Năm thành công trong khó khăn của ngành than
Sáng 19/1, tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khó khăn trong điều hành, bố trí nhân lực lao động và tổ chức sản xuất của các đơn vị cũng như các dự án đầu tư.
Công nhân khai thác than hầm lò của Công ty than Khe Chàm – TKV tiếp cận một vỉa than mới ở độ sâu -230m. Ảnh tư liệu: Trọng Đạt/TTXVN
Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng ủy, Hội đồng thành viên, Ban Lãnh đạo điều hành cùng với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể công nhân, cán bộ, tập đoàn đã hoàn thành toàn diện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và năm 2021 được đánh giá là năm thành công nhất trong 5 năm gần đây.
Phương châm “Sớm – Trước – Đủ”
Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, với phương châm “Sớm”, ngay từ khi có thông tin về dịch COVID-19, với sự nhạy bén của một tập đoàn có các hoạt động liên quan đến xuất khẩu than – khoáng sản và nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất, lãnh đạo tập đoàn sớm nhận diện nguy cơ của dịch bệnh và tại ngày khai xuân Tết Nguyên đán, Tập đoàn đã chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, hiệu quả. Đảng uỷ TKV và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Tập đoàn đã ban hành 62 văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch để dự phòng trước các tình huống có thể xảy ra để triển khai phương án ứng phó theo diễn biến của dịch bệnh.
Với phương châm “Trước”, nhằm dự phòng nguy cơ xuất hiện các ca F0 làm tê liệt sản xuất ở các mỏ than tại Quảng Ninh và 2 dự án alumina ở Tây Nguyên, ngay trong dịp Tết, TKV đã chỉ đạo các công ty thành viên vận động trên 7.000 công nhân không về quê mà ở lại đơn vị đón Tết. Từ kinh nghiệm đó, TKV thực hiện hiệu quả giải pháp “3 tại chỗ” khi xuất hiện ca F0 tại Công ty CP than Vàng Danh; “3 tại chỗ” đối với toàn bộ khâu sàng tuyển, kho vận, tiêu thụ than; “3 tại chỗ” đối với các dự án alumina ở Tây Nguyên và “3 tại chỗ” đối với học sinh học các nghề mỏ hầm lò tại Trường Cao đẳng TKV.
Về phương châm “Đủ”, TKV và các đơn vị thành viên thực hiện đầy đủ các giải pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và các địa phương. Đặc biệt là đã quyết liệt tiêm vaccine đủ 2 mũi cho toàn bộ người lao động. Không những lo cho người lao động của đơn vị, TKV còn hỗ trợ tiêm vaccine cho người lao động của các đối tác cung cấp dịch vụ để thực hiện mục tiêu toàn bộ người lao động làm việc trong TKV đều được tiêm đầy đủ vaccine. Nhờ vậy, mặc dù tại thời điểm này nhiều đơn vị trong tập đoàn có người lao động bị nhiễm COVID-19, song tất cả đều ở thể nhẹ và sau khi cách ly, nghỉ dưỡng 1 tuần là có thể quay lại sản xuất.
Nộp ngân sách 19.000 tỷ đồng
Mặc dù bị ảnh hưởng nặng của đại dịch COVID-19 tác động đến sản xuất kinh doanh của tập đoàn trên các lĩnh vực như: thiếu hụt lao động, gián đoạn cung ứng nguyên vật liệu nhập khẩu, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, chi phí thuê dịch vụ logistics tăng đột biến… Tuy nhiên, có nhờ những chỉ đạo tích cực của lãnh đạo Tập đoàn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của TKV được duy trì ổn định và có tăng trưởng cao.
Theo Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải, Tập đoàn đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 4% với tăng trưởng lợi nhuận 16% so với kế hoạch. TKV là một trong số ít Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước có tăng trưởng cao; lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước vượt kế hoạch giao trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Các khối sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và tăng trưởng cao hơn so với thực hiện năm 2020.
