Cáo tuyết Bắc Cực xuất hiện ở Trung Quốc
Một con cáo tuyết Bắc Cực quý hiếm đã được nhìn thấy khi đi lang thang trong công viên thành phố Nội Giang, Trung Quốc, hôm 9 và 10/10.
15 sự thật về Bắc Cực, nơi bí ẩn nhất Trái đất
Dưới đây là 15 sự thật thú vị về Bắc Cực, một trong những nơi bí ẩn nhất trên Trái Đất.
Nếu nói về chuyên môn, thì thực sự có 2 điểm được coi là cực bắc thực sự. Điểm thứ nhất là từ trường bắc cực, nó thay đổi hàng ngày tùy thuộc vào lớp vỏ Trái Đất. Điểm thứ 2 là Bắc Cực địa lý, nó được cố định ở phẩn đỉnh của Trái Đất. Cả 2 điểm này đều nằm ở Vùng Bắc Băng Dương.
Con người ghé thăm Bắc Cực. Dù không ai sống ở Bắc Cực, nhưng con người thường có các chuyến thăm Bắc Cực. Các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thiết lập các trạm tạm thời ở khu vực này, nhưng không có các trạm thường xuyên ở đây.
Điểm Bắc Cực cố định nằm trên một lớp băng dày khoảng 30 cm trên mặt nước biển, và nó liên tục di chuyển.
Năm 1909, người đàn ông có tên Robert Peary tuyên bố mình là người đầu tiên tới Bắc Cực. Tương tự như việc đáp xuống Mặt Trăng cách đây hàng chục năm, người đàn ông này cắm lá cở của Mỹ ở Bắc Cực. Tuy nhiên, tuyên bố của Robert Peary gây nhiều tranh cãi, nhiều người nghi ngờ về việc ông có thực sự thực hiện chuyến đi này hay không.
Nhiệt độ trung bình ở Bắc Cực không lạnh như bạn nghĩ: Những tháng mùa hè, nhiệt độ là khoảng 32 độ F, trong khi mùa nghỉ lễ, nhiệt độ là khoảng -40 độ F.
Bắc Cực không phải là vùng cực lạnh nhất trên Trái Đất: Nam Cực mới là nơi lạnh nhất với nhiệt độ vào mùa đông giảm xuống tới mức "lạnh buốt cả xương": -76 độ F.
Các công ty vận tải biển từ châu Á sang Bắc Mỹ đi qua lộ trình vùng biển phía Bắc này thay vì đi qua kênh đào Panama có thể tiết kiệm được khoảng 500.000 USD.
Theo nhiều cuộc khảo sát địa lý, khoảng 22% trữ lượng dầu mỏ phát hiện được trên thế giới nằm dưới đáy biển Bắc Cực. Nhờ vào sự tan băng, người ta có thể tiếp cận các nguồn dầu mỏ này dễ dàng hơn.
Bắc Cực không thuộc bất cứ quốc gia nào: Vùng lãnh thổ Nunavut phía Bắc Canada nằm gần Bắc Cực nhất, thứ 2 mới đến đảo Greenland. Do Bắc Cực nằm ở vùng biển quốc tế, nên nó không thuộc về bất cứ quốc gia cụ thể nào.
Bắc Cực sâu bao nhiêu?: Vùng cực Bắc của Bắc Băng Dương có độ sâu đo được là khoảng 4.000m.
Thông thường, chớp hay sét rất ít khi xuất hiện ở Bắc Cực. Tuy nhiên, nhiệt độ ngày càng tăng đã khiến sấm chớp xuất hiện nhiều hơn. Mùa hè 2019, một cơn bão sấm chớm được ghi nhận ở Bắc cực và nó đánh tới 48 lần.
Mặt trời mọc và lặn một lần một năm: Do độ nghiêng của trục Trái Đất, Bắc Cực trải nghiệm mặt trời mọc vào xuân phân (tháng 3) và lặn vào thu phân (tháng 9), khiến mùa hè luôn có ánh nắng còn mùa đông thì luôn chìm trong bóng tối.
Một ngôi sao trên trời đánh dấu vị trí của Bắc Cực: Ngôi sao phương Bắc tỏa sáng phía trên cách Bắc Cực 434 năm ánh sáng. Vị trí cố định vị trí của nó đã trở thành điểm đánh dấu định vị suốt nhiều thế kỷ.
Ai sống ở Bắc Cực?: Dù không có người sống ở Bắc Cực, nhưng có các loài sinh vật biển như cá kình, cá voi lưng gù, một số loài cá khác cùng với gấu Bắc Cực.
Trong vòng 50 năm tới, tác động của hiện tượng ấm dần lên toàn cầu có thể khiến lớp băng dày ở Bắc Cực tan chảy dần.
Con người ghé thăm Bắc Cực: Dù không ai sống ở Bắc Cực, nhưng con người thường có các chuyến thăm Bắc Cực. Các nhà khoa học nghiên cứu Bắc Cực thiết lập các trạm tạm thời ở khu vực này, nhưng không có các trạm thường xuyên ở đây.
Cực quang uốn lượn trên nền trời đêm tuyệt đẹp ở Phần Lan Bắc cực quang hay ánh sáng phương Bắc, là hiện tượng thiên nhiên kỳ thú thường thấy trên bầu trời vùng Bắc cực. Người dân địa phương và khách du lịch ở thành phố Rovaniemi, Phần Lan hôm qua đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng cực quang vô cùng đẹp mắt. Những dải ánh sáng màu xanh khổng lồ biến bầu...