Cấp cứu thành công hai mẹ con bị ong vò vẽ đốt
Thông tin từ Sở Y tế Phú Thọ cho biết, mới đây, Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực và chống độc (CC-HSTC&CĐ) Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn tiếp nhận hai người bệnh trong cùng một gia đình bị sốc phản vệ độ 2 do bị ong vò vẽ đốt.
Hai mẹ con chị M. đã được các bác sĩ chăm sóc chu đáo.
Theo lời người nhà cho biết, trước 1 giờ vào viện, trong lúc sinh hoạt tại nhà, chị M. cùng con trai, 58 tháng tuổi, xã Cự Thắng, huyện Thanh Sơn không may bị bầy ong vò vẽ đốt.
Video đang HOT
Hai mẹ con chị M nhập viện trong tình trạng toàn thân xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, toàn thân rét run, khó thở, buồn nôn. Đặc biệt, trên da đầu của 2 người bệnh đều xuất hiện nhiều nốt ong đốt, mẩn tím, rướm máu, kích thước khoảng 3-4mm.
Người bệnh được chẩn đoán sốc phản vệ độ 2 do ong đốt. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành sơ cấp cứu cho người bệnh và xử trí, điều trị theo phác đồ.
Sau 3 ngày điều trị tích cực, sức khỏe của 2 mẹ con chị M đã ổn định, tình trạng khó thở giảm dần, dự kiến xuất viện sau một vài ngày tới.
Theo BSCKI. Mai Giang Nam – Trưởng Khoa CC-HSTC&CĐ, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, khi bị ong đốt, người bệnh sẽ đối diện với 3 nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng gồm: sốc phản vệ, biến chứng suy đa tạng do nọc độc của ong, hay gặp nhất là suy thận cấp, suy gan cấp, rối loạn đông máu và nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết đốt của ong, nguy hiểm nhất là vi khuẩn uốn ván.
Vì vậy, khi không may bị ong đốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu và theo dõi sức khỏe kịp thời.
Cứu sống bệnh nhi nguy kịch do đuối nước
Một bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đuối nước. Tuy nhiên, với sự điều trị tích cực của các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Sản - nhi tỉnh), đến nay, bé đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng.
Chiều 2/4, bệnh nhi H.T.N.N (14 tuổi) ở xã Bình Long (Bình Sơn) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái, tổn thương não, suy hô hấp, tiên lượng nặng do tai nạn đuối nước.
Nhận định bệnh nhi đang trong tình trạng nguy kịch, các y, bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã khẩn trương cho bệnh nhi thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản, dùng thuốc vận mạch, chống phù não, truyền dịch nuôi dưỡng. Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn liên lục, điều chỉnh thăng bằng kiềm toan, cân bằng nước điện giải và theo dõi sát toàn trạng của bệnh nhi.
Bệnh nhi đến nay đã hồi phục hoàn toàn và sắp được xuất viện.
Sau 3 ngày được điều trị tích cực, bệnh nhi đã cải thiện tri giác, tỉnh dần, thở tốt, vận động được, nên được rút ống nội khí quản. Đến nay, sau 7 ngày, bệnh nhi đã hồi phục hoàn toàn, không để lại di chứng. Trong vài ngày tới, bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Trần Ngọc An - Phụ trách khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh) cho biết, đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm chức năng hô hấp bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các cơ quan bị thiếu ô xy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
Đuối nước gây suy hô hấp, phù phổi cấp, suy tuần hoàn, phù não do thiếu ô xy não, rối loạn điện giải... Hậu quả nặng nề của đuối nước nếu phát hiện muộn có thể dẫn đến tổn thương não không hồi phục, rơi vào tình trạng sống thực vật vĩnh viễn, thậm chí tử vong. "Bệnh nhi H.T.N.N là trường hợp may mắn hiếm gặp.
Nhờ được cấp cứu kịp thời và điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhi đã được cứu sống và hồi phục hoàn toàn, không bị di chứng gì sau tai nạn đuối nước", bác sĩ An cho biết.
Suýt tử vong vì dùng thuốc gia truyền chữa tiểu đường Các bác sĩ tại Bệnh viện Vũng Tàu vừa cứu sống bệnh nhân N.V.T, 43 tuổi bị ngưng tim hai lần trong vòng một giờ. Nguyên nhân được cho là do sử dụng thuốc gia truyền trị tiểu đường có chứa thành phần phenformin - một chất đã bị cấm sử dụng trên toàn thế giới. Hình ảnh loại thuốc được bệnh nhân...