Cấp bách cải thiện chỗ ở cho người dân
Ngày 24.6, Đoàn giám sát của HĐND TP.HCM đã có buổi giám sát UBND TP.HCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016 – 2025.
Chỉ tiêu nhiều, thực hiện không bao nhiêu
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, trong giai đoạn 2016 – 2020, Quỹ phát triển nhà ở đã cho 2.542 người có thu nhập thấp thật sự khó khăn về nhà ở vay tiền để tạo lập nhà ở, với tổng số tiền hơn 1.500 tỉ đồng. Đối với nhà ở xã hội, dù phê duyệt 64 dự án, nhưng trong giai đoạn này cũng chỉ đưa vào sử dụng 19 dự án với gần 15.000 căn hộ. Một vấn đề nan giải khác là di dời nhà ở trên và ven kênh rạch, dù đặt mục tiêu di dời 20.000 căn, nhưng 5 năm qua cũng chỉ bồi thường và di dời được 2.479 căn (đạt 12,4%), chủ yếu là các dự án sử dụng vốn ngân sách.
TP.HCM đang tính toán quy hoạch khu vực phụ cận rạch Xuyên Tâm. Ảnh SỸ ĐÔNG
Mới đây, TP.HCM đã điều chỉnh chỉ tiêu đến năm 2025 hoàn thành bồi thường, di dời 6.500 căn nhà trên và ven kênh rạch, với tổng nhu cầu vốn 18.073 tỉ đồng từ ngân sách, gồm 3 dự án thực hiện mục tiêu kép vừa chống ngập vừa chỉnh trang đô thị: rạch Xuyên Tâm, rạch Văn Thánh, kênh Hy Vọng; và 14 dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Trưởng ban Đô thị HĐND TP.HCM, dẫn chứng Q.8 có 10.500 căn nhà trên và ven kênh, dù kêu gọi đầu tư từ năm 2016 nhưng đến nay không có nhà đầu tư nào tham gia. “Vậy TP.HCM sẽ có giải pháp nào để thực hiện, bởi đây là vấn đề liên quan đến cuộc sống người dân”, bà Vân đặt câu hỏi và cho biết về nhà ở xã hội, thì kết quả khảo sát cho thấy công nhân có nhu cầu thuê nhiều hơn là mua vì chi phí bỏ ra phù hợp mức thu nhập, nên TP.HCM cần thay đổi cách tiếp cận để đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng cao của người dân.
Trao đổi về vấn đề nhà ở xã hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi thông tin từ đầu năm TP.HCM đã tập trung tháo gỡ về thủ tục dự án, cụ thể làm theo quy định mất đến 500 ngày, vừa rồi thống nhất quy trình rút gọn còn 133 ngày nếu là đất của doanh nghiệp và 217 ngày đối với đất của nhà nước. Nhiều doanh nghiệp vui mừng vì thủ tục đầu tư rút ngắn được 9 – 10 tháng.
Đối với nhà trên và ven kênh rạch, ông Phan Văn Mãi cho rằng, nếu tiếp cận theo cách cũ qua việc trông chờ ngân sách thì có khi đến năm 2030 cũng chưa xong. “Như dự án rạch Xuyên Tâm, ngành quy hoạch cùng xây dựng sẽ tính toán lại quỹ đất, đề nghị điều chỉnh quy hoạch một số vị trí để khai thác lấy quỹ thực hiện đẩy nhanh tiến độ dự án”, ông Mãi nói.
Truy trách nhiệm Sở Tài chính
Cuối tháng 4.2022, UBND TP.HCM giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Cục Thuế TP.HCM thống kê, tổng hợp số liệu về nguồn tiền thu được từ việc chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ về nhà ở xã hội bằng hình thức nộp bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20%, báo cáo hằng quý, hằng năm để TP có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tại buổi giám sát, bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch HĐND TP.HCM, đề nghị Sở Tài chính báo cáo rõ khoản thu này thời gian qua nhưng không nhận được kết quả cụ thể.
Phó giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Trần Phú lý giải theo Nghị định 100/2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nêu nhiều hình thức chủ đầu tư thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội, trong đó có nộp tiền. Tại TP.HCM, khoản thu này thì tính chung vào khoản tiền sử dụng đất và hòa vào ngân sách. Ông Phú cũng cho rằng luật Ngân sách nhà nước không quy định tách mục riêng về khoản thu nhà ở xã hội mà chỉ thu chung theo tiền sử dụng đất. Do vậy, Sở Tài chính sẽ phối hợp Sở TN-MT và Sở Xây dựng rà soát những dự án cũ để bóc tách số liệu. Đối với dự án sắp tới, đơn vị sẽ phối hợp bóc tách ra, theo dõi số thu từ đầu.
