỉ được khoảng 4.000-5.000 đồng/kg, có lúc giá thấp điểm chỉ được 3.000 đồng/kg. Nhưng khi gia đình chuyển đổi sang trồng cây bưởi da xanh thì giá bán rất ổn định, và giá cao từ 25.000-30.000 đồng/kg, đem lại thu nhập cao gấp từ 10 đến 15 lần so với trồng ngô. Tôi thấy chủ trương của tỉnh về việc trồng cây ăn quả trên đất dốc rất đúng đắn", ông Nguyễn Văn Cường ở bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, Sơn La - hộ nông dân tiêu biểu dự hội nghị cho biết.
Nông dân Sơn La thu hoạch chanh leo
Giai đoạn 2021 - 2025, Sơn La xác định đẩy mạnh phát triển cây ăn quả thành ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao, gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, hiện đại hóa ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ thông qua các doanh nghiệp, HTX, liên HTX, nhân rộng các mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân; phấn đấu đến năm 2025 có 105.000 ha cây ăn quả, sản lượng 600.000 tấn.
Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân, hộ nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp ở địa phương
Ông Nguyễn Hữu Đông, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy Sơn La cho biết, tới đây, tỉnh sẽ rà soát, xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp theo 3 cấp sản phẩm: sản phẩm chủ lực Quốc gia, sản phẩm chủ lực tỉnh, sản phẩm đặc sản của địa phương OCOP; tiến hành tổ chức cấp mã số vùng trồng và triển khai có hiệu quả Luật trồng trọt; xây dựng các vùng sản xuất nông sản tập trung, đồng bộ với quy hoạch mạng lưới các nhà máy chế biến; đẩy mạnh nghiên cứu, chọn, tạo, ứng dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất và chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu đa dạng hóa thị trường.
"Tỉnh cũng sẽ tiếp tục thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản của địa phương", ông Nguyễn Hữu Đông nhấn mạnh.
Nhân dịp này, UBND tỉnh Sơn La đã tặng bằng khen cho 59 tập thể và cá nhân hộ gia đình có nhiều thành tích trong sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2020./.
Thiết lập vùng cách ly y tế tại cụm dân cư có ca dương tính với SARS-CoV-2 UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành các quyết định thiết lập vùng cách ly y tế tại xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, do liên quan đến người nghi mắc Covid-19. Cụ thể, tại Quyết định số 189, ngày 31/1, UBND tỉnh Sơn La quyết định thiết lập vùng cách ly y tế đối với xã Mường Cơi, huyện Phù Yên, tỉnh...