Cao tốc Việt Nam tăng tốc
Đầu tháng 12 này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức phát lệnh thông xe cao tốc Hà Nội – Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam, dài 105 km. Cùng với hàng loạt tuyến cao tốc khác đã được đưa vào khai thác, sử dụng, tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã có hệ thống đường cao tốc với tổng chiều dài 710 km, vượt 110 km (hơn 20%) so với mục tiêu đề ra của Chính phủ.
Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tuyến cao tốc hiện đại dài 105,5 km vừa được đưa vào khai thác.
Năm 2020, cả nước sẽ có 2.500 km cao tốc
Ông Nguyễn Hoằng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho biết, thực hiện Nghị quyết 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020″, dù trong bối cảnh nguồn lực rất khó khăn, ngành GTVT vẫn huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư các dự án đường cao tốc. Các tuyến cao tốc đã được đưa vào khai thác, sử dụng gồm: Cầu Giẽ – Ninh Bình, Nội Bài – Lào Cai, TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Nội Bài – Nhật Tân, TP Hồ Chí Minh – Trung Lương, Hà Nội – Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long… đã góp phần hiện đại hóa hạ tầng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Theo ông Hoằng, một số tuyến cao tốc khác đang được gấp rút thi công với tổng chiều dài 457 km, như La Sơn – Túy Loan, Đà Nẵng – Quảng Ngãi, Bến Lức – Long Thành, Hòa Lạc – Hòa Bình, Thái Nguyên – Bắc Cạn, Hà Nội – Bắc Giang, tuyến nối Hải Phòng – Quảng Ninh và Trung Lương – Mỹ Thuận.
Ngoài ra, ba dự án cao tốc Mai Dịch – Nam Thăng Long, Dầu Giây – Phan Thiết, Tân Vạn – Nhơn Trạch với tổng chiều dài 120 km cũng đã xác định được nguồn vốn để thực hiện. Bên cạnh đó, các đoạn tuyến Ninh Bình – Thanh Hóa, Thanh Hóa – Hà Tĩnh, Mỹ Thuận – Cần Thơ, Cam Lộ – La Sơn, Bắc Giang – Lạng Sơn, Nội Bài – Bắc Ninh đã có nhà đầu tư quan tâm hoặc cam kết về vốn với tổng chiều dài 508 km, tổng mức đầu tư 75.561 tỷ đồng.
Theo đề án quy hoạch phát triển đường cao tốc của Bộ GTVT, đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 2.500 km đường bộ cao tốc, vượt 500 km so với mục tiêu của Chính phủ. Nhiều dự án cao tốc được Bộ GTVT kêu gọi đầu tư xây dựng bằng hình thức đối tác công tư (PPP).
Ông Hoằng cho hay, với các dự án chưa có nhà đầu tư quan tâm, Bộ GTVT đã xây dựng hai kịch bản để thực hiện.
Video đang HOT
Theo kịch bản tăng trưởng thấp, các tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Quy Nhơn, Biên Hòa – Phú Mỹ – Cái Mép, Nha Trang – Phan Thiết, Dầu Giây – Tân Phú, Hạ Long – Mông Dương với tổng số 523 km sẽ được đầu tư. Đến năm 2020, cả nước sẽ có 2.380 km đường cao tốc được đưa vào khai thác.
Với kịch bản tăng trưởng cao, ngoài việc thực hiện đầu tư các dự án trên, Bộ GTVT sẽ đầu tư thêm các đoạn tuyến: Mông Dương – Móng Cái, Phú Mỹ – Vũng Tàu, Tân Phú – Liên Khương, Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh với tổng chiều dài 318 km. Đến năm 2020 sẽ có 2.689 km đường cao tốc được hoàn thành và đưa vào khai thác.
BOT – đòi hỏi từ thực tiễn
Liên quan đến nguồn vốn để đầu tư hệ thống đường cao tốc, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã nhiều lần khẳng định, để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó có việc đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc không thể trông chờ nguồn vốn ngân sách, trái phiếu Chính phủ mà phải huy động nguồn lực xã hội hoá bằng các hình thức, phương thức khác nhau. Đây là đòi hỏi bắt buộc xuất phát từ thực tiễn.