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND TP.HCM không đồng tình với cách trả lời này bởi từ năm 2018, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn đối với khoản thu 20% nghĩa vụ về nhà ở xã hội. “Hướng dẫn có từ năm 2018 thì lý do vì sao mình không làm mà bây giờ mới bóc tách. Như vậy, số tiền quay lại thời điểm đó thì xử lý ra làm sao, tôi đề nghị phải báo cáo rõ. Hôm giám sát ở Sở Tài chính đã yêu cầu báo cáo rõ, mà đến hôm nay báo cáo lại như vậy tôi thấy chưa đạt”, bà Lệ nói và yêu cầu Sở Tài chính phải có trách nhiệm rõ ràng trong vấn đề này.
Ngoài ra, bà Lệ cũng đề nghị ưu tiên bố trí vốn từ khoản thu này để xây dựng nhà ở xã hội trên những khu đất sạch nhưng đang thiếu vốn để tránh lãng phí nguồn lực đất đai. Về vấn đề này, Chủ tịch Phan Văn Mãi giao Sở Tài chính chuẩn bị báo cáo gửi UBND TP.HCM vào thứ hai tuần sau để báo cáo HĐND TP.HCM.
TP.HCM đề xuất trung ương hỗ trợ 17.234 tỉ làm 3 dự án quan trọng
UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư đề xuất bố trí vốn từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho 3 dự án trọng điểm, cấp bách tại TP.HCM gồm: cao tốc TP.HCM - Mộc Bài, cải tạo kênh Hy Vọng và rạch Xuyên Tâm.
Cư dân sinh sống trong khu vực rạch Xuyên Tâm ô nhiễm vì rác thải - Ảnh: NHẬT THỊNH
Theo đó, hiện nay TP.HCM đã lập phương án bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 dựa trên mức vốn được Quốc hội thông qua. Tuy nhiên nguồn vốn chỉ đủ để bố trí cho các dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016-2020 qua giai đoạn 2021-2025, không đủ cân đối để thực hiện các dự án đầu tư mới trọng điểm, cấp bách trong giai đoạn 2021-2025.
Hiện nay, TP.HCM đã và đang ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách TP để đảm bảo kinh phí cho công tác phòng chống dịch COVID-19, nên nguồn vốn phân bổ cho các dự án đầu tư công rất khó khăn. Do đó, TP.HCM rất cần Bộ Kế hoạch và đầu tư quan tâm đề xuất, kiến nghị Thủ tướng xem xét, chấp thuận bổ sung vốn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2021-2025 cho TP.HCM để đầu tư một số dự án trọng điểm, cấp bách.
Qua rà soát, TP xác định 3 dự án trọng điểm cấp bách trong lĩnh vực giao thông và hạ tầng đô thị cần ưu tiên triển khai đầu tư trong giai đoạn 2021-2025.
Cụ thể là dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài có tổng mức đầu tư dự kiến 15.900 tỉ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn TP.HCM là 5.901 tỉ đồng, địa bàn tỉnh Tây Ninh 1.532 tỉ đồng. TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ TP.HCM 5.901 tỉ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.
Dự án thứ hai là nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật) có tổng mức đầu tư 9.353 tỉ đồng. Dự án sẽ giải tỏa các căn nhà lụp xụp ven kênh, làm đường giao thông nhằm thay đổi bộ mặt đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân. Với dự án này, TP đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ toàn bộ để đầu tư dự án.
Cuối cùng là dự án cải tạo kênh Hy Vọng (quận Tân Bình) nhằm khơi thông dòng chảy, chống ngập úng cho khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và vùng lân cận có vốn đầu tư 1.980 tỉ đồng. TP đề nghị được ngân sách trung ương hỗ trợ 1.980 tỉ đồng để thực hiện dự án này.
Như vậy, tổng số vốn mà TP.HCM đề nghị được ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 hỗ trợ thực hiện 3 dự án là 17.234 tỉ đồng. TP cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục pháp lý để triển khai và sớm hoàn thành dự án, góp phần nâng cao chất lượng sống cho người dân...
Những khu 'đất vàng' nào trong nội đô của Hà Nội phải di dời? Dự kiến, tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố. UBND TP.Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố (đợt...