Cao tốc không có trạm dừng nghỉ: Làm chắp vá, không đồng bộ thì sao phát triển?
Việc một số tuyến cao tốc không có trạm xăng, trạm dừng để phương tiện kiểm tra kỹ thuật, tiếp nhiên liệu, lái xe nghỉ ngơi khiến dư luận bức xúc và đề nghị cơ quan chức năng nhanh chóng có giải pháp cho vấn đề này.
Như Thanh Niên thông tin, ông Nguyễn Văn Trọng (50 tuổi, trú Hà Nội) cho biết cách đây 2 tuần có việc về thăm người thân tại H.Tiên Yên (Quảng Ninh), lưu thông trên trục cao tốc từ Hà Nội đến Tiên Yên. Dù chạy hơn 100 km, ông Trọng tìm đỏ mắt cũng không thấy trạm xăng nào.
“Khi lưu thông hết tuyến Hà Nội – Hải Phòng, xe báo gần hết xăng nên tôi tìm trạm dừng nghỉ ở đoạn sau để bơm nhiên liệu. Nào ngờ chạy gần hết cả tuyến Hạ Long – Hải Phòng, Hạ Long – Vân Đồn cũng không có trạm nào. Khi gần đến sân bay Vân Đồn tôi phải điện thoại gọi người thân ra cứu hộ”, ông Trọng ngao ngán nói.
Tuyến cao tốc ở Quảng Ninh dài 176 km nhưng không có trạm dừng nghỉ, trạm xăng nào. Ảnh LÃ HIẾU NGHĨA
Cũng gặp tình huống “dở khóc dở cười”, vào đầu tháng 8 vừa qua, anh Lê Hồng Quân cùng gia đình đi du lịch TP.Hạ Long. Khi ấy, gia đình anh cần chỗ dừng chân để đi vệ sinh lại không có. Cuối cùng, anh Quân và gia đình phải đỗ xe ở vệ đường để “giải quyết”.
Được biết, ngày 1.9 tới đây Quảng Ninh chính thức đưa vào vận hành cao tốc Vân Đồn – Móng Cái. Tuyến đường đưa vào sử dụng kết nối đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể với cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn, tạo thành tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam (gần 600 km) và Quảng Ninh là tỉnh có số ki lô mét cao tốc lớn nhất cả nước (176 km/1.046 km). Tuy nhiên, nếu xe di chuyển trên tuyến cao tốc này mà hết nhiên liệu hay khách đi đường dài cần nơi nghỉ ngơi thì tài xế không biết xử trí sao vì không có cây xăng hay trạm dừng.
Tài xế bơm tay giữa đường khi lưu thông trên cao tốc ở Quảng Ninh
Chưa đáp ứng an toàn thì chưa nên cho thông xe
Trên thực tế, không riêng cao tốc Vân Đồn – Móng Cái không có trạm dừng nghỉ, một số cao tốc như Bắc Giang – Lạng Sơn, Trung Lương – Mỹ Thuận, Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã đưa vào sử dụng vài năm nay cũng chưa có trạm dừng nghỉ. Việc này dẫn tới rất nhiều hệ lụy. “Khi làm dự án đã có ba rem đủ các công trình phụ trợ đi kèm. Không hiểu sao một lỗi lớn như vậy vẫn lọt lưới để giờ lại phải xin ý kiến Bộ GTVT. Đấy là công trình hàng ngàn tỉ mà còn vậy…”, bạn đọc (BĐ) Hải Vân bức xúc.
Video đang HOT
Tương tự, BĐ Hung Son viết: “Xe còn nửa bình xăng mà quên không đổ đi từ Hạ Long ra Móng Cái đảm bảo tài xế nằm giữa đường luôn, chưa kể chuyện vệ sinh cá nhân… Quá bất cập khi hơn 170 km đường cao tốc mà không có trạm dừng nghỉ”.
