Cập bến Netflix 3 ngày, Thưa Mẹ Con Đi đá bay bom tấn ngoại để lọt top phim Việt được xem nhiều nhất
Không phải một bộ phim quá đình đám nhưng Thưa Mẹ Con Đi là phim Việt duy nhất ở thời điểm hiện tại có thể “đá bay” bom tấn ngoại để lọt top những phim được người dùng Netflix xem nhiều nhất trong ngày.
Là bộ phim độc lập ra mắt vào năm 2019, Thưa Mẹ Con Đi được đánh giá cao về mặt nội dung nhưng lại không thắng lớn ngoài phòng vé vì những yếu tố khách quan như vấn đề quảng bá phim. Ngày 1/4 vừa rồi, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh đã quyết định đưa con cưng của mình lên trang phim trực tuyến Netflix và bất ngờ thay, phim lập tức nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía khán giả. Chỉ sau chưa đầy 3 ngày ra mắt trên Netflix, Thưa Mẹ Con Đi lập tức lọt top 10 phim được xem nhiều nhất trong ngày, đứng cạnh hàng loạt những bom tấn đến từ Hàn Quốc và các quốc gia Âu Mỹ.
Thưa Mẹ Con Đi cập bến Netflix từ 1/4 và hiện tại đang đứng top 10 phim được xem nhiều nhất
Bên cạnh loạt bom tấn nước ngoài
Với một nền tảng xem phim lớn và nhiều phim độc quyền như Netflix, việc Thưa Mẹ Con Đi lọt top 10 phim được xem nhiều nhất trong ngày quả là một chuyện đáng tự hào với ekip làm phim. Nhất là khi trước đó phim đã từng bị phát tán trên một số trang phim không có bản quyền. Cách Thưa Mẹ Con Đi không lâu, Em Chưa 18 cũng làm được điều tương tự tuy nhiên Thưa Mẹ Con Đi là một trường hợp đặc biệt hơn vì thời điểm phát hành ở ngoài rạp, độ phủ sóng của phim khá hạn chế.
Thưa Mẹ Con Đi thực sự là một thước phim đẹp
Và xứng đáng có được thứ hạng cao hơn thế
Phim xoay quanh chuyện tình gặp nhiều rào cản của hai chàng trai trẻ
Thưa Mẹ Con Đi của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh xoay quanh chuyện tình của hai chàng trai trẻ cùng những rào cản đến từ bổn phận của người làm con trai trong một gia đình truyền thống với sự tham gia của Lãnh Thanh, Gia Huy, Hồng Đào, NSƯT Lê Thiện, Hồng Ánh,…
Trailer Thưa Mẹ Con Đi
Phim hiện đã phát hành trên Netlix.
Lệ
Đủ món nghề từ ca múa nhạc cho đến thanh xuân vườn trường, 4 phim Việt này đều phải "kêu cứu" ở năm 2019
Không phải phim Việt nào khi kêu cứu cũng được khán giả để tâm, bởi người ta vẫn thường nói "phim hay ắt có người xem" mà.
Trong lịch sử phim điện ảnh Việt, chưa có một thời điểm nào mà việc kêu cứu phim lại trở thành "phong trào" như trong năm 2019. "Kêu cứu phim" là một xu hướng nhận về nhiều luồng ý kiến trái chiều trong cộng đồng khán giả màn ảnh rộng. Người thì cho rằng đây là một hành động rất chính đáng và dễ hiểu, người lại thấy phát ngán và cho rằng nó vô cùng... kém văn minh. Đặc biệt, phản ứng của khán giả tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của từng bộ phim kêu cứu.
1. Yolo! Bạn Chỉ Sống Một Lần
Yolo! Bạn Chỉ Sống Một Lần là bộ phim mở đầu cho trào lưu "kêu cứu phim" trong năm 2019. Ngay từ khi bộ phim ra rạp chưa đến một tuần, đạo diễn phim đã lên tiếng tố CGV và nhiều cụm rạp khác đã chèn ép khiến suất chiếu của phim bị giới hạn hết mức có thể. Đến rạp, khán giả chỉ có thể lựa chọn ba khung giờ khó nhằn để xem phim là 9-11h sáng, 13-16h chiều và 21-23h tối muộn.
Tuy sở hữu dàn cast ngôi sao nhưng Yolo vẫn trở thành "phim xịt"
Trailer Yolo! Bạn Chỉ Sống Một Lần
Dĩ nhiên, việc đạo diễn "bóc phốt" các cụm rạp cũng không khiến doanh thu của bộ phim này tăng lên. Bởi lẽ, nguyên nhân cốt lõi khiến phim không đạt được doanh thu như mong đợi không nằm ở phía nhà phát hành mà xuất phát từ chính chất lượng của phim. Yolo đã bỏ lỡ một đề tài hay vì diễn xuất thiếu đột phá của các diễn viên. Đặc biệt, mang tiếng là bộ phim âm nhạc nhưng Yolo không tạo được một bản hit nào từ nó cả. Âm thanh của phim mờ nhạt, "phá game" khiến nhiều khán giả thất vọng tràn trề vì cách biệt xa với trailer công bố trước đó.
Việc đạo diễn kêu cứu phim chỉ khiến khán giả thấy thêm phần thất vọng!
2. Thưa Mẹ Con Đi
Cùng do đạo diễn Lê Minh kêu cứu nhưng Thưa Mẹ Con Đi sau khi kêu cứu lại nhận về những phản ứng tích cực hơn nhiều so với Yolo trước đó. Lần này để cho chắc chắn, từ khi phim chưa ra rạp, đạo diễn Lê Minh đã lên tiếng trên trang Facebook cá nhân của mình về câu chuyện cũ: sức ép từ nhà phát hành. Anh tha thiết mong muốn khán giả yêu điện ảnh và trân trọng cộng đồng LGBT sẽ "phủ kín rạp trong tất cả suất chiếu đang được công bố" để phim có thể trụ rạp lâu nhất có thể.
