Cặp đôi sẽ được tổ chức đám cưới ngoài vũ trụ vào năm 2024?
Một công ty ở Mỹ sẽ cung cấp chuyến đi vào không gian để các cặp đôi có cơ hội tổ chức đám cưới, sự kiện nhiều người bên ngoài Trái Đất vào năm 2024.
Công ty Space Perspective cung cấp chuyến bay, không gian cho các cặp đôi tổ chức đám cưới ngoài Trái Đất
Cặp đôi có cơ hội tổ chức trong một ‘hội trường’ có kích thước cỡ một sân vận động bóng đá ngoài không gian, cách mực nước biển trên Trái Đất khoảng 30,48 km vào năm 2024.
Công ty Space Perspective có trụ sở tại Florida, Mỹ hiện đang bán các chuyến bay với giá 125.000 USD, tương đương khoảng 2,8 tỷ đồng cho các cặp đôi muốn tận hưởng khoảnh khắc tuyệt vời nhất cuộc đời ở địa điểm có những góc nhìn ngoạn mục hướng về Trái Đất.
‘Hội trường’ ngoài không gian có sức chứa khoảng 8 người, thời gian cho toàn bộ chuyến đi kéo dài tối đa 6 tiếng đồng hồ. Khách hàng cũng có thể mua toàn bộ không gian để tổ chức các sự kiện nhóm.
Công ty cho biết đã có một số khách đặt hàng dể tổ chức kỷ niệm sinh nhật quan trọng của họ, một số muốn nâng tầm việc tổ chức sự kiện lên tầm cao mới.
Bên trong khoang chứa, hành khách có cơ hội tận hưởng khung cảnh 360 độ của Trái Đất, được trang bị đầy đủ từ phòng ngủ, phòng tắm, quầy bar và wifi.
Vào tháng 6, Neptune One, phương tiện thử nghiệm của công ty, đã được phóng thành công từ Sân bay vũ trụ Space Coast, gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA.
Công ty Space Perspective do vợ chồng Jane Poynter và Taber MacCallum điều hành, có trụ sở tại Florida, Mỹ. Các chuyến bay vũ trụ cho năm 2024 đã được bán hết. Hiện tại khách muốn đặt chỗ sẽ phải chờ đến năm 2025 mới khởi hành.
Chuyến đi khởi hành từ Trung tâm Không gian Kennedy của NASA, sử dụng tàu vũ trụ để chở thay vì tên lửa. Vận tốc trung bình vào khoảng 19 km/h. Do vậy, theo công ty, chuyến đi nhẹ nhàng hơn nhiều, mang lại ‘cảm giác hồi hộp trong không gian và sự thoải mái của sự bình tĩnh’.
Jane Poynter cho biết: “Tàu vũ trụ của chúng tôi sẽ phóng đi từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy và mất khoảng 2 giờ để lên đến độ cao 30km. Trong suốt chuyến đi bạn có thể phóng tầm mắt ra xa, nhìn ngắm toàn bộ bán đảo Florida, Bahamas hay Vịnh Mexico. Khi ở độ cao cực đại, hành khách sẽ thấy toàn bộ màu đen không gian và đồng thời là độ cong của Trái Đất, đường màu xanh lam mỏng mang tính biểu tượng mà các phi hành gia luôn nhắc đến”.
Trong suốt chuyến bay, mọi người sẽ được phục vụ bữa sáng, gọi đồ uống, ngồi trên chiếc ghế ngả sang trọng để nhìn ngắm quang cảnh độc đáo.
Jane Poynter chia sẻ rằng họ muốn cung cấp dịch vụ tốt nhất, cách tiếp cận dễ nhất đi vào vũ trụ, cả về vật chất lẫn tài chính. Cô nói: “Rõ ràng, 125.000 USD vẫn chưa hoàn toàn phù hợp với mọi người nhưng chắc chắn rẻ hơn rất nhiều so với việc là hành khách đi trên chuyến bay vũ trụ của Virgin hay bất kỳ công ty nào khác. Tầm nhìn của chúng tôi hướng tới việc đưa hàng nghìn người lên vũ trụ, rồi sau đó là hàng triệu người. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi cần định giá đúng”.
