Cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình: Làn thu phí tự động thông thoáng, tỷ lệ đi nhầm giảm
Trưa 11/6, phóng viên TTXVN có mặt tại trạm thu phí chính (Km 212 200) trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình sau gần một ngày Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai làn thu phí tự động không dừng ETC.
Trạm thu phí BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Trạm trạm thu phí đầu tuyến (Km 212 200) cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình được bố trí 12 làn thu phí (6 làn đi và 6 làn về); trong đó, giai đoạn đầu trạm bố trí mỗi chiều có một làn thu phí tự động không dừng ETC.
Theo quan sát cho thấy, 10 làn (5 làn đi, 5 làn về) của trạm thu phí khá đông xe, nhưng làn thu phí tự động không dừng ETC lại khá vắng.
Thống kê trong vòng gần 10 phút, có khoảng hơn 10 xe đi vào làn ETC chiều từ Hà Nội đi phía Nam; trong đó, có 6 xe không phải dừng lại lấy thẻ vì đã dán thẻ E-tag và có tài khoản ETC đã nạp đủ tiền. Trong khi đó, chỉ lác đác có một số xe chưa có tài khoản ETC đi vào làn thu phí tự động không dừng ETC chủ yếu là xe khách, xe tải và xe biển số ngoài Hà Nội. Điều này làm mất thời gian của những chủ xe có tài khoản ETC vì phải chờ đợi những xe này dừng lại lấy thẻ.
Nhìn chung, tại tất cả các trạm thu phí trên cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình cho thấy, nhiều lái xe vẫn chưa dán thẻ hoặc trong thẻ ETC chưa nạp đủ tiền nên các làn thu phí thủ công vẫn đông xe. Trong khi đó, làn thu phí tự động không dừng khá thoáng xe.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Vũ Ngọc Oánh, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (đơn vị quản lý trạm thu phí Km 212 200) cho hay, từ 15h ngày 10/6, công ty đã phối hợp với Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổ chức thu phí không dừng. Nhờ có sự tuyên truyền và chuẩn bị tốt của các lực lượng nên việc thu phí diễn ra suôn sẻ trừ một vài tình huống nhỏ phải xử lý.
Chia sẻ về các biện pháp để lái xe khi qua các trạm trên tuyến có thể dễ dàng nhận biết được làn thu phí không dừng, ông Vũ Ngọc Oách cho hay, để tạo điều kiện cho người tham gia giao thông nhận biết làn xe thu phí tự động ETC, ngoài biển chỉ dẫn đặt cách trạm 700 m, còn có vạch sơn khác biệt (sơn màu xanh trên nền đường) để chỉ dẫn đến làn xe ETC. Cùng với đó, trên giá long môn tại trạm thu phí đều có biển màu đỏ ghi rõ “Làn thu phí ETC”. Đặc biệt, trước đó nhiều ngày công ty đã thực hiện phát loa liên tục 24/24h tại các trạm thu phí trên cao tốc về nội dung này.
Cũng theo ông Vũ Ngọc Oánh, đến thời điểm này, công ty chưa thống kê được tỷ lệ lái xe chưa có tài khoản ETC đi nhầm vào làn thu phí tự động không dừng.
Đánh giá về tình trạng vẫn còn một số xe đi vào làn thu phí tự động ETC, ông Vũ Ngọc Oánh nhìn nhận, từ 1/7 tới, lực lượng cảnh sát giao thông sẽ phạt lỗi những lái xe đi vào làn ETC theo điểm c, khoản 4 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt thì lúc đó mới rõ nét được hành vi của người tham gia giao thông là cố tình hay vô tình. Bởi hành vi đi vào làn thu phí không dừng mà chưa chưa có tài khoản ETC mới chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, tuyên truyền nên có thể nhiều lái xe cố tình đi vào làn này vì thoáng hơn các làn thu phí thủ công.
Tham gia phân luồng và đảm bảo trật tự thu phí trên tuyến cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình, ông Lê Đăng Duy, Đội phó – Cục Quản lý đường bộ I ( Tổng cục đường bộ Việt Nam) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, đơn vị đã bố trí lực lượng trên tuyến để phối hợp với công ty thu phí thực hiện hướng dẫn lái xe thực hiện nghiêm chỉnh việc thu phí không dừng.
