Cấp bách ứng phó bão số 10 sắp đổ bộ Đà Nẵng – Phú Yên
18 giờ tối ngày 2/11, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai đã có công điện gửi các tỉnh, TP từ Thanh Hóa đến Khánh Hòa, các bộ ngành liên quan đề nghị tập trung triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ ngày 2/11, vị trí tâm bão ở khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 590km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Gia cố lồng bè nuôi trồng thủy sản ứng phó bão số 10. Ảnh minh họa.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15 – 20km, khả năng đi vào đất liền các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên vào sáng ngày 5/11. Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông: Từ vĩ tuyến 13,0 đến 17,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 111,5 đến 120,0 độ Kinh Đông.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ ngày 4 – 7/11, các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Bắc tây Nguyên sẽ xảy ra một đợt mưa lớn, lượng mưa từ 100 – 200mm, riêng từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có mưa từ 300 – 400mm. Lũ các sông trong khu vực lên trở lại ở mức báo động (BĐ)2-BĐ3, có sông trên BĐ3.
Video đang HOT
Để chủ động ứng phó với bão số 10 và tình hình mưa lũ còn diễn biến hết sức phức tạp, Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng, chống thiên tai – Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị các tỉnh, TP, bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số: 1500/CĐ-TTg ngày 28/10/2020, 1503/CĐ-TTg ngày 29/10/2020.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo thường xuyên cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm, tuyệt đối không để chủ quan dẫn đến các sự cố đáng tiếc như trong một số cơn bão vừa qua.
Hướng dẫn việc gia cố, di chuyển lồng bè, sẵn sàng sơ tán dân và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản, khách du lịch trên các đảo, ven biển, lồng bè, các khu nuôi trồng thủy sản và bảo vệ công trình ven bờ nhất là tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa; các khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập sâu, chia cắt, cô lập.
Đẩy mạnh công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 9 và mưa lũ sau bão. Khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các nạn nhân còn đang bị mất liên lạc đi đôi với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia cứu hộ. Tập trung nguồn lực giúp dân sửa chữa nhà cửa, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh và khôi phục sản xuất để từng bước ổn định cuộc sống người dân, đồng thời sẵn sàng ứng bão và mưa sau bão.
Tăng cường dự báo, cảnh báo đảm bảo kịp thời, sát với diễn biến thực tế, đặc biệt tình hình mưa do hoàn lưu của bão. Đẩy mạnh thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền thông cơ sở, thường xuyên liên tục cung cấp tình trạng diễn biến mưa lớn, ngập lụt, các phương án ứng phó để người dân biết và phối hợp với chính quyền địa phương chủ động phòng tránh.
Khẩn trương ứng phó lũ trên các sông ở miền trung và khu vực Tây Nguyên
Tối 28-10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa ra công điện yêu cầu các chủ hồ trên lưu vực sông tại các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, khẩn trương ứng phó tình hình mưa lũ nhằm giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân.
Ảnh minh họa.
Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, mực nước các sông đang lên nhanh, các hồ chứa đang xả lũ; mực nước sông Trà Khúc, Vệ, Đăkbla có khả năng lên mức trên báo động 3 từ 1-2m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên trên BĐ3: 2,2m (vượt mức lịch sử năm 2009: 0,4m).
Để chủ động ứng phó, giảm thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các Bộ ngành, địa phương và các chủ hồ chứa tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ. Thông tin kịp thời đến người dân khu vực có nguy cơ ngập lụt để chủ động phòng, tránh.
Chủ động tổ chức di dời, sơ tán khẩn cấp người dân ở hạ lưu hồ, đập, khu vực thấp trũng, ven sông có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt đến nơi an toàn; chỉ cho người dân quay về khi đã an toàn. Bảo đảm lương thực, an ninh, trật tự nơi sơ tán. Bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết.
Thông báo cho các chủ đầu tư có công trình đang xây dựng ven sông; các chủ phương tiện vận tải thủy, khai thác khoáng sản biết thông tin về mưa, lũ để chủ động có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình. Thường trực, vận hành hồ đập theo đúng quy trình, bảo đảm an toàn công trình và hạ du.
Triển khai phương án phòng chống lũ, bảo đảm an toàn theo cấp báo động; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
3 tàu cứu nạn và thủy phi cơ chưa tiếp cận được 26 ngư dân mất tích Tối 28/10, thông tin từ Cục Cứu hộ - Cứu nạn (Bộ Tổng tham mưu) cho biết, liên quan tới hai tàu cá Bình Định số hiệu BĐ 96388TS với 12 ngư dân và BĐ 97469TS với 14 ngư dân bị phá nước chìm ở khu vực cách Đông Nha Trang (Khánh Hòa) 170 hải lý, hiện mất liên lạc, các lực lượng...