Cặp đôi mới cưới tất bật lo cái tết đầu tiên
Còn hơn một tháng nữa mới đến Tết nguyên đán. Nhưng với các cặp vợ chồng mới cưới, tết đã được lo tất bật từ khá lâu.
Dành dụm tiền… để mừng tuổi
Chị Hiền Anh (nhân viên kế toán) chia sẻ: “Năm ngoái, tết còn nhận được bao nhiêu tiền mừng tuổi. Ai cũng lì xì lấy hên, chúc cho sớm đi lấy chồng. Năm nay, lấy chồng rồi, hết được lì xì, lại còn mất thêm bao tiền lì xì nữa. Mấy đứa em họ, cháu họ, mọi năm cứ “bơ” đi thì năm nay không “bơ| được nữa rồi. Hai vợ chồng phải dành dụm từ bây giờ. Chả dám ăn tiêu gì hoang phí nữa”.
Không chỉ là mừng tuổi em họ, cháu họ như chị Hiền Anh, chị Phương Lan (nhân viên hành chính) còn có một “gánh” mừng tuổi “nặng” hơn nữa: “Mẹ chồng gọi điện lên dặn dò: &’tết này hai đứa sắp xếp về, phải đi thăm hết lượt họ hàng. Ngoài quà biếu thì còn phải lì xì cho các cụ cao tuổi nữa. Cố gắng sắp xếp để mừng được cả các cháu nhỏ. Năm ngoái anh chị cả mừng tuổi được hết làng trên xóm dưới, ai cũng khen. Năm nay hai vợ chồng cố mà được như thế’. Mình nghe mà méo hết mặt. Họ nhà chồng thì rõ là đông. Anh chị cả thì cả hai vợ chồng đều có điều kiện. Chứ vợ chồng mình lương ba cọc ba đồng lấy đâu ra”.
Và đôi khi gánh nặng không chỉ là “mừng tuổi” bao nhiêu người, mà còn là “mừng tuổi bao nhiêu tiền”. Anh Phan Anh Tuấn (kỹ sư xây dựng) thở dài: “Các cô dì chú bác bên họ nhà mình kinh tế khá vững. Từ đó thành cái tiền lệ lì xì nhiều. Mà mình thì lương kỹ sư quèn, có đáng bao nhiêu. Mọi năm cô ấy toàn chuẩn bị sẵn vài phong bao hoặc dặn mình đến chơi tránh mấy giờ cả nhà đông đủ ra. Năm nay thì hết đường trốn rồi. Lì xì tiếng là để lấy may, nhưng hình như càng nhiều tiền càng may nhiều hay sao ấy”.
Video đang HOT
Tranh thủ chọn quà Tết hai bên nội ngoại
Khi còn độc thân thì cái tết trôi qua khá nhẹ nhàng. Quà biếu bố mẹ có thì tốt, không có bố mẹ cũng không hề phàn nàn. Khi đã lập gia đình, dù bố mẹ cũng không hề đòi hỏi, nhưng phận làm con, buộc phải có những điều tất yếu đó.
Anh Đình Quân (thiết kế phần mềm) cho biết: “Hai vợ chồng chia nhau, chồng nghĩ quà nhà ngoại, vợ nghĩ quà nhà nội, có sự trợ giúp về sở thích và tình hình thực tế (như là nhà nào thiếu cái gì). Mình nghĩ nát óc bao ngày mới ra được sẽ mua cái lò vi sóng tặng bố mẹ vợ. Hi vọng cả bố mẹ vợ lẫn vợ đều hài lòng. Đi đứt nửa tháng lương, mình không tiếc, chỉ là tháng này phải chi tiêu dè sẻn và tính toán hơn nhiều”.
Chị Vân Bình ( giáo viên trung học) chia sẻ: “Mấy năm trước đến nhà anh ấy chỉ mang theo chút quà nhỏ gọi là thôi. Cũng sợ là mình quà cáp chu đáo cẩn thận quá lại bị nói là &’vồ vập’. Tết năm nay thì khác hoàn toàn rồi. Anh đang bảo lắp cho bố mẹ cái điều hòa hai chiều, mùa đông các cụ chịu rét kém. Mình thì vẫn đang dành dụm tiền. Vẫn biết con cái nên báo hiếu, mình hoàn toàn đồng ý. Nhưng với đồng lương giáo viên ba cọc ba đồng, hoàn toàn chẳng có thưởng tết như mình thì cũng chật vật ra phết”.
Và không chỉ là bố mẹ, theo truyền thống và với nhiều gia đình, việc tặng quà cho ông bà nội ngoại hai bên cũng là điều tất yếu. Xét một cách khách quan, việc này cũng khiến các cặp đôi trẻ phải tính toán và dành dụm không ít.
Mua sẵn quà Tết để tránh tăng giá
Cái Tết đầu tiên luôn là cái tết quan trọng của cặp vợ chồng trẻ. Hai vợ chồng phải đến chào và chúc tết hết lượt họ hàng. Đối với những ông bà lớn tuổi và những người bằng vai với cha mẹ, vợ chồng trẻ đều phải có quà chúc tết thêm.
Chị Chi Phương (nhân viên pháp chế) tươi cười cho biết: “Mình vừa đặt xong hơn hai chục giỏ quà tết nho nhỏ để đi biếu tết cô dì chú bác hai bên. Giá cả tầm này vẫn chưa leo thang lắm nên phải đặt ngay, trả tiền luôn theo giá hiện tại. 26 tết trở ra là chỉ việc đến lấy thôi. Theo kinh nghiệm của mình, làm như thế cũng tiết kiệm được kha khá tiền đấy. Tìm mãi mới thấy có cửa hàng nhận đặt cho cả tháng sau”.
Chị Kim Xuân (nhân viên bán hàng) thì chia sẻ: “Từng có mấy năm giúp bà cô nhập hàng, bán hàng tết nên mình biết mức độ tăng giá của những mặt hàng bánh kẹo gần tết như thế nào. Lấy thùng bánh, thậm chí tăng theo ngày luôn. Các nhà có vốn và có chỗ chứa toàn ém hàng cho tết thôi. Một hộp bánh tăng những mấy giá liền. Từ tháng trước, mình mua sẵn ba thùng bánh Chocopie để góc nhà rồi. Tết này đem về biếu những ông già bà cả trong họ nhà chồng”.
Mỗi người một cách, một quan điểm, nhưng các đôi vợ chồng trẻ đang cố sức sao cho lo được cái tết đầu tiên chu toàn nhất. Đây cũng là một cách “ghi điểm” quan trọng với bố mẹ hai bên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Có phải tại tôi quá xấu?
- Sau gần một năm tìm hiểu, tôi lập gia đình với người đàn ông mà ai cũng cho rằng tôi may mắn vì nhìn vẻ ngoài anh rất bảnh bao, trong khi nhan sắc tôi chỉ ở mức thường thường bâc trung. Anh thương yêu vì nói tôi đẹp nết.
Hai năm sau, tôi sinh cho chồng đứa con trai. Trớ trêu, con càng lớn càng giống tôi như tạc, không thừa hưởng được nét thanh tú nào từ cha. Cuộc sống khi đã có con đầy lo toan, tất bật, tôi chúi mũi với hàng trăm công việc không tên để chăm lo cho mái ấm của mình. Bỏ mặc bản thân, khi nhìn lại, tôi tá hỏa vì mình đã xấu càng thêm xấu. Lúc này, tôi cũng chợt nhận ra sự ngại ngùng của chồng mỗi khi đi cùng tôi ra đường. Tôi lên kế hoạch "tân trang" mình nhưng... đã muộn, chồng tôi có tình nhân.
