Cấp giấy phép, chứng nhận an toàn thực phẩm, Bộ NNPTNT yêu cầu không làm đình trệ sản xuất kinh doanh
Bộ NNPTNT vừa có công văn đề nghị Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý ATTP Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, các đơn vị thuộc Bộ thực hiện việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh của cơ sở.
Ngày 30/12/2021, Chính phủ có Nghị quyết số 165 về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cấp giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Để thực hiện Nghị quyết, ngày 24/1/2022 Bộ NNPTNT đã có Công văn số 633/BNN-QLCL đề nghị Sở NNPTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Quản lý an toàn thực phẩm Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh; các cục, vụ của Bộ NNPTNT; các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản nghiêm túc triển khai Nghị quyết trong lĩnh vực an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.
Bộ NNPTNT đề nghị các đơn vị nghiên cứu, tổ chức triển khai Nghị quyết 165 theo nguyên tắc các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không bị đình trệ, gián đoạn.
Đồng thời vẫn bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.
Video đang HOT
Bộ NNPTNT đề nghị việc cấp giấy phép, giấy chứng nhận không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Trong ảnh: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại một cơ sở ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: Báo BRVT.
Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá, giám sát, thẩm định, lấy mẫu phục vụ cho hoạt động cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; giấy chứng thư cho lô hàng, quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp, kiểm nghiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm đối, trường hợp không thể tổ chức đánh giá trực tiếp thì tổ chức đánh giá cấp giấy phép trực tuyến khi cơ sở có đủ nguồn lực kỹ thuật (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình…) và thống nhất bằng văn bản về việc đánh giá trực tuyến, nộp phí theo quy định, cam kết bổ sung các hồ sơ, tài liệu bản gốc cho cơ quan quản lý.
Trường hợp cơ sở không đủ nguồn lực kỹ thuật để tổ chức đánh giá trực tuyến, khi cơ sở có văn bản khẳng định không đủ nguồn lực kỹ thuật để tổ chức đánh giá trực tuyến và cam kết chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về điều kiện để được cấp phép, cơ quan cấp phép tạm hoãn hoạt động đánh giá và chấp thuận kéo dài thời hạn giấy phép tối đa thêm 06 tháng (đối với cơ sở có giấy phép còn thời hạn) hoặc thực hiện cấp phép tạm thời với thời hạn tối đa 06 tháng (đối với cơ sở chưa có giấy phép).
Các cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép; hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với nội dung, thời hạn của giấy phép.
Cơ quan cấp phép thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Gỡ khó cho nông dân, Chính phủ ban hành nghị quyết riêng về cấp phép, chứng nhận chất lượng nông sản
Theo Nghị quyết 165/NQ-CP của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cấp giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện quy định phòng chống dịch Covid-19, có thể áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến nếu đáp ứng được nguồn lực.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP về việc tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cấp giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (NNPTNT) do phải thực hiện quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Theo Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất cho phép áp dụng biện pháp sau đây để tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát, thẩm định, lấy mẫu, phân tích (gọi chung là đánh giá)... trực tiếp tại hiện trường để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, quyết định, văn bản chấp thuận (gọi chung là giấy phép), hoặc đánh giá định kỳ, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực NNPTNT do phải áp dụng quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Chính phủ cho phép áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan cấp phép đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện trong trường hợp cơ sở phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Trong ảnh: Cán bộ kỹ thuật lấy mẫu kiểm tra chất lượng lúa tại Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: P.V
Cụ thể, Chính phủ cho phép áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến trong trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp, cơ quan cấp phép đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình...).
Chính phủ cũng cho phép kéo dài thời hạn giấy phép 6 tháng (đối với giấy phép có thời hạn), tạm hoãn tối đa 6 tháng hoạt động đánh giá giám sát định kỳ; hoặc thực hiện cấp phép tạm thời tối đa 6 tháng, kiểm tra chất lượng nhập khẩu trên cơ sở xem xét hồ sơ đầy đủ, hợp lệ mà không phải tổ chức đánh giá trực tiếp tại hiện trường.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép.
Việc đánh giá trực tiếp tại hiện trường sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được dịch bệnh theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Chính phủ yêu cầu, căn cứ điều kiện thực tế và đặc thù quản lý của từng lĩnh vực, Bộ NNPTNT hướng dẫn các biện pháp nêu trên đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân không bị đình trệ, gián đoạn, đồng thời bảo đảm công tác quản lý nhà nước; phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý vi phạm, bảo đảm hiệu quả công tác quản lý nhà nước.
Nghị quyết này có hiệu lực kể từ 30/12/2021 và thực hiện đến hết ngày 31/12/2022.
Trước đó, nhất là trong thời điểm các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp phản ánh việc nhiều cơ sở hết hạn giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng các sản phẩm nông sản nhưng do thực hiện các quy định phòng chống dịch Covid-19 nên không thực hiện được, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở.
Tỷ lệ gia tăng lao động trong doanh nghiệp đang chững lại Theo Tổng cục Thống kê, kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế năm 2021 cho thấy, quy mô doanh nghiệp (DN) của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 vẫn duy trì mô hình chủ yếu là DN nhỏ và vừa, đồng thời tỷ lệ gia tăng lao động chững lại so với giai đoạn 2006-2016... Năm 2021, doanh nghiệp vừa duy trì...