Cao tốc đói vốn, nguy cơ “vỡ trận”
Các ý kiến đều tỏ ra không mấy lạc quan về tiến độ dự án và nguy cơ “vỡ trận” là hoàn toàn có thể xảy ra…
UBND tỉnh Tiền Giang đã tổ chức cuộc họp với chủ đầu tư và các nhà thầu liên quan đến dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, vào sáng 24/7. Tại đây, các ý kiến đều tỏ ra không mấy lạc quan về tiến độ dự án và nguy cơ “vỡ trận” là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hiện nay, Chính phủ đã có tờ trình trình Quốc hội xem xét, bố trí nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận khoảng 2.186 tỷ đồng để giải ngân cho dự án năm 2019 – 2020. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, Mai Mạnh Hồng cho biết như vậy.
Doanh nghiệp đề nghị tạm dừng kỹ thuật
Theo đơn vị thực hiện dự án, đến nay, phía Ngân hàng Vietinbank tài trợ vốn đang thẩm định phương án tài chính, cho vay được khoảng 50% vốn đầu tư của dự án. Tuy nhiên, các điều kiện kèm theo là khó khả thi và nằm ngoài khả năng của chủ đầu tư.
Cụ thể là: về cơ cấu nguồn vốn, với phần vốn ngân sách tham gia, ngân hàng yêu cầu bảo đảm 2.575 tỷ đồng (tương ứng 20,5% tổng mức đầu tư). Trong quá trình khai thác dự án không được làm thay đổi phương án tài chính, không được mở những con đường mới làm giảm nguồn thu của dự án.
Đại diện doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than thở rằng, nhà đầu tư và các nhà thầu khác đã bỏ tiền vào dự án đến nay khoảng 3.000 tỷ đồng và tình hình tài chính đã gần như khánh kiệt.
Video đang HOT
Ông Mai Mạnh Hồng xác nhận đã có xảy ra sự việc giữa Công ty TNHH Thành Nơi yêu cầu chủ đầu tư và các nhà thầu thi công gói thầu XL-13 tạm dừng thi công để giải quyết các khoản nợ giữa Công ty Thành Nơi và Công ty Cổ phần cầu 12.
Ông Lưu Xuân Thủy, Phó chủ tịch Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận, sau khi cho biết những khó khăn không thể vượt qua được của chủ đầu tư và các nhà thầu, đã đề nghị dự án cần tạm dừng thi công để các bên liên quan ngồi lại với nhau tìm ra giải pháp nhằm hạn chế tối đa những tổn thất của doanh nghiệp để dự án có thể triển khai lại khi điều kiện thuận lợi. Đồng tình với nhận xét của chủ đầu tư, các nhà thầu liên quan cũng cho rằng, họ chỉ có thể cầm cự đến hết tháng 8 năm nay.
Phía doanh nghiệp dự án cho biết cũng đã trình UBND tỉnh Tiền Giang và Bộ Giao thông vận tải hồ sơ điều chỉnh dự án. Bộ Giao thông vận tải đã có ý kiến thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở điều chỉnh; nhưng phía tỉnh Tiền Giang chưa phê duyệt dự án do chưa thống nhất với doanh nghiệp dự án về hai giải pháp điều chỉnh là điều chỉnh giải pháp xử lý nền đất yếu và điều chỉnh kết cấu mặt đường.
Dự án tái khởi công lại vướng mắc
Trước các phản ảnh của doanh nghiệp dự án cùng các nhà thầu, đại diện ban quản lý dự án xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp Tiền Giang, cho rằng hiện đang còn vướng mắc hai nội dung như đã nêu trên.
Đại diện ban quản lý cho biết đã xin ý kiến của Bộ Giao thông Vận tải nhưng chưa thống nhất cao về giải pháp và phương án của doanh nghiệp dự án đưa ra. Việc điều chỉnh dự án cùng những khó khăn vướng mắc, nhất là nguồn vốn mà dự án đang gặp phải, tỉnh Tiền Giang đã có báo cáo với Thủ tướng và đã đăng ký lịch làm việc. Tuy nhiên, bao giờ làm việc thì tỉnh vẫn chưa biết trước, vì vậy cả UBND tỉnh và phía doanh nghiệp dự án cùng các nhà thầu đều phải chờ.
Trước đó, ngày 20/4/2019, tại hội nghị tháo gỡ và thúc đẩy dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, tại tỉnh Bến Tre, phía chủ đầu tư đã cam kết sẽ đẩy nhanh tiến độ dự án để không lỗi hẹn với người dân Đồng bằng sông Cửu Long.