BĐ Khôi Nguyên thẳng thắn cho rằng “đây chính là điển hình của quy hoạch chắp vá không đồng bộ từ khi làm dự án”. Còn BĐ Trung Quang nêu vấn đề: “Tại sao khi lập dự án cao tốc lại không có trạm xăng dầu và trạm nghỉ chân mà vẫn được cấp phép? Tầm nhìn khi làm cao tốc ở đâu?”.
“Việc di chuyển trên một tuyến đường dài sẽ không tránh được những lúc mệt mỏi, hay phương tiện di chuyển gặp vấn đề. Rồi mỗi lúc như thế gặp cao tốc không có trạm dừng nghỉ thì chỉ biết kêu trời. Làm theo kiểu chắp vá thế này thì bao giờ chúng ta mới phát triển được. Tốt nhất chưa có trạm dừng nghỉ, dịch vụ thì không cho tuyến cao tốc đó thông xe”, BĐ Nguyễn Huy bức xúc.
Phải có địa chỉ trách nhiệm
Việc chưa có trạm dừng chân, trạm xăng trên trục cao tốc là bất cập lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho lái xe và người dân, nhiều ý kiến đề nghị Bộ GTVT và chính quyền các tỉnh, thành có đường cao tốc đi qua nhanh chóng khắc phục vấn đề này.
“Đây là lỗi lớn trong công tác quản lý dự án của ngành GTVT khi duyệt dự án mà thiếu công trình phục vụ cho lưu thông: Trạm xăng, nhà vệ sinh, cửa hàng tiện lợi, ăn uống giải khát cần phải có kèm theo tuyến cao tốc! Bộ GTVT, chính quyền địa phương có cao tốc đi ngang qua cần nhanh chóng có các giải pháp phù hợp cho vấn đề này”, BĐ Van Thuan đề nghị.
“Ai duyệt quy hoạch? Ai cấp phép? Tại sao từ lúc chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và nghiệm thu đưa vào khai thác sao không ai phát hiện vậy? Trách nhiệm của ai cần làm rõ, xử lý nghiêm. Đầu tư hàng nghìn tỉ đồng mà có vẻ lơ là quá. Chịu không nổi mấy ông luôn!”, BĐ Thanh Hung ý kiến.
“Từ thiết kế cơ sở đến thiết kế thi công qua biết bao nhiêu khâu thẩm tra, thẩm định nhưng phải đến khi xong hết dự án và đợi dư luận, Hiệp hội Các nhà đầu tư công trình giao thông kiến nghị thì Bộ GTVT mới xem xét? Đơn vị nào của Bộ phụ trách dự án này và trách nhiệm các bên thẩm tra, thẩm định như thế nào, cần làm rõ”, BĐ Van Dan đề nghị.
* Điều quan trọng thế mà duyệt và thẩm định dự án cũng được thông qua, nghĩ cũng tài.
Manh Hung
* Có nghĩa là chưa hoàn chỉnh toàn bộ theo đúng yêu cầu của đường cao tốc cần có, nhưng tại sao đã thu phí?
Nguyen Hung
* Khi thực hiện dự án cao tốc, đều có ghi rõ thời gian hoàn thành công trình chính và các công trình phụ. Nhưng để xảy ra tình trạng này cần xử lý trách nhiệm những cá nhân, đơn vị liên quan.
Thanh Tâm
Vì sao cao tốc Hạ Long - Móng Cái dài 176 km hiện chưa có cây xăng, trạm dừng nghỉ?
Trục cao tốc dài 176 km của Quảng Ninh, kéo dài từ cầu Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) đến nút giao cầu Bắc Luân 2 (TP Móng Cái) hiện chưa có bất kỳ trạm dừng nghỉ hay trạm xăng nào.
Ngày 24-8, ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Ninh, cho biết trước đây tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã quy hoạch xây dựng trạm dừng chân ở khu vực Trạm thu phí cầu Bạch Đằng thuộc xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên.
