Cao tốc hơn 18.000 tỷ đồng nối TP.HCM với Phan Thiết sẽ khởi công xây dựng trong quý 3/2019
Bộ Giao thông – vận tải (GTVT) cho biết trong quý 3/2019 sẽ khởi công 8 dự án thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017-2020, trong đó có tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây. Đoạn này được xem là cửa ngõ vùng Đông Nam Bộ.
Theo Ban Quản lý dự án Thăng Long (thuộc Bộ GTVT, đơn vị quản lý dự án), tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã được điều chỉnh quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ.
Trong giai đoạn 1, dự án sẽ xây dựng 4 làn xe có chiều rộng từ 25-27m. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án hơn 18.100 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng khoảng 11 ngàn tỷ đồng. Dự án dự kiến hoàn thành trong 36 tháng xây dựng.
Theo thiêt kê, đường cao tôc Phan Thiêt – Dâu Giây co điêm đâu giao quốc lộ 1 (Ba Bau, Binh Thuân) cach quốc lộ 1 khoang 2,58km, điêm cuôi giao đường cao tôc TP.HCM – Long Thanh – Dâu Giây tai km43 125,64 (huyên Thông Nhât, tỉnh Đông Nai). Chiêu dai đường cao tốc là 98,7km.
Trong tháng 7/2018, Bộ GTVT đã báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xem xét mức vốn đầu tư tham gia của Nhà nước đối với 3 dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc – Nam là đoạn Mai Sơn (tỉnh Ninh Bình) – quốc lộ 45 (tỉnh Thanh Hóa), quốc lộ 45 – Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) và Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) – Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai). Hiện Chính phủ đang xem xét để quyết định mức vốn.
Theo tính toán của đơn vị tư vấn, để hoàn vốn cho dự án thì nhà đầu tư được thu phí trong thời gian khoảng 17 năm. Ban Quản lý dự án Thăng Long cho hay, tư năm 2014 dự án đa được căm coc mốc ban giao cho đia phương để chuẩn bị công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên do trước đây chỉ quy hoạch 4 làn xe, sau đó Quốc hội phê duyệt lên 6 làn xe, vì vậy đơn vị phải làm lại hồ sơ điều chỉnh diện tích đất bị thu hồi.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Phan Thiết – Dầu Giây.
Video đang HOT
Theo đó, Thủ tướng giao Bộ GTVT và UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện triển khai khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định của pháp luật. UBND tỉnh Bình Thuận có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, rà soát từng trường hợp cụ thể đảm bảo việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đúng đối tượng, công bằng, công khai, minh bạch.
Khung chính sách này thay thế khung chính sách giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 265/TTg-KTN ngày 28/2/2014.
Đây là dự án hạ tầng giao thông thí điểm theo hình thức đối tác công – tư (PPP) đầu tiên Việt Nam sử dụng nguồn lực từ khu vực tư nhân, có sự tham gia vốn của Nhà nước để đảm bảo tính khả thi về tài chính của dự án (VGF) nhằm đảm bảo sự hấp dẫn của dự án đối với các nhà đầu tư tư nhân. Nguồn tài chính của dự án bao gồm: vốn VGF, vốn vay và vốn chủ sở hữu.
Tuyến đường cao tốc này được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, sẽ kết nối Đồng Nai với thành phố du lịch ven biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Dự kiến, đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây sẽ có lưu lượng giao thông cao với tuyến dự án đi qua các khu công nghiệp và các công trình cảng biển và sân bay quốc tế sắp được xây dựng.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhận diện điểm sáng đầu tư mới trên thị trường địa ốc Hạ Long
Hàng loạt công trình hạ tầng ngàn tỷ chạy đua "về đích", tạo đà cho thị trường địa ốc Hạ Long bùng nổ với những điểm nóng đầu tư mới dịp cuối năm.
Năm 2012, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư đầu tiên của Quảng Ninh, một doanh nghiệp Hàn Quốc đã so sánh, khoảng cách từ Seoul đến Hà Nội dài gần 3.000 km đi hết 4 tiếng rưỡi, trong khi đó, quãng đường Hà Nội - Hạ Long chỉ gần 150km nhưng cũng mất từng ấy thời gian. Chính những bất lợi về giao thông độc đạo, xuống cấp đã khiến Quảng Ninh chưa thực sự là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư dù có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển vào hàng bậc nhất Bắc Bộ.
Nhưng chỉ 6 năm sau, bài toán này đã dần được tháo gỡ với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự xuất hiện của những dự án hạ tầng ngàn tỷ, đồng bộ đang và sẽ chuẩn bị "về đích".
Gỡ "nút thắt" hạ tầng
Đầu tháng 9/2018, Quảng Ninh thông xe tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng, đưa Hạ Long trở thành tâm điểm kết nối các tỉnh phía Bắc. Giới đầu tư đánh giá đây là một trong những sự kiện "bước ngoặt" có ảnh hưởng quan trọng đến đà bứt phá của thị trường địa ốc Quảng Ninh từ cuối năm 2018 trở đi.
Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Ninh giảm từ gần 4 giờ xuống còn 1,5 giờ.
Tuy nhiên, cao tốc Hạ Long - Hải Phòng không phải là dự án hạ tầng duy nhất đáng chú ý trong cuối năm nay. Bởi chỉ trong thời gian rất ngắn, Quảng Ninh sẽ đưa vào vận hành hai dự án quy mô "khủng" khác, là Cảng tàu khách Quốc tế Hòn Gai và Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn.
Các dự án này sau khi đi vào vận hành sẽ một lần nữa thay đổi diện mạo của thị trường địa ốc, bởi như nhiều chuyên gia đã đánh giá, hạ tầng giao thông đi tới đâu, địa ốc sẽ "nổi sóng" tới đó. Một ví dụ kinh điển là giá đất tại trung tâm Bangkok đã tăng 1.000% kể từ năm 1988 - thời điểm thành phố này bắt đầu phát triển ngoạn mục về hạ tầng, theo CBRE Thái Lan.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn cũng đang trong giai đoạn gấp rút để chuẩn bị đưa vào phục vụ
Phát triển nóng, Hạ Long sẽ mở rộng địa giới hành chính
Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm, Quảng Ninh đã đón hơn 10 triệu lượt khách, trong đó trên 4 triệu lượt khách quốc tế - con số cao nhất từ trước đến nay. Tổng thu từ khách du lịch đạt trên 19.000 tỷ đồng.
Những con số khả quan nói trên không chỉ tác động trực tiếp đến phân khúc BĐS nghỉ dưỡng tại Quảng Ninh (các khách sạn, resort hạng sang hay các khu vực mua sắm, giải trí) mà còn là lực đẩy cho toàn bộ thị trường địa ốc tại khu vực, bao gồm hệ thống đô thị đang được Quảng Ninh rà soát theo quy hoạch chung Hạ Long đến 2040 tầm nhìn 2050 vừa được Chính phủ ban hành trong tháng 10 vừa qua.
Theo quy hoạch mới này, TP Hạ Long chính thức được mở rộng tới gần 28.000 ha, trong đó, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị hiện đại cần phát huy vai trò là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc.
Là nơi tập trung sinh sống của cư dân và các cơ quan hành chính đầu não của thành phố, khu vực Hòn Gai đang rất được các nhà đầu tư quan tâm. Tuy nhiên, tại đây các đô thị đồng bộ, cao cấp phục vụ người dân dường như đang thiếu và nếu có cũng mới chỉ xuất hiện các biệt thự biển thấp tầng dành cho số ít khách hàng, nhà đầu tư có thu nhập cao.
"Muốn phát triển theo đúng quy hoạch đã đề ra, Hạ Long cần có hệ thống đô thị mới đồng bộ tại Hòn Gai, nhưng nếu lấy cột đồng hồ thành phố Hạ Long làm trung tâm thì trong bán kính vài km, số lượng các quỹ đất đủ rộng, có chi phí hợp lý để xây dựng không còn nhiều. Do đó, xu hướng dịch chuyển về phía các khu vực mới ở ngoại vi sẽ là tất yếu", một nhà đầu tư tại Hạ Long nhận định và cho biết, nhiều khu vực vốn không phải trung tâm của Hạ Long đã bắt đầu rục rịch tăng giá như Giếng Đáy, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hà Khánh, Cột 3,5...
Cũng theo nhà đầu tư này, những khu vực có địa thế gần biển, quỹ đất rộng, chi phí đầu tư hợp lý như khu Cao Xanh - Hà Khánh sẽ trở thành điểm đến lý tưởng cho cả nhu cầu đầu tư lẫn nhu cầu an cư lạc nghiệp đang ngày càng gia tăng tại Hạ Long. Đây cũng là khu vực đang thu hút sự quan tâm của những nhà đầu tư chiến lược tại Quảng Ninh.
Khu vực Hòn Gai thường được biết đến như nơi tập trung sinh sống của cư dân và các cơ quan hành chính đầu não của thành phố.
Nhiều năm trước, những khu vực như Cao Xanh - Hà Khánh vẫn khiến người dân và nhiều nhà đầu tư e ngại vì xa trung tâm, thiếu tiện ích. Nhưng những vấn đề này đang sớm được giải quyết với cao tốc Hải Phòng - Hạ Long (đã thông xe), cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, và đặc biệt là dự án hầm xuyên vịnh Cửa Lục nối giữa khu vực Bãi Cháy và trung tâm thành phố sẽ được triển khai trong năm 2019. Kết hợp với sự đầu tư của những doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính vững mạnh, thời điểm để Cao Xanh - Hà Khánh cũng như nhiều khu vực ngoại vi khác của Hạ Long thực sự trở thành "đất vàng" không còn xa.
Theo Vân Phương
Báo xây dựng
Cao tốc 1,5 tỷ USD đầu tiên ở miền Trung có gì đặc biệt? Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi trị giá 34,5 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 1,5 tỷ USD) vừa được thông xe. Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội của khu vực miền Trung nói chung và các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam và Quảng Ngãi nói riêng. Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng...