Cao su Đà Nẵng (DRC) và Cao su Miền Nam (CSM): Thách thức hàng tồn và bài toán đầu ra
Nhóm doanh nghiệp cao su công nghiệp vừa có một quý đầu năm khởi sắc, nhưng đà tăng này khó giữ được từ quý II.
Quý I hưởng lợi từ giá cao su giảm
Hai doanh nghiệp đầu ngành cao su công nghiệp là CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) và CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam (CSM) vừa báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu năm 2020 với kết quả rất tích cực.
Cụ thể, DRC báo lãi sau thuế 37,441 tỷ đồng, tăng trưởng 121,82% so với cùng kỳ. Còn CSM ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận tới 525%, với 12,7 tỷ đồng.
Đà tăng trưởng này là nhờ giá cao su thiên nhiên – nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (chiếm từ 80 – 84% giá vốn) của hai doanh nghiệp này đã giảm tới 21% so với hồi đầu năm nay, từ mức 176 JPY/kg xuống còn 139 JPY/kg và thấp hơn nhiều so với mức 180 – 240 JPY/kg của cùng kỳ năm ngoái.
Đối với DRC, biên lợi nhuận gộp quý I được cải thiện 14,72%, tăng mạnh so với mức 9,73% cùng kỳ năm 2019. Biên lợi nhuận ròng theo đó tăng từ 2,05% lên mức 4,66%.
Tương tự, tại CSM, biên lợi nhuận gộp tăng từ mức 9,73% trong quý I/2019 lên 15,48% trong quý I năm nay; biên lợi nhuận ròng tăng từ 0,24% lên mức 1,34%.
Thách thức lớn trước mắt
Thị giá cổ phiếu CSM từ mức 13.500 đồng/cổ phiếu ở phiên 31/3 hiện đã tăng lên 16.200 đồng/cổ phiếu trong phiên đầu tuần này (27/4).
Cùng thời gian, thị giá DRC đã phục hồi từ 14.550 đồng/cổ phiếu lên 18.550 đồng/cổ phiếu. Đà tăng này ngoài yếu tố hứng khởi của thị trường chung thì còn xuất phát từ những thông tin tích cực về hiệu quả kinh doanh quý I.
Nhưng nhìn về triển vọng kinh doanh 2020, nhiều thách thức lớn đang hiện hữu với cả hai doanh nghiệp này.
Video đang HOT
Sản phẩm chủ lực của CSM là lốp ô tô và máy kéo (chiếm 56% doanh thu 2019); lốp xe máy (chiếm 12%), săm xe máy (chiếm 12%).
Trong khi đó, sản phẩm chính của DRC là săm lốp, yếm ô tô (chiếm 85,44% doanh thu), săm lốp xe máy (chiếm 9,36% doanh thu), săm lốp xe đạp (chiếm 4,87%).
Trong cơ cấu doanh thu của CSM năm ngoái, có tới 54% đóng góp từ thị trường nội địa, 39% từ thị trường xuất khẩu; còn tại DRC, 57,09% doanh thu đến từ thị trường nội địa, gần 43% đến từ xuất khẩu (chủ yếu xuất khẩu sang châu Mỹ, châu Á).
Như vậy, có thể thấy, thị trường tiêu thụ chính của nhóm cao su công nghiệp vẫn là trong nước và liên quan tới lĩnh vực ô tô, xe máy, trong khi ngành công nghiệp này đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.
Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong quý I/2020, cả nước bán ra 52.557 ô tô các loại, giảm 32,8% so với cùng kỳ.
Trong đó, xe lắp ráp trong nước đạt 33.174 xe, giảm 28% so với cùng kỳ và xe nhập khẩu đạt 19.383 xe, giảm 39% so với cùng kỳ. Mới đây, các hãng xe như Ford, Toyota, Honda, TC Motor (lắp ráp xe Hyundai), VinFast, Nissan, Yamaha đã công bố tạm ngưng hoạt động sản xuất ô tô, xe máy tại Việt Nam.
Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới sức mua trong nước, cũng như doanh số bán ra buộc các nhà sản xuất phải giảm công suất để chờ dịch qua đi, cũng như khôi phục lại sức mua.
Đối với khu vực châu Âu, Mỹ, sau khi phong toả chống dịch, nền kinh tế các khu vực này cũng dần mở cửa một phần, tuy nhiên, sức mua với các sản phẩm ô tô cũng có dấu hiệu suy giảm và chưa rõ thời điểm hồi phục.
Bài toán tiêu thụ sẽ là thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp phụ trợ như cao su công nghiệp trong thời gian tới.
Tại DRC, lượng tiền mặt tại quỹ tính tới 31/3/2020 chỉ là 17,6 tỷ đồng, chiếm 0,66% tổng tài sản, trong khi tồn kho lên tới 1.116 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn là 222,9 tỷ đồng. Tổng vay nợ của Công ty là 693,3 tỷ đồng, chiếm 26% tổng nguồn vốn.
Trong khi đó, CSM có lượng tiền mặt tính tới 31/3/2020 là 148,1 tỷ đồng. Song tồn kho cũng rất lớn, lên tới 1.173,4 tỷ đồng, chiếm 30,7% tổng tài sản; khoản phải thu ngắn hạn là 808,8 tỷ đồng, chiếm 21,2% tổng tài sản. Tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn lên tới 2.160 tỷ đồng, chiếm tới 56,5% tổng nguồn vốn.
Sức khỏe tài chính của hai doanh nghiệp đầu ngành cao su công nghiệp không được đánh giá cao trong giai đoạn “tiền mặt là vua”. Về trung và dài hạn, nếu gặp khó khăn trong việc tiêu thụ, DRC sẽ gặp áp lực lớn về dòng tiền.
Hạc Hiên
Hưởng lợi giá nguyên liệu giảm, doanh nghiệp săm lốp lãi quý I tăng mạnh
Giá cao su thiên nhiên, giá dầu giảm khiến giá nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp săm lốp giảm. Cao su Đà Nẵng báo lãi quý I gấp 2,2 lần, Casumina lãi gấp hơn 6 lần so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng doanh thu Cao su Đà Nẵng và Casumina.
Theo BCTC quý I, Cao su Đà Nẵng ( HoSE: DRC ) ghi nhận doanh thu thuần đạt 803 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm mạnh hơn với gần 8% đã giúp lãi gộp tăng 47,5% đạt 118 tỷ đồng. Biên lãi gộp tăng từ 9,7% lên 14,5%. Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế đạt 37,4 tỷ đồng, gấp 2,2 lần cùng kỳ. Công ty cho biết nguyên nhân chủ yếu là giá mua nguyên vật liệu giảm.
Tương tự, Công ty công nghiệp cao su miền Nam (Casumina, HoSE: CSM ) công bố BCTC quý I với lợi nhuận sau thuế 12,7 tỷ đồng, gấp hơn 6 lần cùng kỳ. Doanh thu đạt 944 tỷ đồng, tăng 11% cùng kỳ nhờ tăng xuất khẩu. Tuy nhiên, giá vốn chỉ tăng 7%, thấp hơn mức tăng doanh thu do sản lượng tăng và chính sách tiết kiệm. Theo đó, lãi gộp tăng 43% đạt 146 tỷ đồng. Biên lãi gộp đạt 15,4%, cải thiện so với con số 12% cùng kỳ năm trước.
Không kém cạnh, Cao su Sao Vàng ( HoSE: SRC ) cũng đạt lợi nhuận sau thuế 7,4 tỷ đồng, gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp cho biết, doanh thu bán hàng trong kỳ giảm do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Song giá vốn giảm mạnh hơn khi giá vật tư đầu vào giảm nên lợi nhuận tăng. Biên lãi gộp tăng từ 15,4% lên 21,5%.