Video đang HOT
“Qua tuyên truyền trước đó và sự chuẩn bị chu đáo của các bên liên quan thì nhiều người dân đã biết được việc triển khai thu phí không dừng tại trạm thu phí Pháp Vân, nên nhìn chung lái xe đã cơ bản tuân thủ. Tuy nhiên, từ chiều qua đến nay ghi nhận cho thấy một số xe đi vào nhầm làn ETC chủ yếu là xe tải, xe khách, đã mua vé tháng, nhưng đến sáng nay tỷ lệ này đã giảm cơ bản”, ông Lê Đăng Duy cho hay.
Ông Lê Đăng Duy cho rằng, tình trạng trên sẽ được giải quyết cơ bản trong những ngày tới khi việc tuyên tuyền tiếp tục được đẩy mạnh. Đồng thời, từ 1/7 những xe đã mua vé tháng, vé quý sẽ được kích hoạt và cho phép đi vào làn thu phí tự động không dừng ETC.
Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức tự động không dừng là chủ trương lớn, là quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên có các yêu cầu, chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Trao đổi với phóng viên, dại diện Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) đánh giá, việc triển khai thu phí tự động không dừng ETC sẽ mang lại những hiệu quả tích cực cho nhà đầu tư, chủ phương tiện, cơ quan nhà nước và toàn xã hội.
Cụ thể, đối với Cơ quan Nhà nước có thể xây dựng cơ sở dữ liệu giao thông quốc gia. Đối với Chủ phương tiện có thể tiết kiệm thời gian, nhiên liệu, tăng tuổi thọ của xe. Đối với Nhà đầu tư BOT: tránh thất thoát, tiết kiệm chi phí xây dựng và vận hành trạm, tiết kiệm chi phí in vé giấy. Đối với xã hội, hình thức thu phí này sẽ giúp giảm ùn tắc, ô nhiễm, tai nạn và giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt.
Theo đánh giá của Viện chiến lược Giao thông vận tải, tổng hiệu quả dự tính mà dự án mang lại có thể tiết kiệm lên tới 3.400 tỷ đồng/năm. Điều đáng chú ý là hệ thống thu phí tự động không dừng ETC không sử dụng tiền mặt là điều kiện cần để đảm bảo không có tiêu cực phát sinh trong quá trình thu phí.
Ngoài ra, toàn bộ thông tin về phương tiện đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được lưu trữ đầy đủ tại trung tâm dữ liệu. Hệ thống phần mềm sẽ sử dụng các dữ liệu này để tự động rà soát, đối chiếu tất cả thông tin được gửi lên từ trạm thu phí để đảm bảo các giao dịch là hợp lệ; đồng thời phát hiện các trường hợp gian lận mức giá do thay đổi biển số, loại xe…
Nhộn nhịp "cò" dẫn mối người từ Hà Nội về quê giữa mùa dịch Covid-19
Nhiều tài xế xe con "bắt tay" với cánh xe ôm hoạt động tại nút giao cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ nhận khách làm người nhà, đưa đi các tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình... với giá "cắt cổ".
Thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về việc cách ly toàn xã hội, từ ngày 1/4, toàn bộ dịch vụ vận chuyển hành khách tại Hà Nội gồm xe khách, taxi, xe công nghệ đều phải dừng hoạt động.
Tuy nhiên, không ít người dân thiếu ý thức vẫn tìm mọi cách để rời bỏ thủ đô. Nhiều đối tượng vì lợi nhuận, bất chấp nguy cơ làm lây lan dịch Covid-19, ngang nhiên nhận khách làm "người nhà", đưa về các địa phương khác như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa...
Theo điều tra của phóng viên, nhiều người chạy xe từ 4 đến 7 chỗ ở cách tỉnh như Ninh Bình, Thanh Hoá, Nam Định đã mượn danh nghĩa xe "chở người nhà" để bắt khách từ Hà Nội về các tỉnh với giá cao ngất ngưởng kiếm lời.