Video đang HOT
Cụ thể, năm 2021 doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 128,6 nghìn tỷ đồng, đạt 104% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 19 nghìn tỷ đồng bằng 106% kế hoạch. Lợi nhuận dự kiến đạt 3,5 nghìn tỷ đồng đạt 116% kế hoạch năm và bằng 113% so với cùng kỳ 2020. Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu hợp nhất toàn tập đoàn các công ty là 1,8 lần, giảm 0,17 lần so với đầu năm 2021.
TKV đã khai thác 40,2 triệu tấn than, tăng 7% so với năm 2020. Tiêu thụ gần 45 triệu tấn, tăng 6%; trong đó, tiêu thụ trong nước đạt gần 43 triệu tấn, tăng 4% và xuất khẩu 1,7 triệu tấn than, tăng 192%. Tổng lượng than tồn là 8,3 triệu tấn.
Tập đoàn cũng đã sản xuất 1,43 triệu tấn alumin và tiêu thụ 1,45 triệu tấn; khai thác 99,6 nghìn tấn tinh quặc đồng; sản xuất 10,5 tỷ kWh điện, đạt 105% kế hoạch năm. Lương bình quân đạt 12,97 triệu đồng/người/tháng.
Để đạt được kết quả trên, TKV đã thực hiện đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, các đơn vị tiết giảm chi phí 2% trên tổng chi phí biến đổi bằng các giải pháp kỹ thuật công nghệ, các giải pháp quản lý, bù đắp các chi phí tăng thêm hàng năm như xuống sâu và đi xa hơn, chi phí an toàn, thông gió thoát nước, chi phí phòng chống bệnh dịch COVID-19… Cùng đó, tăng cường áp dụng tin học hóa hiện đại hóa, cơ giới hóa khai thác đào lò để giảm chi phí sản xuất trong điều kiện giá cả đầu vào cho sản xuất tăng cao.
Tập đoàn cũng hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị sản xuất phù hợp với diễn biến của thị trường; xây dựng và ban hành đơn giá công đoạn tổng hợp trong sản xuất than. Bên cạnh đó, thực hiện các giải pháp linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường để đưa ra các phương án tiêu thụ than khoáng sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Theo đó đối với than, tăng cường chế biến, tiêu thụ các loại than chất lượng cao nhằm tăng giá trị hòn than. Còn đối với khoáng sản, lựa chọn thời điểm và phương án tiêu thụ hợp lý nhất và nhờ đó kết thúc năm 2021, Công ty cổ phần Đồng Tà Phời, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đã xóa được hết lỗ lũy kế bắt đầu có lãi…
Năm 2022, sản xuất tối đa các loại than chất lượng cao
Tổng giám đốc TKV Đặng Thanh Hải cho biết, với mục tiêu năm 2022 là tiếp tục kiểm soát tốt việc phòng chống dịch bệnh COVID-19 trong toàn tập đoàn; đẩy mạnh các phong trào thi đua, lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, TKV tập trung thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt theo tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ để kiểm soát tốt dịch bệnh, đảm bảo việc làm cho người lao động. Ban chỉ đạo phòng chống bệnh dịch COVID-19 Tập đoàn có các biện pháp cụ thể ở từng thời điểm, triển khai các giải pháp để thực hiện sản xuất kinh doanh ổn định, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động; có sự tăng trưởng hợp lý.
Tập đoàn sẽ cung cấp đủ than cho khách hàng đã ký kết hợp đồng kinh tế, đặc biệt là hộ điện; chủ động trong nghiên cứu, dự báo thị trường. Đồng thời, hoàn thiện mô hình “Sản xuất và thương mại than”; nâng cao giá trị kinh doanh than theo hướng sản xuất tối đa các loại than chất lượng cao; khai thác tối đa lợi thế của tập đoàn, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên trong việc pha trộn than nhập khẩu và than sản xuất trong nước.
Cùng với đẩy mạnh đầu tư, đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm; tăng cường công tác bảo vệ môi trường bảo vệ sản xuất gắn với thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, TKV tập trung đầu tư các dự án than, khoáng sản, cơ sở hạ tầng cảng biển theo kế hoạch. Cùng đó, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, từng bước xây dựng và triển khai chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý để điều hành doanh nghiệp theo hướng hiện đại.
TKV cũng đề nghị Chính phủ và các với các bộ, ngành sớm phê duyệt “Quy hoạch phân ngành than trong quy hoạch tổng thể năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 để triển khai thực hiện. Đồng thời, triển khai công tác tái cơ cấu; làm tốt công tác chăm lo phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đi đôi với việc tăng thời gian làm việc hữu ích của người lao động…
Ngoài ra, tăng cường quản trị doanh nghiệp, quản trị chi phí: tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế khoán quản trị chi phí theo hướng tăng tính tự chủ tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị, xây dựng mô hình tài chính, kiểm soát công nợ, kiểm soát dòng tiền.
Cùng đó, chủ động trong quan hệ với cộng đồng, đối tác bạn hàng trong và ngoài nước; phối hợp với các cơ quan tại địa phương đảm bảo sự phát triển hài hoà trên địa bàn; đặc biệt là phối hợp tốt với cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc quản lý ranh giới mỏ, quản lý khai thác, vận chuyển và kinh doanh than, khoáng sản.
Năm 2022, TKV đặt ra mục tiêu sản đạt tổng doanh thu của toàn tập đoàn: 131,6 nghìn tỷ đồng tăng 2% so với thực hiện năm 2021. Nộp ngân sách 18,1 nghìn tỷ đồng; lợi nhuận toàn tập đoàn 3,5 nghìn tỷ đồng. Tiền lương bình quân toàn Tập đoàn 13,6 triệu đồng/người/tháng…
Tập đoàn sẽ phấn đấu tiêu thụ 43 triệu tấn than; trong đó, trong nước: 41,2 triệu tấn, than xuất khẩu: 1,8 triệu tấn. Đồng thời, sản xuất 39,1 triệu tấn than; 100,6 ngàn tấn tinh quặng đồng; 9,6 tỷ kWh điện…
Kỷ luật Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa kỷ luật hàng loạt tổ chức, cá nhân có liên quan đến sai phạm về quản lý, khai thác than, trong đó có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân bị kỷ luật khiển trách do có liên quan đến sai phạm từ thời kỳ còn là lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (Ảnh minh họa).
Từ ngày 22 đến ngày 24/12/2021, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ mười dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Trần Cẩm Tú.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh các nhiệm kỳ 2015-2020, 2020-2025 và của ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Theo đó, UBKT Trung ương xác định, Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh và Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để nhiều tổ chức đảng, lãnh đạo và cán bộ các đơn vị cấp dưới vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh trong thời gian dài; nhiều cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, một số bị xử lý hình sự.
Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, thanh tra để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách và quản lý cấp phép khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh.
Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong ban hành và tham mưu ban hành văn bản, cơ chế, chính sách có nội dung trái pháp luật; trong cấp phép khai thác than tại tỉnh Quảng Ninh.
Những vi phạm của các tổ chức, cá nhân nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, để tình trạng khai thác than trái phép diễn ra phức tạp, kéo dài, thất thoát tài nguyên khoáng sản, gây khó khăn cho hoạt động quản lý, khai thác tài nguyên, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, gây bức xúc trong xã hội. Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định:
Cảnh cáo các tập thể: Ban Thường vụ Đảng ủy Than Quảng Ninh các nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2015-2020.
Hình thức cảnh cáo cũng được áp dụng với ông Vũ Anh Tuấn Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; ông Bùi Văn Ngợi, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy Than Quảng Ninh, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Than Hạ Long; ông Đỗ Cảnh Dương, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và ông Lại Hồng Thanh Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
UBKT Trung ương cũng kỷ luật hình thức khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 và các ông: Ngô Hoàng Ngân, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh, Bí thư Đảng ủy Than Quảng Ninh nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (giai đoạn từ tháng 11/2013 đến tháng 5/2016); Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Ban cán sự đảng Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chỉ đạo và xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các vi phạm nêu trên.
UBKT Trung ương sẽ tiếp tục kiểm tra, làm rõ vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và một số cá nhân có liên quan.
Nhìn lại năm 2021: Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản Những năm gần đây, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản như: Số hóa tài liệu, báo cáo, bản vẽ địa chất; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động địa chất nhằm quản...