Cặp bài trùng mới Úc – Philippines
Nhân chuyến thăm Philippines vừa rồi, Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên đối tác chiến lược.
Một trong những nội dung được 2 phía coi trọng hàng đầu trong cấp độ hợp tác mới là tăng cường mạnh mẽ hợp tác về chính trị an ninh, quân sự và quốc phòng. Trước đó vài ngày, Philippines và Úc tiến hành cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên ở khu vực Biển Đông.
Bước đi này của Manila và Canberra không chỉ đơn thuần mở ra thời kỳ quan hệ hợp tác song phương mới, mà còn có ý nghĩa và tác động rất đặc biệt đến khu vực, cũng như diễn biến quan hệ giữa Philippines và Úc với Trung Quốc.
Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. trong cuộc gặp tại Manila ngày 8.9. Ảnh REUTERS
Tuy vừa có được vài dấu hiệu rời rạc về hòa dịu, nhưng quan hệ giữa Canberra và Bắc Kinh về cơ bản vẫn rất trắc trở. Manila và Bắc Kinh gần đây cũng rất xung khắc liên quan tình hình Biển Đông.
Nâng cấp quan hệ hợp tác song phương như thế, Úc và Philippines không những thúc đẩy mạnh mẽ các quan hệ hợp tác song phương đã có và mở rộng phạm vi hợp tác, mà còn chủ ý tăng cường phối hợp để đối phó với những thách thức và đe dọa về an ninh chung cũng như riêng. Cả hai đều đã làm tương tự với Mỹ và Nhật Bản. Cả hai đều muốn gây dựng thành cặp bài trùng mới về quyền lực và ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực ở khu vực.
Mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Manila và Canberra bổ sung cho mạng lưới quan hệ đối tác và đối tác chiến lược mà từng nước đã gây dựng được ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thúc đẩy khuôn khổ hợp tác 4 bên giữa họ với Mỹ và Nhật Bản đặc biệt về chính trị an ninh ở khu vực này.
Lãnh đạo Bộ Tứ họp thượng đỉnh bên lề G7, thống nhất nhiều nội dung
Lãnh đạo các nước thuộc Bộ Tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ) đã nhất trí phản đối mạnh mẽ các ý đồ đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng ép.
Các nhà lãnh đạo đạt được sự nhất trí như trên trong cuộc họp thượng đỉnh Bộ Tứ tại thành phố Hiroshima (Nhật) vào ngày 20.5, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, diễn ra từ ngày 19-21.5.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Anthony Albanese và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gặp nhau tại một khách sạn trong thành phố Hiroshima, cũng là địa điểm chính của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Úc Anthony Albanese, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc họp thượng đỉnh Bộ Tứ ở thành phố Hiroshima ngày 20.5. Ảnh Reuters
Phát biểu khai mạc cuộc họp Bộ Tứ, Thủ tướng Kishida nêu rõ tình hình an ninh toàn cầu ngày càng trở nên căng thẳng. Ông nhấn mạnh rằng trong những hoàn cảnh khó khăn như thế, điều quan trọng là các nhà lãnh đạo của 4 nước phải gặp nhau và cho phần còn lại của cộng đồng quốc tế thấy rằng họ cam kết thực hiện mục tiêu chung là tạo ra một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Lưu ý về tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông, các nhà lãnh đạo nhất trí phản đối mạnh mẽ những ý đồ đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực bằng vũ lực hoặc cưỡng ép, theo NHK.
Ngoài ra, với việc cho rằng Trung Quốc gia tăng sử dụng phương tiện kinh tế để thúc đẩy các lợi ích chiến lược của mình, tuyên bố từ Bộ Tứ nhấn mạnh: "Chúng tôi tìm kiếm một khu vực trong đó tất cả các quốc gia và người dân có thể tự do lựa chọn cách họ hợp tác và thương mại dựa trên quan hệ đối tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau". Tuyên bố không nêu tên Trung Quốc, theo Kyodo News.
Lời nhắn gửi tới hội nghị G7 của người sống sót trong vụ nổ bom nguyên tử ở Hiroshima
Các nhà lãnh đạo cũng khẳng định Bộ Tứ sẽ hợp tác, lắng nghe ý kiến của các nước thành viên ASEAN, các nước Nam Á, các đảo quốc Thái Bình Dương và các nước đang phát triển.
Lúc đầu, Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ dự kiến diễn ra ở Sydney (Úc) vào ngày 24.5 sau khi Tổng thống Biden đã lên kế hoạch thăm thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị hủy bỏ chỉ một ngày trước khi Tổng thống Biden bắt đầu chuyến công du đến Hiroshima vì ông quyết định tập trung vào các cuộc đàm phán trần nợ đang căng thẳng ở Washington D.C, theo Kyodo News.
Thủ tướng Úc: Bầu cử Mỹ không ảnh hưởng thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân AUKUS Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho rằng những mâu thuẫn chính trị nội bộ tại Mỹ sẽ không ảnh hưởng tiến độ chuyển giao tàu ngầm theo thỏa thuận AUKUS. Trong cuộc phỏng vấn được phát trên Sky News ngày 9.4, Thủ tướng Úc Anthony Albanese được hỏi liệu những mâu thuẫn chính trị tại Mỹ sau khi cựu Tổng thống Donald Trump...