Một xe ôm đứng vẫy xe con biển số 35 (ký hiệu biển kiểm soát tỉnh Ninh Bình) để cho khách về Ninh Bình ở đường vào cao tốc Pháp Vân - Câu Giẽ.
Ghi nhận trong nhiều ngày ở nút giao ra vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cho thấy, nhiều tài xế xe từ 7 chỗ đến 4 chỗ đứng đợi hàng giờ bên đường ở các lối ra vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để đợi "người nhà" cho đầy xe rồi đi về.
Một chiếc xe con mang biển số Ninh Bình 35A - 091.** cùng lúc đón nhiều người lên xe. Sau khi phát hiện việc làm này bị ghi hình, tài xế đã nhanh chóng lên xe bỏ lại một hành khách. Vị khách này lớ ngớ không hiểu sao mình là "người nhà" mà lại bị bỏ lại như vậy...
Những tay xe ôm này làm nhiệm vụ tìm khách, sau khi khách lên xe sẽ lấy tiền công.
Tại đây, bất cứ hành khách nào "tay xách nách mang" có dấu hiệu muốn về quê đi vào đầu cao tốc thì ngay lập tức cánh xe ôm đầu trần, phóng ngược chiều áp sát buông lời mời mọc.
"Hai em về đâu? Giờ này làm gì có xe khách, chỉ có bắt xe con mà về thôi. Về thành phố Thanh Hoá 400 nghìn một người, đồng ý lên xe anh chở đến chỗ xe đậu rồi đi luôn, anh không lấy tiền xe ôm". Một tay xe ôm buông lời khi gặp hai nam thanh niên có ý định về Thanh Hoá.
Chần chừ vì giá về quê quá cao, trong khi ngày thường đi xe khách về Thanh Hoá chỉ trên dưới 100 nghìn, hai thanh niên đành "bấm bụng" quay lại Hà Nội.
Một chiếc xe con dừng lại bên lề cao tốc rồi đón nhiều hành khách.
Ở lối rẽ từ cao tốc trên cao xuống cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, một xe ôm khác đèo theo một nam thanh niên từ đâu lao nhanh vào cao tốc rồi đỗ lại lề đường. Ngay sau đó, người này ra đường bắt đầu vẫy xe, bất cứ xe nào mang biển số 35 đi hướng Hà Nội về Ninh Bình đều được vẫy lại.
Sau nhiều lần vẫy trượt thì cũng có một chiếc xe con 4 chỗ mang biển số 35A - 144.89 dừng lại. Sau khi thoả thuận với lái xe, nam thanh niên lên xe về Ninh Bình với giá 200 nghìn đồng và không quên đưa cho tay xe ôm 100 nghìn tiền công chở xe ôm và công bắt xe cho mình về quê.
Sau khi bị phát hiện ghi hình việc làm này lái xe nhanh chóng rời đi và bỏ lại một hành khách chưa kịp lên xe.
Không chỉ "dẫn mối" cho xe con đón khách kiếm lời, hàng ngày cánh xe ôm ở đây còn làm nhiều việc khác như là dẫn đường cho người đi xe máy không may bị lạc và cao tốc mà không biết tìm đường ra sau đó lấy tiền công.
Một tay xe ôm khác đang thoả thuận giá cả với lái xe.
Cảnh tượng trả giá nhộn nhịp giữa xe ôm, hành khách, lái xe con diễn ra một cách ngang nhiên ở đường cao tốc trong nhiều ngày qua, giữa lúc cả nước đang chấp hành nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Vị khách này lên chiếc xe con về Ninh Bình với giá 200 nghìn đồng.
Trọng Trinh
Sau hơn 1 năm chậm tiến độ, cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình chính thức thu phí không dừng Theo thông tin từ Tổng cục Đường bộ Việt Nam, từ 15 giờ hôm nay (10/6) sẽ chính thức thu phí tự động không dừng (ETC) tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình. Để chuẩn bị cho việc trên, Tổng Cục đường bộ Việt Nam đã yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ là Công ty TNHH Thu phí tự động-VETC...