Quan điểm của người đứng đầu ngành GTVT rất rõ ràng, đó là việc triển khai thực hiện đề án đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc phải theo tinh thần của Hiến pháp 2013, những việc gì tư nhân, doanh nghiệp làm được thì để họ làm, còn Nhà nước chỉ làm những chỗ tư nhân không làm được để đến năm 2020, cả nước phải có 2.500km đường cao tốc.
Theo ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng, Trưởng ban PPP (Bộ GTVT), từ nay đến năm 2020, Bộ GTVT đang chỉ đạo triển khai đầu tư 10 dự án đường cao tốc theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư trên 100 nghìn tỷ đồng, gồm: cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh (32 km, TMĐT: 2.200 tỷ đồng), Hà Nội – Thái Nguyên (63,8 km, TMĐT: 1.290 tỷ đồng), Hạ Long – Móng Cái (153,3 km, TMĐT: 52.933 tỷ đồng), Ninh Bình – Thanh Hoá – 106 km, TMĐT: 18.000 tỷ đồng), Thanh Hoá – Bãi Vọt (98,2 km, TMĐT: 20.630 tỷ đồng), Cam Lộ – La Sơn (86,7 km, TMĐT: 9.800 tỷ đồng), Dầu Giây – Phan Thiết (98,8 km, TMĐT: 18.000 tỷ đồng), Dầu Giây – Liên Khương (200 km, TMĐT: 37.000 tỷ đồng), Biên Hoà – Vũng Tàu (46,8 km, TMĐT: 8.030 tỷ đồng), Mỹ Thuận – Cần Thơ (24,5 km, TMĐT: 6.200 tỷ đồng).
Thông tin thêm về tình hình triển khai các dự án đường cao tốc, ông Mai Tuấn Anh, Tổng giám đốc TCT Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC) cho biết, hiện nay, đơn vị đang đề xuất tham gia đầu tư xây dựng các dự án cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, Ninh Bình – Bãi Vọt bằng hình thức BOT. “Dự kiến đến năm 2020, chúng tôi sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác khoảng 1.000 km đường cao tốc”, ông Tuấn Anh nói.
Ông Dương Tuấn Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) cũng đề xuất Bộ GTVT bổ sung thêm các đoạn tuyến: TP Hồ Chí Minh – Mộc Bài, Bạc Liêu – Hà Tiên, Sóc Trăng – Châu Đốc… vào đề án quy hoạch hệ thống đường bộ cao tốc đến năm 2020.
QUANG ĐỊNH
Theo_Báo Nhân Dân
Thông toàn tuyến cao tốc Long Thành
- Từ TP.HCM đi Vũng Tàu chỉ còn 95 km, đi ô tô mất khoảng 80 phút."
Từ ngày 8-2, đoạn từ nút giao quốc lộ 51 đến nút giao Dầu Giây dài khoảng 30 km của tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (gọi tắt là cao tốc Long Thành) chính thức được đưa vào khai thác" - ông Phạm Hồng Quang, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết.
Chạy nước rút, vượt tiến độ
Cao tốc Long Thành là đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam. Toàn tuyến có bốn nút giao khác mức và "điểm nhấn" đáng chú ý là cầu Long Thành dài 2,35 km. Ngoài ra, 100% diện tích mặt đường được thảm lớp bê tông nhựa tạo nhám, giúp tăng độ bám cho bánh xe trong điều kiện đường ướt, trơn trượt. Trên tuyến cao tốc còn có hệ thống cân tải trọng hiện đại, giúp kiểm soát xe quá tải lưu thông mà không cần dừng xe.
"Dự án còn một số công việc phụ trợ khác sẽ được hoàn thiện sau nhưng đến nay đã có thể thông đường. VEC đã hoàn tất các thủ tục đảm bảo điều kiện an toàn (phối hợp với CSGT, cứu hộ, y tế... để điều hành, kiểm soát, ứng trực cứu hộ, cứu nạn, cứu thương 24/24 giờ) để đến ngày 8-2 chính thức thông toàn tuyến" - ông Quang khẳng định.
