Cao tốc Bắc Nam qua Thanh Hóa có nguy cơ chậm tiến độ nếu không tháo gỡ khó khăn
Một số khó khăn có thể khiến tiến độ thi công cao tốc Bắc – Nam chậm như thiếu nguồn cung vật liệu, giá cả tăng cao hay không có nơi đổ thải…
Thời tiết tháng 6 nắng nóng khắc nghiệt, trên công trường dự án cao tốc Bắc – Nam qua tỉnh Thanh Hóa, các công nhân vẫn đang ráo riết thi công với khung giờ buổi sáng công nhân làm việc từ 6h-10h, buổi chiều làm từ 14h-18h.
Hiện dự án đang đối mặt với một số khó khăn, có thể ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
“Có 3 khó khăn cần được tháo gỡ gồm: nguồn vật liệu thi công không đáp ứng nhu cầu; khó tìm nơi đổ thải và giá vật liệu tăng cao so với thời điểm ký hợp đồng, nếu không sớm được giải quyết thì dự án không thể theo kịp kế hoạch đề ra”, ông Nguyễn Khắc Trung, Phó trưởng Văn phòng điều hành dự án Mai Sơn – QL45 cho biết.
Tiến độ dự án có thể chậm khi không giải quyết được các khó khăn hiện tại
Theo ông Trung, nhu cầu đất đắp khai thác tại mỏ để phục vụ thi công toàn dự án là khoảng 7,1 triệu m3 nhưng công suất khai thác không đáp ứng yêu cầu, một số mỏ giấy phép khai thác đã hết hạn nên không thể cung cấp cho dự án.
Về bãi đổ thải vật liệu, nhu cầu đổ thải của gói thầu là khoảng 3,3 triệu m3, gồm đất không thích hợp và đá trong hầm không thể tận dụng. Trong khi đó, các vị trí đổ thải quy hoạch cho dự án không thể sử dụng được, có vị trí không đúng với thiết kế, có vị trí đã chuyển mục đích sử dụng đất.
Dù nhà thầu đã phối hợp với Ban Quản lý dự án làm việc với địa phương để tìm kiếm các vị trí đổ thải phù hợp trên địa bàn. Song, việc thiếu hụt lớn các vị trí đổ thải dẫn đến tình trạng phạm vi đổ thải các gói thầu bị chồng lấn. Một số gói thầu có thể đảm bảo nhưng tổng thể dự án còn thiếu hụt.
Ngoài ra, giá vật liệu cũng là vấn đề vướng mắc không nhỏ. Trong đó, giá một số vật liệu xây dựng có xu hướng tăng khi các dự án đường cao tốc đồng loạt triển khai, điển hình như giá thép biến động tăng rất lớn (40-60%).
Video đang HOT
Công nhân đang ráo riết thi công trên công trường
Đại diện đơn vị thi công cho rằng, mặc dù hợp đồng quy định việc điều chỉnh giá, nhưng việc công bố chỉ số giá của các địa phương chưa kịp thời, chưa sát với thực tế giá thị trường, chưa có chỉ số giá phù hợp với đặc tính của đường cao tốc và các công trình đặc thù như hầm đường bộ. Điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà thầu thi công, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư dự án.
Ông Võ Sơn Hải, Phó Giám đốc Ban điều hành công trường – Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả nói rằng, đây là lo ngại lớn nhất hiện nay của đơn vị thi công tại Thanh Hóa. Nhà thầu rất mong muốn được chính quyền địa phương, các Bộ ngành liên quan giải quyết những vướng mắc trên để không làm ảnh hưởng đến quá trình thi công.
Tại buổi thị sát của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành hôm 30/6 về 2 dự án thành phần cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn và Mai Sơn – QL45, Ban quản lý dự án cũng đưa ra kiến nghị UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và nhà thầu làm việc với các chủ mỏ để ưu tiên cấp đất đắp cho dự án theo khối lượng đăng ký của các nhà thầu.
Trên cơ sở Nghị quyết 60 của Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường để hướng dẫn cụ thể các thủ tục cấp phép khai thác mỏ vật liệu theo hướng rút gọn, đảm bảo thời gian cấp phép dưới 6 tháng để kịp thời cung cấp cho dự án.
Ngoài ra, Ban quản lý dự án cũng kiến nghị Bộ Xây dựng và UBND các tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng các tỉnh ban hành công bố giá, chỉ số giá theo tháng đảm bảo sát với thực tế thị trường, xây dựng chỉ số giá riêng cho đường cao tốc và các công trình đặc thù như hầm đường bộ để có cơ sở thực hiện điều chỉnh giá cho phù hợp, đúng quy định.
Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Mai Sơn – QL45 có tổng chiều dài 63,37km, mức đầu tư là 12.111 tỷ đồng từ vốn đầu tư công, trong đó chi phí xây dựng và thiết bị là 7.684 tỷ đồng. Dự án thành phần đi qua hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa. Trong đó, đoạn tuyến đi qua tỉnh Thanh Hóa có 4 gói thầu từ gói thầu 11 đến gói thầu 14 với chiều dài 49,018km.
Dự án khởi công gói thầu đầu tiên vào cuối tháng 9/2020, dự kiến hoàn thành toàn bộ công trình vào cuối năm 2022. Hiện nay, các nhà thầu đang triển khai 63 mũi thi công. Tổng khối lượng thi công tính đến ngày 30/6 đạt 1.100/6.800 tỷ đồng, tương đương với 16% giá trị xây lắp.
Huyện nghèo xin xây trụ sở mới, tỉnh bác 'từ trong trứng nước'
Vừa được sửa chữa, sơn lại các hạng mục trụ sở đang dùng, huyện ủy Quan Hóa lại có ngay tờ trình xin tỉnh 30 tỷ đồng xây mới trụ sở làm việc.
Quan Hóa là huyện nghèo, đời sống còn khó khăn. Nhiều nơi, điện, đường, trường, trạm còn thiếu thốn, cần nhiều hỗ trợ của nhà nước...Nhưng UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh xin kinh phí xây dựng mới trụ sở huyện ủy, dự toán hơn 30 tỷ đồng.
Điều đáng nói là trong năm 2020, huyện ủy Quan Hóa cũng đã được duyệt sửa chữa, nâng cấp lại một số hạng mục.
Cụ thể, đầu năm 2020, UBND huyện Quan Hóa đã phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình sửa chữa cải tạo nhà ăn, nhà khách, sân vườn huyện ủy, tổng kinh phí hơn 324 triệu đồng.
Tiếp đó là gói thầu sửa chữa trụ sở làm việc huyện ủy với các hạng mục sửa chữa khu nhà vệ sinh công cộng, phần tường, cầu thang, hệ thống cửa, nhà làm việc 2 tầng, nhà trực bảo vệ, tường rào với tổng mức đầu tư hơn 959 triệu đồng.
Có thể thấy rõ, trụ sở huyện ủy đang còn khang trang, nếu đập đi xây lại là quá lãng phí, chưa cần thiết.
Trụ sở huyện ủy huyện Quan Hóa
Mặt trước của trụ sở
Trụ sở nhìn còn rất đẹp
Một phần các phòng làm việc
Bên trong trụ sở không có biểu hiện xuống cấp
Khu nhà 2 tầng phía sau nơi làm việc của Bí thư Huyện ủy
"Xây lại cho xứng tầm "
Bà Hà Thị Hương, Bí thư huyện ủy Quan Hóa xác nhận, UBND huyện vừa gửi tờ trình, xin UBND tỉnh cho xây mới trụ sở làm việc.
Theo bà Hương, Thường vụ huyện ủy thống nhất việc trên, xuất phát từ thực tiễn công sở có tuổi đời hơn 30 năm, nên cơ bản đã xuống cấp. Các phòng làm việc cũ kỹ, lỗi thời, chật chội nên cán bộ nơi đây làm việc rất vất vả.
Hơn nữa, huyện Quan Hóa là huyện gốc (sau này tách huyện Mường Lát và Quan Sơn) nên có nhiều một số nguyên lãnh đạo các huyện về hưu quay về Quan Hóa sinh sống, họ cũng có ý kiến và mong muốn xây dựng lại trụ sở cho xứng tầm.
Ngoài ra, Quan Hóa là trung tâm cụm miền núi. Đây là nơi thường đón những đoàn khách ở các tỉnh Sơn La, Mai Châu... đi công tác ghé qua.
"Xuất phát từ thực tiễn trên, Ban thường vụ huyện Quan Hóa đã thống nhất chủ trương, UBND huyện làm tờ trình xin UBND tỉnh. Hiện, huyện cũng chỉ mới làm văn bản đề xuất, còn phụ thuộc có được duyệt hay không", bà Hương cho biết.
Thanh Hóa: Cả làng lao đao vì nguồn nước ngầm cạn kiệt bất thường Theo phản ánh của nhiều hộ dân, thôn Cẩm Hoàng 2, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa), trong khoảng 6 tháng trở lại đây, có hàng chục giếng khơi của họ bất ngờ bị cạn kiệt nhưng bà con chưa rõ nguyên nhân chính xác dẫn tới hiện tượng bất thường này. Giếng khơi của gia đình chị Trần Thị Thuấn,...