Theo Taber MacCallum, trong tương lai, việc đi vào vũ trụ sẽ giống như ‘đi du lịch châu Âu’. Space Perspective không coi Virgin Galactic, Blue Origin hay SpaceX lần lượt do các tỷ phú Sir Richard Branson, Jeff Bezos và Elon Musk quản lý là đối thủ cạnh tranh, bởi vì trải nghiệm mà nó mang lại sẽ ‘hoàn toàn khác’.
Công ty cũng làm việc, thảo luận qua các cuộc gọi hàng tuần với SpaceX và Blue Origin về các vấn đề an toàn, các quy định và chia sẻ bài học kinh nghiệm. Taber MacCallum cũng chỉ ra rằng 125.000 USD rẻ hơn so với mức giá mà công ty Blue Origin của Jeff Bezos yêu cầu cho các chuyến bay không gian thương mại.
Lần đầu tiên phi hành gia trồng ớt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Các phi hành gia của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA trồng ớt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS để gia tăng thêm gia vị trong bữa ăn hàng ngày.
Lần đầu tiên phi hành gia trồng ớt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS
Cơ quan hàng không vụ trụ Mỹ NASA cho biết các phi hành gia trồng ớt xanh và ớt đỏ trong không gian là một trong những thí nghiệm thực vật lâu nhất và thử thách nhất thực hiện trên phòng thí nghiệm quỹ đạo.
Hạt giống ớt đã được đưa lên Trạm vũ trụ quốc tế từ cuối thàng 6 trong một sứ mệnh dịch vụ tiếp tế thương mại của SpaceX.
Shane Kimbrough, phi hành gia của NASA, một kỹ sư từng tham gia dự án trồng rau diếp đỏ trong không gian vào năm 2016, là người khởi xướng thử nghiệm bằng cách đưa 48 hạt giống vào hệ thống trồng cây ngoài không gian có tên là Advanced Plant Habitat APH.
Với kích thước khoảng bằng một cái lò bếp, APH là cơ sở phát triển thực vật lớn nhất trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS. Sở hữu 180 cảm biến và điều khiển để giám sát, hệ thống cho phép điều khiển thí nghiệm từ Trung tâm vũ trụ Kennedy. Do vậy, các phi hành gia có thể không cần mất nhiều thời gian để chăm sóc cây trồng.
Đại diện Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA cho biết: "Đây là lần đầu tiên các phi hành gia trồng cây ớt trên trạm vụ trụ, kể từ lúc gieo hạt giống cho đến khi trưởng thành".
Matt Romeyn, điều tra viên chính cho biết đây là một trong những thí nghiệm thực vật phức tạp nhất trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS vì thời gian nảy mầm và phát triển kéo dài.
Năm 2015, các phi hành gia đã bắt đầu trồng một loài thực vật thuộc chi cúc ngũ sắc mà NASA gọi là tiền thân của việc trồng các loại cây ra hoa, có quả trong tương lai. Thí nghiệm trồng cây ớt tiến hành sau khi các phi hành gia đã thử trồng một số loại khác.
Các nhà nghiên cứu đã dành hai năm để đánh giá hơn hai chục giống tiêu và cuối cùng đã tìm được giống phù hợp là một giống tiêu Hatch từ New Mexico.
Nếu thành công, thí nghiệm này sẽ cung cấp, làm phong phú thêm trong thực đơn của các phi hành gia. Trước đó, họ đã từng thu hoạch các loại rau như rau diếp, củ cải trên trạm vũ trụ.
Matt Romeyn cho biết các thành viên phi hành đoàn thích thức ăn cay hoặc gia vị phong phú hơn vì họ có thể tạm thời bị mất vị giác, khứu giác sau thời gian dài sống trong môi trường không trọng lực.
Sau khoảng 3,5 tháng, các phi hành gia có thể thu hoạch ớt. Theo dự tính, họ sẽ giữ lại một phần để ăn và phần còn lại gửi về Trái Đất để phân tích nghiên cứu.
'Mắt thần' Hubble gặp sự cố kỹ thuật Ngày 18/6, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo kính viễn vọng không gian Hubble, "mắt thần" của Trái Đất trong vũ trụ suốt hơn 30 năm qua, đã gặp sự cố kỹ thuật và ngừng hoạt động. Kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: nasa.gov Theo NASA, sáng 14/6 (theo giờ Việt Nam), máy tính chính của kính...