Cấp bách phòng, chống rét cho đàn vật nuôi
Tỉnh Nghệ An đang tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp cấp bách phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm.
Huyện Quế Phong đã thành lập các tổ tuyên truyền, phân công cán bộ cán bộ phụ trách thôn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân phòng, chống rét cho gia súc. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn; các phòng, ban, đơn vị liên quan triển khai, thực hiện các biện pháp phòng, chống rét; ký cam kết với các hộ chăn nuôi tuyệt đối không thả rông gia súc trong mùa đông.
Bên cạnh đó, những hộ chăn nuôi nào cố tình thả rông gia súc, không thực hiện các biện pháp phòng chống rét nếu bị thiệt hại thì không hỗ trợ thiệt hại theo quy định của Nhà nước. Cùng với đó, thành lập các đoàn kiểm tra cấp huyện, cấp xã xuống tận thôn, bản, hộ dân để kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, biện pháp chống rét cho đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt chú trọng các khu vực vùng núi, núi cao.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh tăng cường kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống rét; chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ vật tư, vắc xin cho đợt tiêm phòng gia súc, gia cầm trong vụ Xuân.
Nhiệt độ xuống thấp từ 3-5 độ C, nhiều con trâu bò bị chết rét. Ảnh: TTXVN phát
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Nghệ An hiện có tổng đàn trâu 268.857 con, tổng đàn bò 501.037 con. Tại địa phương trong những ngày gần đây, thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ nhiều nơi xuống thấp gây nên hiện tượng rét đậm, rét hại, đặc biệt là các địa phương ở vùng núi cao. Thống kê chưa đầy đủ ở các địa phương trong tỉnh đã có trên 1.348 con gia súc, gia cầm bị chết do rét.
Các địa phương có số lượng gia súc, gia cầm chết nhiều là huyện Kỳ Sơn, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông… Đơn cử, tại huyện Kỳ Sơn, chỉ riêng ngày 23/2 đã có trên 260 con trâu bò bị chết do rét.
Tại những địa phương này, nhiều hộ dân vẫn đang có thói quen nuôi thả rông gia súc, gia cầm; ít đầu tư kiến thức khoa học kỹ thuật, phương thức nuôi mới để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm. Trong khi đây là những địa phương chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của thời tiết; vào mùa đông hàng năm luôn nằm trong vùng có nền nhiệt độ xuống thấp, giá rét.
Video đang HOT
Gần 3.000 "đầu cơ nghiệp" chết thảm vì rét đậm rét hại, nông dân được hỗ trợ gì không?
Đợt rét đậm rét hại kéo dài tại miền Bắc vừa qua đã khiến gần 3.000 con gia súc bị chết rét, chủ yếu là trâu, bò, ngựa, dê...
Theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ, trâu bò chết rét có thể được xem xét hỗ trợ với mức lớn nhất là 10 triệu đồng/con.
Gần 3.000 trâu bò chết rét, nông dân được hỗ trợ gì không?
Theo Báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, rét đậm rét hại (tính đến 06h00 ngày 23/02) đã làm 2.921 con gia súc bị chết, tăng 1.562 con so với báo cáo ngày 21/2.
Trong đó, bị chết 2.461 con trâu, bò và 460 con gia súc khác. Bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt rét đậm, rét hại này là Sơn La 1.009 con; Nghệ An 773 con; Hoà Bình 264 con; Điện Biên 163 con; Lạng Sơn 166 con; Lào Cai 139 con...
Anh Mùa A Của, xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đau xót nhìn những con bê của gia đình chết vì thời tiết giá rét. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo Cục Chăn nuôi, mặc dù số gia súc bị thiệt hại chủ yếu là bê, nghé, con non mới sinh hoặc trâu, bò già, gầy ốm, song đó cũng là tài sản lớn của bà con, nhất là đối với những hộ chăn nuôi ở vùng sâu, xa.
Do đó, bên cạnh việc khẩn trương triển khai phòng chống đói rét cho gia súc, việc rà soát, thống kê vật nuôi bị thiệt hại do rét gây ra nhằm sớm có giải pháp hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại khôi phục sản xuất cũng hết sức cấp thiết.
Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho biết, nếu so với các năm trước, các địa phương chống rét rất tốt. Tuy nhiên đợt rét vừa qua kéo dài nhiều ngày, khiến nhiều con bê non, trâu bò già không trụ được. Bên cạnh đó, có thể do bà con chưa áp dụng đúng các biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc, vẫn thả rông trâu bò kiếm ăn khi nhiệt độ xuống thấp.
Nhiều hộ dân ở các xã vùng cao của huyện Bắc Yên thường chăn thả rông đàn gia súc nên khi trời chuyển rét đột ngột nhiều con trâu, bò... đã không chống chọi được với giá rét. Ảnh: Mùa Xuân.
Cũng theo đại diện Cục Chăn nuôi, căn cứ Nghị định 02/2017/NĐ-CP, đối với số gia súc, gia cầm bị chết rét, người chăn nuôi có thể được xem xét hỗ trợ thiệt hại khi đáp ứng tất cả các điều kiện:
Một là chăn nuôi không trái với quy hoạch, kế hoạch và hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương.
Hai là có đăng ký kê khai ban đầu và được UBND cấp xã xác nhận đối với chăn nuôi tập trung (trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã) hoặc giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Các hộ chăn nuôi tập trung kê khai trong thời gian 15 ngày kể từ khi bắt đầu chăn nuôi. Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản kê khai, UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận vào kê khai.
Ba là thiệt hại xảy ra khi đã thực hiện đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với thiên tai theo sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương.
Bốn là về thời điểm xảy ra thiệt hại: Đối với thiên tai, trong thời gian xảy ra thiên tai trên địa bàn phải được Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn địa phương xác nhận.
Để con trâu không bị chết rét người dân xã Mường Khoa, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã nhóm lửa sưởi ấm, dự trữ thức ăn. Ảnh: Mùa Xuân.
Theo Nghị định 02, mức hỗ trợ đối với một số đối tượng gia súc bị thiệt hại do thiên tai (trong đó có thiệt hại do rét) như sau:
Trâu, bò thịt, ngựa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 500.000 - 2.000.000 đồng/con; trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 2.100.000 - 6.000.000 đồng/con. Hươu, nai, cừu, dê hỗ trợ 1.000.000 - 2.500.000 đồng/con.
Bê cái hướng sữa đến 6 tháng tuổi, hỗ trợ 1.000.000 - 3.000.000 đồng/con; bò sữa trên 6 tháng tuổi, hỗ trợ 3.100.000 - 10.000.000 đồng/con.
Lợn đến 28 ngày tuổi, hỗ trợ 300.000 - 400.000 đồng/con; trên 28 ngày tuổi, hỗ trợ 450.000 - 1.000.000 đồng/con; lợn nái và lợn đực đang khai thác, hỗ trợ 2.000.000 đồng/con...
Để sớm được hỗ trợ thiệt hại, người chăn nuôi có gia súc bị thiệt hại, cần sớm khai báo đầy đủ số lượng gia súc, gia cầm, chuồng trại, vật tư chăn nuôi bị thiệt hại để báo chính quyền cơ sở nhằm để được hỗ trợ theo cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương.
Hồ sơ xin hỗ trợ gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do thiên tai (theo mẫu); kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu (theo mẫu); bảng thống kê thiệt hại do thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
Về nguyên tắc hỗ trợ, Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản hoặc một phần chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Trước tình trạng hàng trăm con trâu bò của người dân bị chết vì rét đậm, rét hại, UBND tỉnh đã yêu cầu các ngành chức năng khẩn trương tuyên truyền cho người dân tăng cường phòng chống rét, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.
"Người dân nào bị ảnh hưởng, thiệt hại khi gia súc, gia cầm bị chết báo cáo kịp thời lên chính quyền địa phương để thống kê, sau đó tỉnh sẽ có phương án hỗ trợ" - ông Hiếu khẳng định.
Ông Hiếu cũng khuyến cáo người dân trong thời tiết khắc nghiệt này không nên thả rông trâu, bò. Nếu thả rông trâu bò mà bị chết thì không thuộc diện nằm trong chính sách hỗ trợ.
Sắp có vaccine dịch tả lợn châu Phi, người chăn nuôi yên tâm tái đàn Chia sẻ tại hội nghị triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022 mới đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho hay: Tới đây, khi vaccine được công bố sẽ có hiệu quả tiêm rất cao và tạo ra đột phá cho ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trong thời gian tới. Công nhân chăn nuôi...