Cao su Phước Hòa (PHR) dự kiến lợi nhuận sau thuế hơn 382 tỷ đồng trong quý IV
HĐQT CTCP Cao su Phước Hòa (PHR – sàn HOSE) vừa thông qua kế hoạch kinh doanh quý IV/2020.
Theo đó, tổng doanh thu công ty mẹ dự kiến đạt 1.250,48 tỷ đồng, bằng 50,84% kế hoạch năm, trong đó doanh thu kinh doanh cao su chiếm tỷ trọng 39,17%, dự kiến ở mức 489,77 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước và sau thuế trong quý IV/2020 ước đạt 450,85 tỷ đồng và 382,8 tỷ đồng, tương ứng bằng 39,27% và 41,72% kế hoạch năm.
Về kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020, PHR cho biết, tổng doanh thu công ty mẹ ghi nhận ở mức 1.209,2 tỷ đồng, đạt xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái và mới hoàn thành 49,16% kế hoạch cả năm (2.459,68 tỷ đồng). Lợi nhuận trước thuế đạt 661,93 tỷ đồng, tăng 26,46% so với cùng kỳ và hoàn thành 60,73% mục tiêu năm (hơn 1.148 tỷ đồng).
Video đang HOT
Bên cạnh đó, HĐQT Công ty cũng thống nhất định hướng một số chỉ tiêu chính để xây dựng kế hoạch năm 2021, cụ thể sản lượng khai thác dự kiến 9.600 tấn, sản lượng thu mua 12.000 tấn, sản lượng chế biến 21.600 tấn, giá bán bình quân là 33 triệu đồng/tấn.
Ngoài ra, Cao su Phước Hòa còn thông qua một số tờ trình đối với công ty mẹ và các công ty con. Trong đó, công ty mẹ xin chủ trương làm chủ đầu tư trực tiếp 2 Khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Hội Nghĩa và Bình Mỹ.
Về phía công ty con, đáng chú ý là việc thống nhất thông qua việc điều chỉnh vốn chủ sở hữu tham gia thực hiện Dự án trồng cao su tại tỉnh Kampong Thom – Vương quốc Camphuchia.
Trên thị trường, cổ phiếu PHR vẫn duy trì sắc xanh sau phiên tăng mạnh hôm qua (10/11) khi tạm chốt phiên sáng 11/11 tại mức giá 61.100 đồng/CP, tăng 0,5% với khối lượng khớp lệnh hơn 0,82 triệu đơn vị.
Lỗ liên tiếp, Tổng Công ty Sông Hồng mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu, không có khả năng trả nợ
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, tổng doanh thu toàn Tổng công ty cổ phần Sông Hồng năm 2019 là 68 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của Tổng công ty tiếp tục âm 72,8 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2019 toàn Tổng công ty là âm 666 tỷ đồng.
Bộ Tài chính vừa có báo cáo đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cổ phần Sông Hồng.
Theo báo cáo tài chính Công ty mẹ, tổng doanh thu năm 2019 của Công ty mẹ đạt 34 tỷ đồng, giảm 178,9 tỷ đồng, tương ứng giảm 83,8%.
Năm 2019, Tổng công ty tiếp tục bị lỗ 65 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh thua lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu của Sông Hồng âm 645,6 tỷ đồng, mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán, tổng doanh thu toàn Tổng công ty năm 2019 là 68 tỷ đồng, giảm 70% so với tổng doanh thu năm 2018. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2019 của Tổng công ty tiếp tục âm 72,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 973 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu năm 2019 toàn Tổng công ty là âm 666 tỷ đồng.
Tổng công ty cổ phần Sông Hồng mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bộ Tài chính nhận định, Tổng công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (dưới 1 năm). Nợ ngắn hạn của Công ty mẹ tại ngày 31/12/2019 là 1.117 tỷ đồng, cao hơn số dư tài sản ngắn hạn (tài sản ngắn hạn tại ngày 31/12/2019 là 505,2 tỷ đồng). Tổng công ty đang bị mất cân đối tài chính, một phần nợ ngắn hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục.
Về hiệu quả hoạt động đầu tư, theo báo cáo của Bộ Tài chính, tại ngày 31/12/2019, Sông Hồng có số dư đầu tư tài chính tại 30 Công ty với tổng số tiền là 284 tỷ đồng; cổ tức được chia năm 2019 là 1,4 tỷ đồng; tỷ suất sinh lời rất thấp là 0.5%.
"Trong số 30 doanh nghiệp Sông Hồng có góp vốn đầu tư, Tổng công ty phải thực hiện trích lập dự phòng đầu tư tài chính tại 22 đơn vị với tổng số tiền là 221 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các khoản đầu tư tại công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Điều này cho thấy hoạt động đầu tư ra ngoài của Sông Hồng không có hiệu quả", Bộ Tài chính đánh giá.
Theo Bộ Tài chính, tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh, đầu tư của Sông Hồng rất khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Tổng công ty.
Đến thời điểm ngày 31/12/2019, Sông Hồng bị mất toàn bộ vốn đầu tư của chủ sở hữu, số lỗ lũy kế lớn và không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn; vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty không được bảo toàn.
Bộ Tài chính đề nghị Bộ Xây dựng chỉ đạo Người đại diện vốn nhà nước tại Tổng công ty khẩn trương xây dựng các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, triển khai tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu các khoản đầu tư, cân đối dòng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì hoạt động liên tục của Tổng công ty.
Becamex (BCM) sắp chi hơn 400 tỷ đồng trả cổ tức cho cổ đông Cổ phiếu BCM của Becamex đã tăng 40% sau 2 tháng chuyển sàn. Ngày 26/11 tới đây Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex - mã chứng khoán BCM) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 4%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu...