‘Cặp đôi’ HNG, HAG của bầu Đức đứng đầu danh sách DN niêm yết làm ăn thua lỗ nhất năm 2019
Trong danh sách các doanh nghiệp niêm yết thua lỗ nặng năm 2019, bộ đôi HNG, HAG của “bầu Đức” đứng đầu bảng, với bức tranh kinh doanh thua lỗ lần lượt 2.325 tỷ đồng và 1.609 tỷ đồng.
Theo thống kê kết quả kinh doanh năm 2019, có tổng cộng 110 doanh nghiệp trên các sàn báo lỗ. Trong đó có 18 doanh nghiệp trên HOSE, 33 doanh nghiệp trên HNX và 59 doanh nghiệp trên UPCoM.
Đáng chú ý, 21 doanh nghiệp lỗ trên 100 tỷ đồng trong năm 2019. Trong đó, CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã: HNG) và CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG). bộ đôi HAG, HNG của “bầu Đức” và Gỗ Trường Thành, Đạm Hà Bắc, Yeah1 là 5 doanh nghiệp kinh doanh kém khởi sắc nhất.
Năm 2019, HNG tiếp tục kinh doanh kém hiệu quả. Theo báo cáo tài chính quý IV/2019, doanh thu đạt hơn 541 tỷ đồng, giảm 41,83% so với cùng kỳ năm 2018; lợi nhuận sau thuế âm hơn 583 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 495,55 tỷ đồng. Lũy kế năm, doanh thu 1.811 tỷ đồng, giảm đến 51% so với năm trước. Trong đó doanh thu bán trái cây giảm đáng kể. Lợi nhuận sau thuế, công ty ghi nhận âm hơn 2.325 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức lỗ 656 tỷ đồng của năm trước.
HNG, HAG của “bầu Đức” là doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng làm ăn kém hiệu quả năm 2019.
Tính đến 31/12/2019, tổng tài sản của HAGL Agrico đạt gần 23.252 tỷ đồng, giảm 23,84% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn giảm 42,15%, đạt hơn 1.600 tỷ đồng, còn hàng tồn kho tăng cao 67,53%, lên hơn 2.188 tỷ đồng.
Dư nợ vay của HAGL Agrico ở mức 9.204 tỷ đồng, trong đó nợ vay ngắn hạn 4.654 tỷ đồng và dài hạn 4.550 tỷ đồng. Ngoài khoản nợ vay ngân hàng, HAGL Agrico hiện nợ ngắn hạn công ty mẹ (HAGL) 1.878 tỷ đồng, THACO hơn 897 tỷ và nợ dài hạn HAGL 649 tỷ đồng, THACO hơn 805 tỷ đồng.
Video đang HOT
Còn công ty mẹ HAG cũng báo cáo doanh thu giảm mạnh. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 với doanh thu thuần trong kỳ đạt 602,6 tỷ đồng, giảm 43% so với quý IV/2018. Nguồn doanh thu không đủ bù đắp chi phí giá vốn ghi nhận trong kỳ khiến HAG lỗ gộp 19 tỷ đồng. Mức lỗ sau thuế quý IV/2019 của HAG đạt 343,2 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.
Theo giải trình từ HAG, nguồn doanh thu trái cây trong quý IV/2019 giảm 226 tỷ đồng, chủ yếu do tập đoàn không còn hợp nhất doanh thu từ nhóm Công ty Đông Dương và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên. Doanh thu từ bán sản phẩm, hàng hóa giảm 82 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018 do HAG chủ trương tập trung vào cây ăn trái.
Lũy kế cả năm 2019, doanh thu thuần của HAG chưa bằng một nửa so với năm 2018, chỉ đạt 2.082 tỷ đồng (năm 2018 đạt 5.388 tỷ đồng). Lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp ở mức 1.609 tỷ đồng trong khi năm trước báo lãi 6,2 tỷ đồng.
Trước đó, bộ đôi cổ phiếu HAG, HNG của “bầu Đức” từng bị đưa vào diện cảnh báo. Cụ thể, ngày 30/08/2019, HOSE nhận được báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2019 của HAG. Theo đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2019 là âm 516,52 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2019 là âm 728,17 tỷ đồng.
Đồng thời, công ty kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn (tồn tại từ báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2017) và thêm ý kiến ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo tài chính còn có ý kiến kiểm toán nhấn mạnh liên quan đến việc “Nhóm Công ty đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu”.
Như vậy, căn cứ theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2019, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là số âm, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty tại thời điểm ngày 30/06/2019 là số âm, đồng thời công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ chưa khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo. Do đó, HOSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu HAG theo Quyết định số 149/QĐ-SGDHCM ngày 26/04/2018 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo.
Không chỉ HAG, HNG cũng bị đưa vào diện cảnh báo với lý do tương tự. Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên năm 2019 của HNG, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 6 tháng đầu năm 2019 là âm 743,90 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 30/06/2019 là âm 640,53 tỷ đồng. Đồng thời, công ty kiểm toán đã đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp và ý kiến nhấn mạnh liên quan đến việc nhóm công ty đã vi phạm một số điều khoản của các khoản vay và trái phiếu.
Như vậy, HOSE tiếp tục duy trì diện cảnh báo đối với cổ phiếu HNG theo Quyết định số 92/QĐ-SGDHCM ngày 02/04/2019 và sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu HNG sau khi có báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2019 của công ty.
Thảo Nguyên
Theo vietq.vn
Cổ phiếu bị cắt margin, Petrolimex 'bay hơi' 2.300 tỷ, HAG 'nhẹ nhàng' hơn
Phản ứng trước thông tin không được giao dịch ký quỹ, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.
Ngày 4/10, Sở Giao dịch chứng khoán TpHCM (HoSE) công bố danh sách 59 mã chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ (margin) quý 4/2019 với hàng loạt tên tuổi lớn PLX của Petrolimex, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, BHN của Habeco do báo cáo tài chính 6 tháng 2019 không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán.
Phản ứng trước thông tin này, ngay trong phiên giao dịch 4/10, cổ phiếu PLX và HAG vốn rất được nhà đầu tư quan tâm, đã giảm sâu.
Cụ thể, kết phiên, thị giá cổ phiếu PLX giảm tới 3,33%, tức 2.000 đồng/cổ phiếu, xuống mức 58.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường cũng theo đó "bốc hơi" hơn 2.300 tỷ đồng.
Thanh khoản của PLX cũng tăng đột biến trong phiên này với khối lượng khớp lệnh gần 1,6 triệu đơn vị, gấp 5 lần trung bình 10 phiên gần nhất.
Đây là cũng mức giá mà PLX ghi nhận giảm 15,6% tính trong vòng 1 năm qua.
Biến động cổ phiếu PLX trong thời gian qua
Còn đối với cổ phiếu HAG, có lẽ nhà đầu tư cũng đã quá quen thuộc với việc được margin rồi lại bị cắt liên tục trong suốt thời gian qua của cổ phiếu này. Vì thế, phản ứng trước thông tin này của HAG là chỉ giảm 70 điểm, tức 1,51%, xuống mức 4.570 đồng/cổ phiếu kết phiên 4/10. Theo đó, vốn hóa của HAG cũng chỉ bốc hơi gần 65 tỷ đồng.
Đáng nói, khối lượng giao dịch phiên này của HAG bỗng nhiên chùng xuống chỉ gần 1 triệu đơn vị, thấp hơn nhiều so với các phiên trước với hàng triệu đơn vị mỗi phiên.
Cổ phiếu HAG vẫn trên đà xuống dốc khi giảm gần 24% trong vòng 1 năm qua.
Trái ngược với "người anh em" này, cổ phiếu HNG của Nông nghiệp Hoàng Anh Gia Lai lại ghi nhận mức tăng 100 đồng, lên 15,200 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, tính xa hơn, HNG đã giảm 15% trong vòng 1 tháng qua.
Tương tự, BHN cũng tăng 900 đồng, lên mức 75.400 đồng/cổ phiếu trong phiên 4/10 với khối lượng giao dịch khá lèo tèo chỉ hơn 17.000 cổ phiếu được sang tay.
Minh An
Theo vietnamdaily.net.vn
Thể trạng HAG và HNG sau một năm được Thaco bơm hơn 1 tỷ USD ra sao? "Đáp lại" cho hơn 1 tỷ USD mà Thaco đã rót vào để hỗ trợ nợ vay cũng như tái cấu trúc, sau 1 năm, tình hình tài chính của HAG và HNG vẫn chưa cân bằng được và cổ phiếu cũng thể hiện rất rõ điều này. Thaco đã rót hơn 1 tỷ USD cho HAGL Agrico Theo chia sẻ gần đây...