Vào cuối tháng 3/2019, dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận đã chính thức được Bộ Giao thông vận tải chuyển quản lý nhà nước về UBND tỉnh Tiền Giang. Dịp này, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đã tham gia vào dự án thay thế cho Công ty TNHH Yên Khánh đang liên quan đến nhiều vụ án hình sự, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ dự án.
Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận nối Tiền Giang – Vĩnh Long là tuyến huyết mạch, giữ vai trò đặc biệt quan trọng kết nối vùng Đồng bằng sông Cửu Long với Tp.HCM và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Được khởi công vào tháng 11/2009, sau 5 năm giậm chân tại chỗ, đến tháng 2/2015 dự án được tái khởi động và dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2/2020. Ngay sau khi tái khởi động, dự án lại gặp khó, đặc biệt là phương án tài chính bị phá vỡ. Cụ thể, lãi suất giữa vốn vay của hợp đồng dự án và lãi suất vay ngân hàng có sự chênh lệch lớn dẫn đến không giải ngân được vốn vay tín dụng.
Để tháo gỡ các khó khăn, phía doanh nghiệp dự án là Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận đã đề xuất Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận cho mời Tập đoàn Đèo Cả vào tham gia quản trị, điều hành dự án. Sau 3 tháng tái khởi động rầm rộ, dự án lại có nguy cơ “vỡ trận” vì đói vốn.
Tại cuộc họp thường trực Chính phủ về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đầu tư xây dựng cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận ngày 20/02 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần quan tâm chỉ đạo đặc biệt đến dự án để hoàn thành đúng tiến độ, phấn đấu thông xe tuyến cao tốc trong năm 2020.
Theo Xuân Thái
Vneconomy
Phát Đạt (PDR) lần thứ 6 huy động vốn qua trái phiếu với quy mô 225 tỷ đồng
Đây là lần phát hành trái phiếu lần thứ 6 của Phát Đạt (PDR), trái phiếu đợt này có thời hạn 1 năm, lãi suất dự kiến 9,5% trả định kỳ 3 tháng/lần. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3/2019.
HĐQT Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) tiếp tục thông qua phương án phát hành thêm 2,25 triệu trái phiếu không chuyển đổi với tổng giá trị 225 tỷ đồng. Đây là lần phát hành trái phiếu lần thứ 6 của Công ty, trái phiếu đợt này có thời hạn 1 năm, lãi suất dự kiến 9,5% trả định kỳ 3 tháng/lần. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3/2019.
Số tiền huy động từ đợt phát hành được dùng để tài trợ vốn cho dự án tại Phân khu số 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định.
Lần gần đây nhất Công ty cũng vừa thông qua việc phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, có tài sản đảm bảo với mệnh giá 100 triệu đồng/đơn vị. Lãi suất trái phiếu 14%/năm với kỳ hạn một năm kể từ ngày phát hành. Tiền lãi được trả 3 tháng /lần, trả sau, vào ngày trả lãi.
Trước đó, PDR đã phát hành 3 lần với tổng số tiền gần 850 tỷ đồng, lãi suất các kỳ tương ứng 14,45%, 12% và 10,5%. Ngoài trái phiếu, PDR mới đây cũng ký hợp đồng vay 22,5 triệu USD từ đối tác nước ngoài Samty Corporation. Công ty cho biết khoản tiền này sẽ hỗ trợ một phần trong kế hoạch đầu tư phát triển cho một số dự án hiện tại, trong đó có việc tài trợ một phần cho phân khu số 4 thuộc Khu du lịch sinh thái Nhơn Hội.
Công ty vừa trúng đấu giá đất Phân khu số 9 thuộc Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Bình Định vào ngày 1/6. Với việc đấu giá thành công lần này, PDR cho biết Công ty tiếp tục sẽ phát triển khu đô thị mới tại đây với tổng diện tích của khu đô thị Nhơn Hội là 116,2ha. Được biết trước đó Phát Đạt cũng đã đấu giá đất thành công các phân khu Phân khu số 2 và Phân khu số 4 của Khu đô thị Nhơn Hội.
Chiến lược của PDR những năm gần đây là hướng đến việc phát triển quỹ đất ở một số tỉnh ven biển, những nơi có tốc độ phát triển du lịch cao như Bình Định và Quảng Ngãi. Năm 2019, PDR dự kiến đạt khoảng đạt 9.000 tỷ đồng doanh thu và 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 32% so với năm 2018).
Tri Túc
Theo Trí thức trẻ
Tăng vốn ngân hàng: Chờ tín hiệu mới nửa cuối năm Sau nửa đầu năm đầy dang dở, tăng vốn ngân hàng vẫn phải chờ tín hiệu mới trong nửa cuối năm. MB dự kiến tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ và bán cổ phiếu quỹ trong nửa cuối năm 2019 Trong tuần cuối cùng của quý II/2019, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) chứng kiến phiên giao...