Tỉnh Quảng Ninh dự kiến ngày 1-9 tới sẽ thông xe toàn tuyến cao tốc Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái
Tuy nhiên, khi tính toán khoảng cách, nhận thấy trạm của Quảng Ninh nằm cách không xa so với Trạm dừng chân 77 của Hải Phòng trên tuyến cao tốc Hải Phòng - Hà Nội, nên phương án xây dựng trạm dừng chân ở Trạm thu phí cầu Bạch Đằng bị hủy bỏ.
Ngoài ra, trên tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh lên phương án quy hoạch một trạm dừng chân ở đoạn đi qua huyện Đầm Hà, sau đó vị trí này được thay đổi lại cho phù hợp.
Cũng theo Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh, sau khi nối tuyến cao tốc dài 176 km từ cầu Bạch Đằng (Quảng Yên) đến đường dẫn lên cầu Bắc Luân 2 (TP Móng Cái), tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh quy hoạch hai trạm dừng chân trên tuyến.
Theo đó, trạm dừng chân đầu tiên được đặt tại khu vực xã Thống Nhất, TP Hạ Long. Hiện, công tác giải phóng mặt bằng của TP Hạ Long vẫn gặp vướng mắc liên quan đến 9 hộ dân.
Trạm thứ hai được lựa chọn đặt tại cầu Vân Tiên, huyện Vân Đồn. Đây được cho là điểm nằm giữa hai tuyến cao tốc của Quảng Ninh và cách sân bay Vân Đồn không xa.
"Chúng tôi đang hoàn thiện các thủ tục để xúc tiến xây dựng trạm trong thời gian sớm nhất, để tuyến cao tốc khai thác đồng bộ và hiện đại nhất" - ông Hải cho hay.
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đi vào hoạt động sẽ nâng tổng số km cao tốc ở Quảng Ninh lên 176 km
Giám đốc Sở GTVT Quảng Ninh thông tin thêm 2 trạm dừng chân trên tuyến cao tốc của Quảng Ninh sẽ có nhiều tiện ích như bày bán dịch vụ, khu nhà vệ sinh, trạm xăng, trạm dừng nghỉ... đạt tiêu chuẩn cao nhất theo quy định hiện hành.
Một lãnh đạo Sở GTVT Quảng Ninh cho biết quy hoạch ban đầu đưa ra 4-5 vị trí xây dựng trạm dừng nghỉ, sau đó rút xuống 2 vị trí.
Tuy nhiên, trạm dừng nghỉ chưa triển khai xây dựng được ngay do không sắp xếp được phương án tài chính do chi phí lớn, các nhà đầu tư lo ngại về vấn đề thu hồi vốn.
Một lãnh đạo Ban Quản lý Dự án các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh cho biết dự án xây dựng trạm dừng nghỉ kết hợp với cung cấp dịch vụ trên cao tốc là dự án tách biệt, không nằm cùng dự án xây dựng đường cao tốc. Các bước lập, phê duyệt dự án, giải phóng mặt bằng và lựa chọn nhà đầu tư xây dựng trạm dừng chân trên cao tốc sẽ được chuẩn bị kỹ càng.
Việc đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ này sẽ do doanh nghiệp đầu tư, không sử dụng vốn ngân sách của tỉnh Quảng Ninh.
Trạm thu phí cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đặt ở khu vực giáp TP Móng Cái
Đường cao tốc của tỉnh Quảng Ninh dài 176 km bắt đầu từ cầu Bạch Đằng chạy qua 8 huyện, thị, thành phố đến cửa khẩu Móng Cái. Nếu di chuyển từ Hà Nội đến Móng Cái theo cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tổng quãng đường di chuyển sẽ là gần 300 km.
Giá dầu châu Á tiếp tục đi xuống trước nỗi lo về kinh tế Trung Quốc Giá dầu châu Á đi xuống trong chiều 16/8, khi dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Trung Quốc - nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu. Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm xăng ở Damascus, Syria. Ảnh: AFP/TTXVN Phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn...