“Cấp cứu” kịp thời
Chưa kịp phục hồi “ sức khỏe” sau đợt dịch bùng phát hồi đầu năm, các DN du lịch lại tiếp tục đối mặt với vô vàn khó khăn trong đợt dịch lần thứ hai này.
Đến hết tháng 8/2020, tỷ lệ hủy phòng các khách sạn vào khoảng 98 – 100% ở hầu hết các địa phương. Tại Hà Nội có 32.000 tour bị hủy, TP Hồ Chí Minh hủy 35.000 tour.
Tâm lý e ngại đã khiến rất nhiều khách du lịch hủy tour không chỉ đến khu vực có dịch mà ngay cả khu vực chưa có dịch. Đặc biệt, khách hàng dồn dập hủy tour và muốn hoàn tiền 100% khiến các công ty du lịch đối diện với khó khăn chồng chất.
Từ ngành mũi nhọn ghi nhận mức tăng trưởng kỷ lục 2 con số, du lịch Việt Nam lọt vào tốp 10 tăng trưởng của thế giới, đến nay, du lịch trở thành ngành chịu ảnh hưởng sớm, toàn diện và nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Thống kê từ Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) cho thấy, năm 2019, ngành du lịch đóng góp đến 8,8% GDP của Việt Nam.
Trong 4 năm gần đây, cứ 4 việc làm mới được tạo ra trong xã hội thì có một việc làm trong lĩnh vực du lịch và lữ hành. Điều đó cho thấy, đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề như thế nào đến ngành kinh tế tổng hợp này.
Cũng theo một khảo sát hồi tháng 4/2020 của TAB, 65,7% số DN tham gia khảo sát phải cắt giảm hơn 50% nhân viên, trong đó gần 20% nghỉ toàn bộ. 78% DN cắt giảm tiền lương hoặc cắt giảm nhân viên tạm thời trong nỗ lực giảm chi phí để sống sót sau đại dịch. Chưa kể, 9% DN phải đóng cửa kinh doanh. Còn đến nay, trên toàn quốc, khắp nơi đóng băng, ngành du lịch lập tức khủng hoảng.
Video đang HOT
Gần 90% DN lữ hành tại TP Hồ Chí Minh phải tạm ngưng hoạt động; 764 khách sạn ở Hà Nội phải đóng cửa, 28.000 lao động mất việc. Không những thế, các DN hoạt động trong một số ngành liên quan đến du lịch như vận tải kho bãi, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, vui chơi giải trí… cũng bị ảnh hưởng. Điều đó cũng chỉ rõ, du lịch chính là lĩnh vực cần được “cứu”.
Dù đang rất khó khăn nhưng hầu hết công ty du lịch phản ánh khó tiếp cận các chính sách ưu đãi về thuế, phí, tín dụng và các chi phí cố định khác. Nhiều DN kiến nghị xem lại gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng của Chính phủ, theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giúp DN dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ này.
Ngoài ra, DN du lịch cũng ngóng các gói hỗ trợ mới. Điều mà DN du lịch cần nhất lúc này là giảm lãi suất vay, giảm thuế và được hỗ trợ vốn lưu động để tồn tại bởi vì tiếp cận được các nguồn vốn vay rất khó khăn. Cụ thể, nhiều công ty du lịch đề nghị giảm thuế giá trị gia tăng ít nhất 50% đến giữa năm 2021, xem xét giảm thuế thu nhập DN 6 tháng hay cả năm 2020; DN cần được giãn nợ, vay được vốn lãi suất ưu đãi và đặc biệt là không cần tài sản thế chấp.
Bên cạnh đó, gói BHXH cho người lao động có thể đưa ngay về đầu mối các DN để chủ động, tránh việc đưa về địa phương sẽ khó quản lý do có sự chuyển dịch lao động trên toàn quốc.
Trong tình cảnh hiện nay, thời gian vô cùng quan trọng, các chính sách hỗ trợ cần sớm được thông qua và đẩy nhanh tiến độ triển khai, nếu để chậm quá, nhiều DN sẽ “chết” trước khi kịp được “cứu”.
Ngân hàng Hà Tĩnh trước mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 - 17%/năm
Tình hình dịch Covid-19 có chiều hướng phức tạp, nhiều lĩnh vực kinh tế đối mặt khó khăn... đặt ra áp lực không nhỏ cho nhiều ngân hàng ở Hà Tĩnh trong việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15 - 17%/năm vào cuối năm 2020.
Ngành ngân hàng Hà Tĩnh bắt đầu bước vào trạng thái kinh doanh mới, phù hợp với diễn biến dịch bệnh Covid-19.
Vào cuối tuần qua, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh đã phát đi "hiệu lệnh" mới, chính thức chuyển trạng thái của ngành ngân hàng Hà Tĩnh sang chế độ ứng phó diễn biến của dịch Covid-19.