Đơn vị: tỷ đồng
Với các doanh nghiệp sản xuất săm, lốp, nguyên vật liệu chính cấu thành nên sản phẩm là cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, than đen, hóa chất, bố thép, vải mành...Giá cao su tự nhiên kỳ hạn trên thị trường Tokyo đã ghi nhận mức thấp kỷ lục 130 JPY/kg vào đầu tháng 4 do lo ngại sự tăng trưởng chậm chạm của nhu cầu ở Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới, trước ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Nguồn: tradingeconomics.com
Mặt khác, giá dầu cũng trong xu hướng giảm trước ảnh hưởng của dịch bệnh và cuộc chiến giá dầu giữa Nga với Arab Saudi. Giá dầu Brent lao dốc mạnh từ đầu tháng 2 và đạt mức thấp nhất trong vòng 4 năm (15,9 USD/thùng tại thời điểm 31/3).
Nguồn: tradingeconomics.com
Theo Trung tâm Phân tích chứng khoán SSI (SSI Research), xu hướng giảm giá dầu gây áp lực giảm giá đối với các nguyên liệu thô khác của doanh nghiệp săm lốp như cao su tổng hợp, than đen và hóa chất.
Những kế hoạch trái chiều
Dẫu đạt được kết quả kinh doanh tăng mạnh trong quý I nhưng Cao su Đà Nẵng dự đoán quý II suy giảm khá mạnh. Công ty ước tính giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế quý II đạt 541 tỷ đồng, giảm 33% so với quý I và giảm 50% so cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh thu tiêu thụ cũng giảm 21% so quý I và giảm 43% so cùng kỳ xuống 652 tỷ đồng; lãi trước thuế 37,7 tỷ đồng, giảm 19% so quý I và giảm 58% so cùng kỳ.
Theo báo cáo thường niên, lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định năm 2020 sẽ còn khó khăn hơn nhiều so với năm 2019 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, luật thuế chống bán phá giá sản phẩm săm lốp Trung Quốc của chính phủ Brazil sẽ hết hiệu lực vào tháng 5, các hãng lốp xe lớn của Trung Quốc đã chuyển nhà máy sản xuất sang khu vực Đông Nam Á. Vì vậy, kế hoạch kinh doanh gồm tổng doanh thu 4.360,6 tỷ đồng, tăng 8%; lợi nhuận trước thuế 280 tỷ đồng, giảm 11%.
Cao su Sao Vàng cũng lên kế hoạch doanh thu năm 2020 đạt 916 tỷ đồng, giảm 1%; lợi nhuận trước thuế là 21 tỷ đồng, giảm 59%.
Ngược lại, Casumina lại đề ra kế hoạch khá tham vọng, doanh thu năm 2020 ước 4.992 tỷ đồng, tăng 14%; lãi trước thuế 150 tỷ đồng, tăng 230% so với thực hiện 2019. Lãnh đạo công ty cho rằng năm 2020 khó khăn nhưng vẫn có những thuận lợi để tận dụng. Đó là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Eu (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7; chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng và ngành sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước; cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ do tác động chính sách thương mại và dịch bệnh đối với sản phẩm Trung Quốc.
Xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu của Cao su Đà Nẵng và Casumina với lần lượt là 43% và 39%. Chiến lược của Cao su Đà Nẵng là tập trung đánh mạnh vào các thị trường mà tại đó Trung Quốc gặp khó khăn do vấp phải hàng rào thuế quan như Mỹ, châu Âu và Ấn Độ. Trong khi đó, các thị trường chính của Casumina gồm Đông Nam Á, châu Âu và Mỹ.
Với diễn biến dịch bệnh như hiện nay, các thị trường xuất khẩu của cả Cao su Đà Nẵng và Casumina đều bị ảnh hưởng, khả năng cao doanh thu xuất khẩu trong quý II bị giảm mạnh.
Cao su Sao Vàng có doanh thu xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 19% tổng doanh thu năm 2019 sang một vài thị trường như Campuchia và Malaysia.
Ngọc Điểm
Cao su Đà Nẵng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% HĐQT Công ty CP Cao su Đà Nẵng (HoSE: DRC) vừa thông qua phương án tạm ứng cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt, tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu nhận được 500 đồng). Với gần 119 triệu cổ phiếu đang lưu hành, công ty dự chi 59,4 tỷ đồng để trả cổ tức. Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (mã...