Cao su Đồng Phú (DPR) chốt quyền nhận tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 25%
Kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2020 Cao su Đồng Phú lãi trước thuế 166 tỷ đồng, hoàn thành 93% kế hoạch năm.
Ngày 18/12 tới đây CTCP Cao su Đồng Phú (mã chứng khoán DPR) sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền tỷ lệ 25%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 2.500 đồng. Thời gian thanh toán vào 31/3/2021.
Như vậy Cao su Đồng Phú sẽ chi khoảng 100 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt này cho cổ đông.
Trước đó Cao su Đồng Phú đã công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020 với doanh thu thuần đạt 632 tỷ đồng, tăng nhẹ so với doanh thu 624 tỷ đồng đạt được 9 tháng đầu năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế đạt 165,7 tỷ đồng, hoàn thành trên 93% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 130 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt hơn 117 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tính đến 30/9/2020 Cao su Đồng Phú còn 197 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn khoản 1.119 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển và hơn 147 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Diễn biến giá cổ phiếu DPR trong 1 năm gần đây.
Ngành dầu mỏ đối mặt với tình trạng sụt giảm đầu tư chưa từng thấy
Theo phân tích của Rystad Energy, với giá dầu Brent ở mức thấp nhất trong 20 năm qua, doanh thu từ lĩnh vực dầu mỏ năm 2020 có thể giảm 40% so với năm 2019.
Toàn cảnh một mỏ dầu ở Libya. (Ảnh: AA/TTXVN)
Cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm rung chuyển các thị trường dầu mỏ và giáng một đòn mạnh vào các nhà sản xuất năng lượng.
Theo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường năng lượng Rystad Energy, với giá dầu Brent ở mức thấp nhất trong 20 năm qua, doanh thu từ lĩnh vực dầu mỏ năm 2020 có thể giảm 40% so với năm 2019.
Rystad Energy cũng lưu ý đến sự sụt giảm nhu cầu năng lượng, khiến các công ty lớn phải cắt giảm chi tiêu của họ. Do đó, đầu tư của ngành năng lượng có thể giảm 25% trong nửa đầu năm 2020 xuống còn 410 tỷ USD.
Các nhà sản xuất trước tiên sẽ cắt giảm chi tiêu cho các dự án thăm dò, tìm kiếm những giếng dầu mới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết các khoản kinh phí bị giảm cũng liên quan đến những khó khăn trong việc di chuyển nhân viên và thiết bị đến các khu vực mà nhà đầu tư mong muốn.
Sự suy giảm đầu tư sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong ngắn hạn, điều này sẽ gây thiệt hại cho các quốc gia có nền kinh tế chủ yếu dựa vào dầu mỏ. Ngân sách của những nước này, vốn được xây dựng dựa trên doanh thu liên quan tới hoạt động khoan giếng dầu mới và giá trị của mỗi thùng dầu, phải được đánh giá lại.
Gabon là một ví dụ. Quốc gia nhỏ bé ở Trung Phi này đang chứng kiến sự "bốc hơi" trong doanh thu từ những giếng dầu ngoài khơi vừa bắt đầu đi vào sản xuất.
Về lâu dài, sự sụt giảm đầu tư đặt ra câu hỏi về khả năng của các nhà sản xuất trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng vẫn rất cao từ thị trường.
Theo IEA, nếu hoạt động đầu tư duy trì ở mức của năm 2020 trong vòng năm năm tới, nguồn cung dự báo ban đầu cho năm 2025 sẽ giảm gần 9 triệu thùng/ngày. Sự cân bằng giữa cung và cầu có thể bị đảo lộn, khi các nhà sản xuất gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trong khi đó, quyết định đóng cửa các giếng dầu mà một số nhà khai thác đưa ra vào thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng làm phức tạp thêm tình hình.
Động thái này không những khiến năng suất của họ giảm sút, mà việc khởi động lại hoạt động khai thác cũng rất tốn kém. Chính vì vậy, một số mỏ dầu cũ có năng suất thấp nhưng đòi hỏi chi phí vận hành tương đối cao có thể sẽ bị đóng cửa vĩnh viễn./.
Vissan (VSN) hưởng lợi từ giá thịt heo tăng nhưng giá cổ phiếu vẫn diễn biến chậm CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, mã chứng khoán VSN - UPCoM) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2020 dự kiến tổ chức ngày 18/6 tới đây. Doanh nghiệp dự kiến dịch tả heo châu Phi sẽ làm cho ngành chăn nuôi heo phục hồi chậm, việc tái đàn cần thời gian dài. Do đó, nguồn...