Cô gái ấy là chủ một quán cà phê, trẻ trung, xinh đẹp. Khuyên can, dọa nạt bao nhiêu chồng tôi vẫn cương quyết không từ bỏ người tình. Ngược lại, mỗi lần nghe tôi nhắc đến người tình là anh chửi bới, bảo thà anh từ bỏ cái gia đình này chứ nhất định không chia tay người đó. Ngàn lần nghĩ đến chuyện ly hôn nhưng vì thương con, tôi câm lặng. Cuộc sống vợ chồng trở nên lạnh nhạt khi anh ngày càng vắng nhà nhiều hơn. Tôi giấu nỗi đau, lầm lũi với nghề thợ may của mình. Dù vậy, tôi vẫn còn rất yêu chồng. Những chiều đóng cửa tiệm, tôi nhớ anh, con nhớ cha, hai mẹ con cứ chở nhau vòng vèo khắp phố cho nguôi quên nỗi buồn. Có khi, mẹ con tôi đi ngang qua quán cà phê của người tình anh, trộm nhìn vào tìm anh mà lòng quặn thắt. Một lần đi ngang, tôi còn thấy anh vui vẻ với cô ta. Biết là đau khổ nhưng không hiểu sao như một thói quen, chiều nào tôi cũng đưa con ngang qua đó để tìm cha, dù chỉ đứng từ xa quan sát. Bạn bè, gia đình hai bên biết chuyện đều khuyên tôi bỏ chồng (thực tế là anh đã bỏ tôi), nhưng tôi cứ lần lữa vì con còn quá nhỏ.
Năm nay con tôi vào lớp 1. Một lần vì bận khách, tôi đón con muôn. Lúc đến trường, bạn bè con tôi đều đã về hết, tôi tình cờ bắt gặp con đang ngồi lọt thỏm trong lòng thầy giáo. Tôi đứng từ xa, nhìn người đàn ông xa lạ ôm con mình vỗ về mà lòng đau nhói. Nghĩ đến chồng, tôi đã không ngăn được nước mắt. Hình ảnh ấy đeo bám tôi vào tận giấc ngủ. Như một sự thúc giục, tôi dùng sim điện thoại khuyến mãi để nhắn tin cho anh - thầy giáo của con. Ban đầu chỉ là vài ba câu chuyện làm quà giúp tôi khuây khỏa, tìm vui nhưng dần dần chúng tôi trở nên thân thiết, dù anh không biết tôi là ai.
Cho đến một ngày, tôi quyết định ra mặt. Ngày hẹn gặp, xót xa làm sao khi tôi bắt gặp vẻ thất vọng hiện rõ trên gương mặt anh. Vì tôi là phụ huynh của học trò anh và cả vì hình thức của tôi không đẹp. Câu chuyện với anh trở nên ngượng ngùng, dù chúng tôi vẫn coi nhau là bạn. Sau lần ấy, anh thưa nhắn tin hỏi han, tâm sự. Hai tháng sau, anh thông báo mình sắp ra nước ngoài định cư theo diện đoàn tụ gia đình. Từ ngày anh đi, không còn tin tức gì nhắn gửi cho tôi. Chồng tôi vẫn bỏ bê gia đình, mê đắm với tình nhân.
Tôi tự hỏi, có phải vì mình quá xấu nên anh không thèm làm bạn? Nhưng trong thâm tâm, tôi vẫn cảm ơn anh vì đã cho tôi một khoảng thời gian màu hồng, là liều thuốc giúp tôi mạnh mẽ hơn để sống, dù đến nay tôi vẫn chưa có được quyết định cuối cùng cho cuộc hôn nhân của mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi sợ khi sống với người vợ "hoàn hảo" Tôi biết nhiều người sẽ bảo tôi "dở hơi dở hám". Tôi biết nhiều người sẽ bảo tôi "hết khôn dồn đến dại", "được voi đòi tiên", "lòng tham vô đáy"... Hàng xóm khen vợ tôi sởi lởi, họ hàng khen vợ tôi chu toàn, mẹ tôi khen vợ tôi đảm đang, bạn bè tôi bảo vợ tôi vừa xinh vừa khéo. Nhưng...