Cấp bách bảo vệ tài nguyên nước
Theo thống kê của Ủy ban nước Liên hiệp quốc (UN-Water), hiện nay khoảng 1,9 tỷ người sống trong các khu vực khan hiếm nước; 2,1 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ về nước uống bảo đảm an toàn.
Dự kiến, đến năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng khoảng 2 tỷ người và nhu cầu về nước toàn cầu có thể sẽ tăng 30% so với hiện nay. Hiện cũng đang có 663 triệu người chưa được tiếp cận với các nguồn nước uống hợp vệ sinh. Ước tính trên 80% lượng nước thải trên toàn cầu xả ra môi trường tự nhiên mà không qua xử lý hoặc không được tái sử dụng. Bảo vệ và tái tạo nguồn nước là thách thức không nhỏ cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam, để mang lại nguồn nước sạch cho cộng đồng.
Việt Nam là một trong những nước hứng chịu thiên tai lớn nhất khu vực Đông Á – Thái Bình Dương. Nhiều dự báo cho rằng, sau năm 2040, lượng mưa toàn quốc vào mùa khô sẽ giảm; ngược lại trong mùa mưa lại đạt mức cực đại và ngành dễ bị tổn thương nhất là nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đã và đang tác động xấu đến chất lượng nguồn nước.
Do bất cập về cơ sở hạ tầng và khả năng chống chịu, thiệt hại về kinh tế hàng năm được xác định khoảng 1,5% GDP, sẽ tăng lên 3% vào năm 2050 và lên tới 7% GDP trong năm 2100. Rủi ro thiên tai gánh chịu còn do tình trạng bảo dưỡng kém và nhất là ô nhiễm nguồn nước ngày càng thêm nặng nề. Đi cùng ô nhiễm nước tràn lan, quản lý dòng chảy từ bên ngoài biên giới vào đất nước đang là một trở ngại không nhỏ, với gần 95% lượng nước của sông Mê Công và trên 40% của lưu vực sông Hồng có nguồn gốc từ các quốc gia láng giềng.
Video đang HOT
Ô nhiễm nguồn nước là một rủi ro to lớn, việc quản lý tài nguyên nước hiệu quả có thể mang lại cơ hội để biến rủi ro thành khả năng thích ứng, thành phúc lợi và hệ sinh thái đang suy thoái trở nên bền vững hơn.
Theo TS Nguyễn Hồng Quân, Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc gia TPHCM, chất lượng nước mặt và nước ngầm ở Việt Nam đang suy giảm cả về chất lượng lẫn số lượng. Nguyên nhân là do chúng ta đang khai thác quá mức mực nước ngầm, trong khi công tác tái tạo, bảo vệ chưa có.
Đồng thời nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm nặng do tác động của con người, như xả nhiều rác thải, nước thải chưa qua xử lý ra kênh rạch; nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp và nghiêm trọng hơn là các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước bền vững, cần có chủ trương kế hoạch lâu dài của địa phương và các cơ quan quản lý, nhất là sự chung tay của mỗi người dân.
Trước hết, cần đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người. Yêu cầu các đơn vị sản xuất cần xử lý rác thải, nước thải trước khi xả ra đường ống chung; giảm thiểu nồng độ các chất ô nhiễm cần xử lý.
Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp sản xuất. Đối với các khu vực có nguồn nước chưa đảm bảo nên sử dụng máy lọc nước loại bỏ các chất ô nhiễm kim loại nặng, vi khuẩn, virus… để có nguồn nước ăn uống, sinh hoạt đảm bảo, giúp gia đình phòng tránh các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.
HÀ MINH
Theo SGGP
Hà Nội lắp đặt 100 thiết bị tách dầu mỡ chống tắc nghẽn hệ thống thoát nước
Thông tin trên được ông Võ Tiến Hùng- Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức chiều 13/8.
Ông Võ Tiến Hùng - Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thông tin với báo chí.
Theo ông Võ Tiến Hùng, trước thực trang các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, dịch vụ sửa chữa/bảo dưỡng/rửa xe xả thẳng nước thải chứa nhiều dầu mỡ ra hệ thống thoát nước chung của Thành phố gây ra tắc nghẽn đường ống thoát nước dẫn đến úng ngập và gây ô nhiễm môi trường nước sông, hồ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã nghiên cứu, nội địa hoá và nắp thiết bị tách dầu mỡ của châu Âu phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đề xuất lắp đặt tại các nhà hàng, bếp ăn, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhằm loại bỏ dầu mỡ ngay tại nguồn; góp phần hạn chế tình trạng úng ngập, nâng cao hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải và cải thiện chất lượng môi trường của nguồn tiếp nhận.
"Việc xả thải dầu mỡ ra ống thoát nước chung gây ách tắc dòng chảy ngay cả mùa khô. Đặc biệt, khi mưa lớn các tuyến phố bị ngập, nước rút đi thì trên đường có mỡ, đi lại trơn trượt. Mùa khô, chúng tôi kiểm tra hệ thống thoát nướcthì thấy mỡ rất nhiều, đóng bánh. Mỡ không tan trong nước nên khi ra sông hồ tạo ra ô nhiễm lớn. Chúng tôi mang về trạm xử lý nước thải không xử lý được phải tách.
Vì vậy, chúng tôi chế tạo thiết bị tách dầu mỡ. Hiện đang kiểm định, được bảo hộ hàng hoá và lưu thông trên thị trường. Đến nay các đơn vị kinh doanh trên địa bàn TP đã lắp 100 thiết bị. TP cũng ban hành văn bản chỉ đạo các quận huyện sử dụng, các nhà hàng thải ra dầu mỡ phải chịu chi phí theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và trả phí duy tu duy trì hàng tháng...", ông Võ Tiến Hùng cho biết.
Đăng Chung
Theo GD&TĐ
Cục CSGT chỉ đạo 'nóng' về khai thác cát sỏi trên cả nước Cục CSGT yêu cầu lực lượng tập trung xử lý các vi phạm pháp luật về khai thác, tập kết cát sỏi trên các tuyến sông từ Bắc vào Nam. Cục CSGT (C08, Bộ Công an) vừa ban hành kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh, tập kết, khai thác cát sỏi. Cục CSGT chỉ đạo "nóng"...