Theo ông Quang, để thông được toàn tuyến cao tốc trước tết Nguyên đán, chủ đầu tư cùng nhà thầu thi công đã phải rất nỗ lực hoàn thành đoạn từ nút giao quốc lộ 51 đến nút giao Dầu Giây. Cụ thể, gói thầu 5A gồm phần đường, cầu với khối lượng các hạng mục thi công lớn như ba cầu chính, một cầu vượt, cống hộp dân sinh... được khởi công chậm nhất trong toàn bộ dự án (vào tháng 12-2013, do nhà thầu Trung Quốc bỏ cuộc - NV) nhưng đã xuất sắc vượt tiến độ 10 tháng.
Tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ được chính thức thông xe vào ngày 8-2. Ảnh: MINH PHONG
Tiết kiệm thời gian, giảm chi phí
Tuyến cao tốc Long Thành đi qua quận 2, quận 9 (TP.HCM) và các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Cẩm Mỹ, Thống Nhất (Đồng Nai). Điểm đầu của tuyến là nút giao giữa đường Lương Định Của với đại lộ Mai Chí Thọ, phường An Phú, quận 2. Từ TP.HCM muốn vào cao tốc thì có thể theo các tuyến xa lộ Hà Nội, đại lộ Mai Chí Thọ (vào nút giao An Phú), theo đường Đỗ Xuân Hợp, đường Nguyễn Duy Trinh. Từ khu vực quận 4, quận 7, huyện Bình Chánh... thì qua cầu Phú Mỹ để vào Vành đai 2 rồi lên cao tốc tại nút giao vành đai 2 với cao tốc.
Theo ông Quang, các loại ô tô được phép lưu thông 120 km/giờ khi đi trên cao tốc Long Thành. Do vậy, việc đưa vào khai thác toàn bộ 55 km đường cao tốc sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian đi các vùng lân cận TP.HCM. Cụ thể, từ TP.HCM đi Long Thành (Đồng Nai) và ngược lại hiện có khoảng cách 45 km, cần 60 phút ô tô. Nhưng khi đi cao tốc sẽ rút ngắn còn 22 km, chỉ cần 20 phút.
Quãng đường từ TP.HCM đi Vũng Tàu và ngược lại cũng được rút ngắn đáng kể (từ 120 km/150 phút đi xe xuống còn 95 km/80 phút). Tương tự, từ TP.HCM đi ngã ba Dầu Giây (để đi tiếp các tỉnh miền Trung hoặc khu vực Tây Nguyên) theo lộ trình hiện nay dài 70 km, mất khoảng 180 phút do quốc lộ 1 thường xuyên ùn ứ. Nhưng đi theo tuyến cao tốc, quãng đường được rút ngắn 20 km và chỉ mất hơn 60 phút, giảm được 20%-30% chi phí vận tải.
"Việc thông toàn tuyến cao tốc Long Thành sẽ góp phần đẩy mạnh giao thương giữa TP.HCM và các vùng lân cận, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trong khu vực" - ông Quang nhận xét.
Dự án đường cao tốc Long Thành dài 55 km, giai đoạn 1 được xây dựng bốn làn xe và hai làn dừng khẩn cấp với tổng mức đầu tư khoảng 20.630 tỉ đồng. Trong quá trình thi công, dự án được điều chỉnh một vài hạng mục, qua đó giúp giảm chi phí xây dựng khoảng 2.000 tỉ đồng. Dự án chia làm hai đoạn, trong đó đoạn An Phú - Vành đai 2 (từ quận 2 đến quận 9, TP.HCM) có tốc độ thiết kế 100 km/giờ và đoạn cao tốc (Vành đai 2 - Long Thành - Dầu Giây) có vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Từ tháng 1-2014, đoạn từ Vành đai 2 đến quốc lộ 51 (dài 20 km) đã được khai thác, giúp rút ngắn thời gian đi Đồng Nai, Vũng Tàu, giảm ách tắc và tai nạn giao thông cho cửa ngõ TP.HCM, quốc lộ 20 và quốc lộ 1A. Đến nay đoạn đường này đã tải khoảng 5 triệu lượt xe lưu thông an toàn.
MINH PHONG
Theo_PLO
Ngày 8-2, thông xe toàn tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây Các đơn vị chủ đầu tư, thi công, giám sát... tuyến cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đang chạy nước rút với những công đoạn cuối cùng để đến ngày 8-2 sẽ thông xe toàn tuyến. Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC - chủ đầu tư dự án) cho biết,...