Tại thời điểm sắp công chiếu, Thưa Mẹ Con Đi không được nhiều người biết đến và quan tâm một phần là bởi hai nam chính Gia Huy và Lãnh Thanh lúc bấy giờ chưa phải hai cái tên nổi bật thu hút phòng vé. Việc đạo diễn Lê Minh kêu cứu là một giải pháp hữu hiệu đối với phim lúc này và giúp cho hai diễn viên cùng thông điệp nhân văn của bộ phim có thể tiếp cận gần hơn đến khán giả.
Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho rằng Thưa Mẹ Con Đi là một bộ phim tròn trịa, đáng xem nhưng thiếu một chút may mắn trong công tác truyền thông hình ảnh
Trailer Thưa Mẹ Con Đi
Đạo diễn Vũ Ngọc Phượng cũng chia sẻ về câu chuyện này: "Thưa Mẹ Con Đi không kêu cứu trong trạng thái phim bị khán giả quay lưng mà ngay từ trước khi ra rạp họ đã xác định tinh thần và kêu gọi một cách rất dễ thương rằng phim chúng tôi là một tác phẩm độc lập, chúng tôi không có kinh phí làm truyền thông nhiều nên nếu mọi người muốn xem phim thì hãy book vé sớm để các rạp có niềm tin về dự án này."
Thưa Mẹ Con Đi là bộ phim kêu cứu có thiện cảm nhất trong năm 2019
3. Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi
Tiếp bước đạo diễn Lê Minh, đạo diễn Chung Chí Công đã gia nhập "câu lạc bộ phim Việt kêu cứu" khi đăng một stt dài kêu gọi 150.000 bạn trẻ tham gia vào chiến dịch giải cứu phim Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi.
"Trời ơi, phim chưa muốn chết!" là lời khẩn cầu "đi thẳng vào vấn đề" của đạo diễn Chung Chí Công
Sau khi Chung Chí Công lên tiếng kêu cứu, có hai luồng ý kiến phản ứng rõ rệt. Một bên cho rằng nên ra rạp ủng hộ để khích lệ cộng đồng làm phim độc lập, bên còn lại một mực khẳng định rằng bộ phim đã đốt cháy giai đoạn truyền thông trước phim, bây giờ ngồi than khóc cũng vô nghĩa. Trước đó đã không mong khán giả quan tâm thì bây giờ quay qua khẩn cầu sự săn đón làm gì?
Sau ba ngày công chiếu, bộ phim vẫn không đạt nổi doanh thu 1 tỉ đồng
Trailer Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi
Bên cạnh đó, Trời Sáng Rồi Ta Ngủ Đi Thôi là bộ phim kén khán giả. Việc kêu cứu đã gây ra phản ứng trái chiều nhưng cũng giúp phim vớt vát được ít nhiều. Đây cũng là bài học lớn cho các nhà làm phim độc lập về cách làm truyền thông, chẳng ai tự động khoanh vùng đối tượng người xem để rồi tự chuốc lấy sự "hờ hững" từ đám đông cả.
Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để xem được dòng phim này, nhưng một khi đã xem được thì sẽ vô cùng mê.
4. Ngốc Ơi Tuổi 17
Nhắc đến "công tác" kêu cứu phim điện ảnh thì không thể không nhắc đến cái tên vàng trong làng kêu cứu: NSX Dung Bình Dương. Mới đây nhất, bà không những đăng đàn cầu cứu khán giả mà còn chơi lớn mở luôn họp báo bày tỏ nguyện vọng đối với nhà phát hành dành cho bộ phim Ngốc Ơi Tuổi 17.
NSX Dung Bình Dương không ngại dùng từ "cầu khẩn và van xin" chỉ mong mọi người ra rạp ủng hộ Ngốc Ơi Tuổi 17
Trong buổi họp báo, NSX Dung Bình Dương cho rằng hai bộ phim Tik Tak Anh Yêu Em, Chú Ơi Đừng Lấy Mẹ Con do bà sản xuất trước đó đều lỗ vốn với lí do lớn nhất thuộc về các yếu tố bên ngoài. Vì thế đối với riêng Ngốc Ơi Tuổi 17, bà chủ động đẩy mạnh việc "cầu cứu" khán giả để tránh lặp lại tình trạng thất thu đó. Tuy nhiên sau khi công chiếu, sức hấp dẫn của bộ phim không được như kì vọng. Song song với việc phim dở chính là câu chuyện cầu cứu bị đem ra mổ xẻ, ném đá.
Theo trend thanh xuân vườn trường nhưng Ngốc Ơi Tuổi 17 vẫn "xịt" vì quá thiếu tình tiết điểm nhấn
Phải chăng, NSX Dung Bình Dương đã quá tự tin vào sức hút đến từ bộ phim của mình?
Trailer Ngốc Ơi Tuổi 17
Theo trí thức trẻ
Giới làm phim lên tiếng khi "30 Chưa Phải Tết" lao đao vì kiểm duyệt: Đức Thịnh bật mí việc cấp phép sát ngày thường xuyên xảy ra Đinh Tuấn Vũ, Đức Thịnh, Mai Thế Hiệp,... đã có những chia sẻ xoay quanh đường đua phim Tết nói chung và việc "30 Chưa Phải Tết" vướng phải vấn đề kiểm duyệt nội dung nói riêng. Từng là bộ phim được đánh giá là có đủ những tố chất để oanh tạc màn ảnh rộng mùa Tết năm nay, 30 Chưa Phải...