Theo đó, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh Hà Tĩnh Nguyễn Huy Tiến yêu cầu các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHTM) cần tiếp tục mở rộng tín dụng, đặc biệt là cho vay các lĩnh vực ưu tiên; tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới; đẩy mạnh thực hiện các chương trình, sản phẩm tín dụng tiêu dùng với lãi suất hợp lý.
HTX Chế biến hải sản Ánh Dương đã được VietinBank giảm lãi trên dư nợ 2,1 tỷ đồng vào đợt dịch trước.
Giải pháp điều hành mới của Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh chính là tập trung đẩy mạnh các gói cho vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về "Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp"; Nghị quyết 123/2018/NQ-HĐND tỉnh về "Một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và cơ chế xây dựng nông thôn mới và đô thị tỉnh 2019 - 2020"...
Mới nhất là chính sách cho vay hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 214/2020/NQ-HĐND và Quyết định 2377/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Những chính sách điều hành linh hoạt từ NHNN sẽ giúp doanh nghiệp "trụ vững" giữa khó khăn.
Đến cuối năm nay, theo kế hoạch tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng Hà Tĩnh đạt 15 - 17%/năm. Theo phân tích số liệu của Phòng Tổng hợp - Nhân sự & Kiểm soát nội bộ - Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh, tính đến cuối tháng 7, dư nợ toàn địa bàn đạt 55.470 tỷ đồng, tăng 6,86% so với thời điểm 31/12/2019 và tăng 14,81% so với cùng kỳ năm 2019.
Điều đó cho thấy, năng lực tài chính và sự linh hoạt thích ứng của các tổ chức tín dụng được cải thiện, hỗ trợ tốt cho nền kinh tế. Đồng thời, dự báo khả năng ngành sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào kịch bản kinh doanh của mỗi ngân hàng.
VietinBank Hà Tĩnh đang thực hiện nhiều "gói" vay với lãi suất cạnh tranh, tuy nhiên mức hấp thụ vốn vẫn thấp.
Khó khăn nhất hiện nay là, nền kinh tế phải đối mặt với tình trạng tiếp tục giảm sâu do nguy cơ tái diễn của dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng. Sự hồi phục của các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh sau đợt dịch trước chỉ mới diễn ra được vài tháng, khả năng chưa đủ "đề kháng" để chống cự lại những khó khăn lần thứ hai.
Tại VietinBank Hà Tĩnh, tổng dư nợ đến ngày 31/7/2020 đạt gần 5.800 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2019, nhưng chỉ tăng 0,4% so với 30/6/2020.
Ông Nguyễn Văn Bình - Phó Giám đốc VietinBank Hà Tĩnh cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của NHNN và VietinBank Việt Nam, chi nhánh đã triển khai các giải pháp tín dụng trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, sẵn sàng đáp ứng vốn với lãi suất cạnh tranh, nhất là đối với lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mức lãi suất được áp dụng vào khoảng 6 - 6,5%/năm. Tuy nhiên, mức hấp thụ vốn vẫn còn thấp".
HDBank Hà Tĩnh đang nằm vào nhóm có mức tăng trưởng dư nợ cao nhất trong khối ngân hàng cổ phần.
Việc giảm lãi suất được coi là "cứu cánh" của các "ông lớn" như: Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank... Trong khi đó, không ít ngân hàng quy mô nhỏ khó lòng cạnh tranh mức lãi suất này. Không ít chủ nhà băng cho rằng, những bất lợi từ nền kinh tế thiếu sôi động sẽ càng làm khó việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng.
"Các doanh nghiệp vẫn đang giải quyết những khoản nợ đến hạn chưa trả được, xin giãn, hoãn, chưa có nhu cầu vay mới. Ngân hàng có tiền mà cũng không cho vay được" - đại diện một NHTM cổ phần cho biết.
Khó khăn trong tăng trưởng tín dụng nhưng trong điều kiện nhiều rủi ro thì các quy định về tín dụng càng phải chặt chẽ, an toàn. Theo Chi nhánh NHNN Hà Tĩnh, các ngân hàng chỉ có thể giảm lãi suất chứ không thể hạ chuẩn tín dụng vì mục tiêu tăng trưởng.
Lãi suất tiếp tục giảm sâu, dư tiền trăm ngàn tỷ chảy về đâu Lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm, nhiều ngân hàng đang thừa tiền, trong khi dịch Covid-19 quay trở lại. Mặc dù lo ngại về kết quả hoạt động kinh doanh sẽ suy giảm, nhưng lãi suất cho vay vẫn khó giảm thấp hơn được nữa. Gửi tiết kiệm còn hấp dẫn? Tại 4 ngân hàng thương mại lớn có vốn Nhà nước,...