Cao su Đồng Phú (DPR): Kế hoạch lãi 177 tỷ đồng năm 2020, riêng quý 1 báo lãi trước thuế 21 tỷ đồng
Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2020 của Cao su Đồng Phú giảm hơn 28% so với cùng kỳ.
CTCP Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR) công bố báo cáo thường niên năm 2019. Là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực trồng cây cao su, năm 2019 vừa qua số liệu trên BCTC hợp nhất đã kiểm toán thể hiện, doanh thu thuần đạt 1.033 tỷ đồng, xấp xỉ bằng cùng kỳ. Do giá vốn cao nên lợi nhuận sau thuế còn 191 tỷ đồng, giảm 108,7% so với năm 2019. Trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 183 tỷ đồng. EPS đạt 4.558 đồng.
Về sản lượng, tổng diện tích khai thác cả năm 2019 đạt 6.099 ha, giảm 5,7% so với năm 2018 nhưng cũng đã hoàn thành kế hoạch được giao. Tổng sản lượng khai thác đạt 12.954 tấn, giảm 4,8% so với cùng kỳ. Giá bán bình quân 33,4 triệu đồng/tấn, tăng 1,52% so với năm trước đó và cũng tăng 1,2% so với kế hoạch.
Năm 2020 Cao su Đồng Phú đặt mục tiêu sản lượng khai thác tiếp tục giảm hơn 6% so với năm 2019, còn 12.200 tấn. Sản lượng thu mua cũng giảm gần 23% xuống còn 2.500 tấn. Giá bán bình quân dự kiến giảm 5,7% so với năm 2019, còn 31,5 triệu đồng/tấn.
Với những dự đoán trên, Cao su Đồng Phú đề ra kế hoạch tổng doanh thu năm 2020 đạt hơn 721 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến giảm khoảng 28,4% so với cùng kỳ, ở mức 177,2 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó Cao su Đồng Phú đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu thuần đạt 67,5 tỷ đồng giảm hơn nửa so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận trước thuế đạt 21 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 17 tỷ đồng.
Với kết quả đó, Cao su Đồng Phú còn cách rất xa chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến đặt ra cho năm 2020.
Mai Nguyễn
VCBS: "VN-Index tăng trong năm 2020 nhưng sẽ phân hóa và chọn lọc hơn"
VCBS dự báo mức cao nhất trong năm 2020 của các chỉ số chính được dự báo tăng khoảng 5-10% so với đỉnh của năm 2019.
Trong báo cáo chiến lược thị trường năm 2020 được công bố, CTCK Vietcombank (VCBS) kỳ vọng năm 2020, bối cảnh kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, trong đó điểm sáng là tăng trưởng kinh tế ở mức khả quan với các yếu tố lạm phát, tỷ giá đều được điều hành linh hoạt và kiểm soát chặt chẽ. Cùng với đó, áp lực tăng lãi suất huy động trên thị trường dù vẫn tồn tại nhưng không mạnh bằng năm 2019.
Trên cơ sở đó, VCBS kỳ vọng quy mô thị trường chứng khoán tiếp tục có sự phát triển trong năm 2020, dù với tốc độ tăng trưởng có thể chậm lại so với năm 2019 nhưng sự tăng trưởng mang tính phân hóa và chọn lọc hơn.
Mức cao nhất trong năm 2020 của các chỉ số chính được dự báo tăng khoảng 5-10% so với đỉnh của năm 2019. Thanh khoản (bao gồm cả giao dịch khớp lệnh và giao dịch thỏa thuận trên cả HSX và HNX) cũng có sự cải thiện tích cực so với năm 2019, theo đó cả Khối lượng giao dịch trung bình phiên và Giá trị giao dịch trung bình phiên được kỳ vọng tăng ~10% yoy.
VCBS cho rằng xu hướng chung các chỉ số trong năm 2020 sẽ có sự tương đồng nhất định với năm 2019. Cụ thể, diễn biến chủ đạo trong năm 2019 của VN-Index là dao động trong biên độ tương đối lớn khoảng 150 điểm. Trong năm 2020, VCBS cho rằng VN-Index sẽ có xu hướng vận động quanh một "nền" giá cao hơn nhưng biên độ dao động cũng sẽ gia tăng và nằm trong khoảng 170-180 điểm, còn HNX-Index sẽ dao động trong vùng 105-110 điểm.
Đầu tư nhóm cổ phiếu nào trong năm 2020?
Theo VCBS, tâm điểm trong năm 2020 sẽ là sự "thay đổi" để thích nghi và tồn tại với bối cảnh mới. Cụ thể, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Với đặc thù cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực của Việt Nam như hiện tại, VCBS cho rằng Việt Nam sẽ nghiêng nhiều hơn về hướng đón nhận những nhóm ngành thâm dụng lao động. Theo đó, sự cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường lao động sẽ khiến đà tăng trưởng của các doanh nghiệp phần nào bị hạn chế trong ngắn hạn nhưng cũng đồng thời thúc đẩy quá trình đổi mới và sàng lọc mô hình kinh doanh để tạo ra tăng trưởng thực chất trong dài hạn.
Dù nhìn nhận các doanh nghiệp sẽ tiếp tục có sự phân hóa trong năm 2020, VCBS vẫn kỳ vọng vào một số nhóm doanh nghiệp với lợi thế đặc thù sẽ có chuyển biến tích cực vượt hơn so với phần còn lại trên thị trường.
1. Những doanh nghiệp tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi và được hưởng lợi từ hoạt động chuyển dịch sản xuất do tác động của chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, tiêu biểu là nhóm cảng biển - logistics. Đây là những nhóm ngành phụ trợ cho hoạt động chuyển dịch hoạt động sản xuất từ Trung Quốc - nơi hàng hóa xuất khẩu đang là mục tiêu bị đánh thuế từ Mỹ - sang các quốc gia có chi phí nhân công cạnh tranh hơn trong đó có Việt Nam.
2. Nhóm doanh nghiệp phát triển bất động sản triển khai dự án xung quanh các đô thị loại 1. Trong bối cảnh sức tiêu thụ ở nhiều phân khúc trên thị trường bất động sản ở các trung tâm kinh tế đầu tàu của cả nước (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng,...) đang phần nào chững lại, những chủ đầu tư tập trung khai thác xu hướng đô thị hóa của các thành phố loại 1 và hướng đến phục vụ nhu cầu ở thực sẽ có ưu thế lớn hơn. Thêm vào đó, các nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp cũng có xu hướng xây dựng các dự án hỗn hợp nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn là nguồn lực tài chính dồi dào với tầm nhìn phát triển dự án bài bản, dài hạn.
3. Ngoài ra, cũng không thể không kể đến nhóm doanh nghiệp với "câu chuyện riêng" liên quan đến tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài, mua bán sáp nhập, niêm yết mới,...
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Quý I/2020, Tôn Hoa Sen ước lãi gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước Trong quý I niên độ 2019-2020, Tập đoàn Hoa Sen ước lãi sau thuế ở mức 170 tỷ đồng, gấp 2,8 lần cùng kỳ năm trước... Ảnh: QH. Ngày 06/01/2020, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) công bố thông tin về kết quả kinh doanh quý I niên độ tài chính 2019-2020. Theo đó, Tôn Hoa Sen ước doanh thu và lợi...