Cấp cứu thành công bệnh nhân Campuchia bị suy đa tạng vì nhiễm liên cầu lợn
Sáng 18-5, Bệnh viện (BV) Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn thông tin vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân nữ, quốc tịch Campuchia, 35 tuổi bị suy đa tạng do nhiễm liên cầu lợn.
Các bác sĩ đang tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử để tránh nhiễm trùng các khu vực lân cận
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy thận cấp, viêm phổi, phù toàn thân, xuất huyết từng mảng trên vùng đùi và ngực đang hoại tử nặng…
Ngay khi tiếp nhận, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn đã tiến hành các xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng, chẩn đoán bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, suy đa tạng do nhiễm liên cầu khuẩn lợn.
BS.CKI Hồ Thanh Lịch, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Quốc tế Nam Sài Gòn cho biết: Việc điều trị cấp bách nhất ngay lúc này là phải xử lý lọc thận cho bệnh nhân và dùng kháng sinh đặc hiệu, sau đó sẽ tiến hành cắt bỏ da bị hoại tử để tránh nhiễm trùng các khu vực lân cận. Thông thường những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn diễn tiến sẽ rất nhanh nên nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như suy đa tạng, trụy tim mạch, viêm màng não, xuất huyết và hoại tử toàn thân… nguy cơ tử vong rất cao.
Video đang HOT
Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân
Kết quả sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân qua cơn nguy kịch, phục hồi khỏi suy thận, tiểu tốt, có thể tự thở và được tiến hành cắt lọc da hoại tử ở vùng sau 2 đùi. Vùng da bị hoại tử rộng nên sau khi lọc da phải điều trị tích cực và đợi bệnh nhân ổn định mới có thể tiếp tục phẫu thuật ghép da, vùng da cấy ghép được lấy từ thân ở đùi trước. Đến nay, vùng da được ghép đã “hòa nhập” và bệnh nhân hồi phục rất tốt và có thể xuất viện.
Theo BS Hồ Thanh Lịch, liên cầu lợn là loại vi khuẩn thường trú ở hầu họng của con heo và có thể gây bệnh cho người nếu tiếp xúc trực tiếp. Thói quen của nhiều người ăn tiết canh, hoặc thịt sống mang rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh. Bệnh ban đầu thường có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, ớn lạnh, đi ngoài…, nên bệnh nhân thường nhầm lẫn với các bệnh khác và nhập viện khi bệnh đã chuyển nặng với một loạt biểu hiện nguy kịch như suy hô hấp, suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn gây nguy cơ tử vong cao.
THÀNH SƠN
Theo SGGP
Thuốc cổ truyền "gây họa", Bộ Y tế yêu cầu xử lý nghiêm
Giả mạo thuốc cổ truyền, trộn tân dược vào thuốc cổ truyền là thực tế đang khiến nhiều bệnh nhân "gặp họa" trong quá trình sử dụng. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) yêu cầu các địa phương kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm.
Như Dân trí đã thông tin (ngày 30/3) trong bài viết: "Trị tiểu đường bằng thuốc "xanh nâu" 2 bệnh nhân bị suy thận cấp" phản ánh thực tế xảy ra tại tỉnh Đồng Nai. Các bệnh nhân gồm bà Lê Thị K.A. (58 tuổi), ông Trần Thanh D. (61 tuổi) bị bệnh tiểu đường, được giới thiệu sử dụng một loại thuốc đông y dạng viên gồm 2 màu xanh và nâu với liều lượng sử dụng 8 viên mỗi ngày.
Các viên màu xanh và nâu được cho là thuốc đông y đã khiến bệnh nhân bị suy thận cấp sau khi sử dụng
Tuy nhiên, chỉ sau thời gian ngắn sử dụng, người bệnh đã phải nhập viện cấp cứu vì rối loạn tiêu hóa, lơ mơ, nôn ói... Sau thăm khám, bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ ITO xác định cả 2 trường hợp trên đều bị suy thận cấp, nhiễm toan máu nặng, nguy cơ tử vong rất cao. Sau khi điều trị tích cực bằng truyền Insulin tĩnh mạch liên tục để kiểm soát đường huyết, dùng thuốc chống toan máu và truyền dịch cân bằng điện giải, 2 bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai lọc máu tích cực.
Ghi nhận những thông tin Dân trí phản ánh, ngày 8/5, ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược Cổ truyền (Bộ Y tế) đã ký công văn về việc "tăng cường kiểm tra, truyền thông sử dụng thuốc cổ truyền có chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng" gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.
Nội dung công văn ghi rõ, Cục đã nhận được một số kết quả kiểm nghiệm và thông tin trên các cơ quan truyền thông về những sản phẩm giả mạo thuốc cổ truyền, thuốc cổ truyền có trộn các hoạt chất tân dược không được đăng ký lưu hành, như: thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc điều trị các bệnh đau nhức xương khớp, thuốc dùng ngoài điều trị trùng thú cắn... và một số loại thuốc khác.
Người dân nên đến các bệnh viện để được sử dụng thuốc rõ nguồn gốc và chất lượng.
Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền đề nghị sở y tế các tỉnh tăng cường kiểm tra những sản phẩm có trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (bao gồm cả cơ sở công lập và tư nhân); cơ sở kinh doanh, sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố. Xử lý nghiêm các cơ sở sử dụng sản phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ theo quy định của pháp luật.
Cục cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan, lực lượng có liên quan như Cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức kinh doanh thuốc cổ truyền không được đăng ký lưu hành và không có nguồn gốc, xuất xứ.
Tăng cường hoạt động truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở kinh doanh nhận thức rõ sự nguy hại tới sức khoẻ và trách nhiệm của việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc cổ truyền không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật và không do các cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Người phụ nữ tử vong chỉ vì tin rằng dùng "nước trái cây thần kỳ" này có thể chữa được mọi bệnh Hơn 1 năm nay, Lâm Lệ cứ mỗi lần bị cảm lạnh, mỗi lần bị sốt, cô đều không uống thuốc, cũng không đến bệnh viện, chỉ uống nước trái cây, ăn thực phẩm, sau đó đi ngủ, sử dụng phương pháp này để đối phó với cảm mạo. Lâm Lệ (Quảng Đông, Trung Quốc) bị sốt cao trong vài ngày, nhưng cô...